Hồ sơ xin cấp chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng bao gầm những loại giấy tờ gì? Khi xin cấp chứng nhận năng lực xây dựng thì cần đáp ứng những điều kiện gì? Cần lưu ý gì khi tiến hành làm thủ tục xin cấp giấy chứng nhận năng lực? Đây là những thắc mắc của bạn đọc gửi đến Luật Sư X trong thời gian gần đây. Sau đây Luật Sư X mời bạn đọc tham khảo bài viết để có lời giải đáp nhé.
Căn cứ pháp lý
Nội dung tư vấn
Điều kiện xin cấp chứng chỉ năng lực xây dựng
Chứng chỉ năng lực xây dựng thực tế là bản đánh giá năng lực sơ lược do Bộ Xây Dựng; Sở Xây dựng với các tổ chức, đơn vị tham gia vào hoạt động xây dựng của cá nhân cấp. Chứng chỉ này sẽ ghi ra điều kiện, quyền hạn của tổ chức; đơn vị tham gia hoạt động xây dựng trên lãnh thổ Việt Nam. Để được cấp chúng chỉ, cá nhân, tốc chức cần đáp ứng:
- Đã có giấy đăng ký kinh doanh hợp pháp hoặc quyết định thành lập đơn vị, doanh nghiệp
- Đối tượng tham gia hoạt động xây dựng là những cá nhân đảm nhận chức danh quan trọng, chủ chốt phải có hợp đồng lao động với tổ chức; đơn vị đang đề nghị được cấp chứng chỉ năng lực xây dựng.
- Đối với các dự án, công trình mang tính chất đặc thù thì đối tượng tham gia chủ chốt; chức danh quan trọng phải có chứng chỉ hành nghệ tương ứng với đúng công việc đang thực hiện.
- Đối tượng này phải được bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên môn phù hợp với lĩnh vực của công trình, dự án.
- Là những dự án, công trình như nhà mát sản xuất hóa hóa chất độc hại; vật liệu nổ hay nhà máy điện hạt nhân….
Khi đã đáp ứng được điều kiện xin cấp, cá nhân; tổ chức tiến hành làm Hồ sơ xin cấp chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng.
Hồ sơ xin cấp chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng
Đơn đề nghị cấp chứng chỉ năng lực xây dựng theo mẫu;
Quyết định thành lập tổ chức trong trường hợp có quyết định thành lập;
Đối với tổ chức đề nghị cấp chứng chỉ năng lực khảo sát địa chất công trình
Quyết định công nhận phòng thí nghiệm chuyên ngành xây dựng của tổ chức; hoặc hợp đồng nguyên tắc về việc liên kết thực hiện công việc thí nghiệm phục vụ khảo sát xây dựng với phòng thí nghiệm chuyên ngành xây dựng được công nhận;
Chứng chỉ hành nghề kèm theo bản kê khai và tự xác định hạng chứng chỉ; hoặc kê khai mã số chứng chỉ hành nghề trong trường hợp đã được cấp chứng chỉ hành nghề được cấp theo quy định của Luật Xây dựng 2020. Của các chức danh yêu cầu phải có chứng chỉ hành nghề; các văn bằng được đào tạo của cá nhân tham gia thực hiện công việc;
Chứng chỉ năng lực đã được cơ quan có thẩm quyền cấp trong trường hợp đề nghị điều chỉnh hạng chứng chỉ năng lực;
Trong trường hợp thi công công tác xây dựng chuyên biệt
Đã thực hiện theo nội dung kê khai đối với tổ chức thi công xây dựng hạng I, hạng II: Hợp đồng; Biên bản nghiệm thu hoàn thành thi công xây dựng hạng mục công trình, công trình xây dựng hoặc bộ phận công trình.
Bản danh sách các cá nhân chủ chốt, nhân viên, công nhân kỹ thuật có liên quan; kèm theo văn bằng, chứng chỉ, của các cá nhân, hợp đồng lao động của các cá nhân chủ chốt.
Đối với tổ chức khảo sát xây dựng
Cần có lập thiết kế quy hoạch xây dựng; thiết kế; thẩm tra thiết kế xây dựng; tư vấn quản lý dự án đầu tư xây dựng; tư vấn giám sát thi công xây dựng hạng I; hạng II: Hợp đồng và Biên bản nghiệm thu công việc đã thực hiện theo nội dung kê khai;
Nơi nộp hồ sơ xin cấp chứng chỉ năng lực xây dựng
Hồ sơ đã chuẩn bị đầy đủ thì tiến hành bước nộp. Hồ sơ được nộp tại:
- Cơ quan chuyên môn thuộc Bộ Xây dựng cấp chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng hạng I
- Sở Xây dựng cấp chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng hạng II; hạng III đối với tổ chức có trụ sở chính tại địa bàn hành chính thuộc phạm vi quản lý của mình.
Chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng của tổ chức có hiệu lực tối đa trong thời hạn 05 năm. Trong thời hạn 20 ngày kể từ ngày có thay đổi; hết hiệu lực thì phải làm thủ tục cấp lại.
Bạn đọc có thể quan tậm:
- Mẫu đơn đề nghị cấp giấy phép xây dựng mới nhất
- Thủ tục xin cấp giấy phép xây dựng cho nhà ở riêng lẻ
Một số lưu ý khi làm hồ sơ xin cấp chứng chỉ năng lực xây dựng
Cá nhân là người xin cấp chứng chỉ thì phải chủ chốt; phải có hợp đồng lao động với tổ chức đề nghị cấp chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng. Thời gian từ 12 tháng trở lên, giữ vai trò chủ nhiệm; chủ trì; giám sát trưởng; chỉ huy trưởng công trường.
Mỗi cá nhân được tham gia hoạt động xây dựng với nhiều tổ chức khác nhau. Nhưng chỉ thực hiện vai trò chủ chốt tại một Tổ chức.
Hạng I phải có ít nhất 3 người đủ điều kiện năng lực. Làm chỉ huy trưởng công trường hạng I cùng loại công trình xây dựng.
Hạng II phải có ít nhất 2 người đủ điều kiện năng lực. Làm chỉ huy trưởng công trường hạng II cùng loại công trình xây dựng.
Hạng III phải có ít nhất 1 người đủ điều kiện năng lực. Làm chỉ huy trưởng công trường hạng III cùng loại công trình xây dựng.
Liên hệ Luật Sư X
Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của Luật Sư X về vấn đề. Mong rằng những thông tin chúng tôi cung cấp thực sự hữu ích dành cho bạn đọc.
Để sử dụng dịch vụ Luật Sư mời quý khách liên hệ: 0833102102
Câu hỏi thường gặp
– Lệ phí cấp chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng lần đầu cho cá nhân: 300.000 nghìn đồng/chứng chỉ.
– Mức thu lệ phí cấp lại, cấp bổ sung, điều chỉnh, chuyển đổi bằng 50% mức thu lệ phí cấp lần đầu.
Hồ sơ xin cấp chứng chỉ năng lực xây dựng đối với lĩnh vực khảo sát xây dựng ở Hạng I:
– Có ít nhất 3 (ba) người có chứng chỉ hành nghề khảo sát xây dựng hạng I phù hợp.
– Có ít nhất 10 (mười) người trong hệ thống quản lý chất lượng của tổ chức khảo sát xây dựng có chuyên môn, nghiệp vụ phù hợp với loại hình khảo sát xây dựng đăng ký cấp chứng chỉ năng lực.
– Đã thực hiện khảo sát xây dựng ít nhất 1 (một) dự án nhóm A; 1 (một) công trình cấp I hoặc 2 (hai) dự án nhóm B hoặc 2 (hai) công trình cấp II trở lên cùng loại hình khảo sát.
Đối với hồ sơ xin cấp lại/bổ sung/điều chỉnh chứng chỉ năng lực xây dựng bạn cần:
– Đơn đề nghị xin cấp lại/bổ sung/điều chỉnh chứng chỉ năng lực xây dựng
– Chứng chỉ năng lực xây dựng cũ
– Những giấy tờ hồ sơ tài liệu như bình thường
Phạm vi hoạt động trong chứng chỉ năng lực xây dựng đối với lĩnh vực khảo sát xây dựng là:
Hạng I: Được thực hiện khảo sát xây dựng tất cả các dự án và cấp công trình cùng loại;
Hạng II: Được thực hiện khảo sát xây dựng dự án đến nhóm B, công trình đến cấp II cùng loại;
Hạng III: Được thực hiện khảo sát xây dựng dự án đến nhóm C, công trình đến cấp III cùng loại.