Trong hoạt động quản lý nhà nước thì thanh tra là hoạt động không thể thiếu; thanh tra là giai đoạn cuối của quá trình quản lý; có vai trò kiểm định, đánh giá sự hiệu quả của hoạt động quản lý nhà nước. Hãy cùng Luật Sư X tìm hiểu rõ hơn về “Hoạt động thanh tra Nhà nước”.
Căn cứ pháp lý
Khái niệm hoạt động thanh tra nhà nước
Hoạt động thanh tra nhà nước là hoạt động xem xét; đánh giá; xử lý của cơ quan quản lý nhà nước đối với việc thực hiện chính sách; pháp luật; nhiệm vụ kế hoạch của cơ quan, tổ chức, cá nhân; chịu sự quản lý theo quy định của Pháp luật nhằm phòng ngừa phát hiện các vi phạm pháp luật; để bảo vệ lợi ích của nhà nước quyền và lợi ích hợp pháp của các tổ chức; cá nhân.
Đặc điểm của hoạt động thanh tra nhà nước
– Hoạt động thanh tra là hoạt động mang tính chuyên trách; chủ yếu do cơ quan thanh tra nhà nước thuộc hệ thống cơ quan hành chính nhà nước đảm nhiệm.
- Hoạt động chuyên trách là các hoạt động có yêu cầu riêng về chuyên môn nghiệp vụ; hoạt động xét xử của Thẩm phán cũng là hoạt động chuyên trách.
- Chủ thể thực hiện hoạt động đó là những quyển thể đáp ứng được những yêu cầu tiêu chuẩn về chuyên môn nghiệp vụ và hoàn thành nghiệp vụ đó.
– Nội dung của hoạt động thanh tra là việc kiểm tra, xem xét đánh giá; hoạt động của các cơ quan, tổ chức, cá nhân trong việc thực hiện chính sách; pháp luật, nhiệm vụ, kế hoạch Nhà nước, trên cơ sở đó đưa ra kết luận chính thức về vụ việc thanh tra; cũng như những kiến nghị biện pháp xử lý phù hợp với quyền hạn của bộ máy thanh tra.
- Căn cứ để xem xét, kiểm tra, đánh giá thực hiện chính sách, pháp luật
- Mục đích của thanh tra, kiểm tra, xem xét, đánh giá.
Hình thức hoạt động thanh tra nhà nước
Hoạt động thanh tra được tiến hành theo hình thức do pháp luật quy định. Điều 37 Luật Thanh tra năm 2010 quy định cụ thể hình thức thanh tra như sau:
- Hoạt động thanh tra được thực hiện theo kế hoạch, thanh tra thường xuyên hoặc thanh tra đột xuất.
- Thanh tra theo kế hoạch được tiến hành theo kế hoạch đã được phê duyệt.
- Thanh tra thường xuyên được tiến hành trên cơ sở; chức năng, nhiệm vụ của cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành.
- Thanh tra đột xuất được tiến hành khi; phát hiện cơ quan, tổ chức, cá nhân có dấu hiệu vi phạm pháp luật; theo yêu cầu của việc giải quyết khiếu nại, tố cáo, phòng, chống tham nhũng; hoặc do Thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền giao.
Đối tượng của thanh tra nhà nước có quyền gì
1. Đối tượng thanh tra có quyền
a) Giải trình về vấn đề có liên quan đến nội dung thanh tra;
b) Khiếu nại về quyết định, hành vi của người ra quyết định thanh tra, Trưởng đoàn thanh tra, Thanh tra viên, người được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành, cộng tác viên thanh tra, thành viên khác của Đoàn thanh tra trong quá trình thanh tra; khiếu nại về kết luận thanh tra, quyết định xử lý về thanh tra theo quy định của pháp luật về khiếu nại;
c) Yêu cầu bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật.
2. Cá nhân là đối tượng thanh tra có quyền tố cáo về hành vi vi phạm pháp luật; của người ra quyết định thanh tra, Trưởng đoàn thanh tra, Thanh tra viên; người được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành; cộng tác viên thanh tra, thành viên khác của Đoàn thanh tra; theo quy định của pháp luật về tố cáo.
Nghĩa vụ của đối tượng thanh tra
Đối tượng của hoạt động thanh tra nhà nước có nghĩa vụ sau:
1. Chấp hành quyết định thanh tra.
2. Cung cấp kịp thời, đầy đủ, chính xác thông tin, tài liệu theo yêu cầu của người ra quyết định thanh tra, Trưởng đoàn thanh tra, Thanh tra viên, người được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành, cộng tác viên thanh tra, thành viên khác của Đoàn thanh tra và phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác, trung thực của thông tin, tài liệu đã cung cấp.
3. Thực hiện yêu cầu, kiến nghị, kết luận thanh tra, quyết định xử lý của người ra quyết định thanh tra, Trưởng đoàn thanh tra, Thanh tra viên, người được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành, cộng tác viên thanh tra, thành viên khác của Đoàn thanh tra và cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Quyết định hoạt động thanh tra nhà nước cần những căn cứ gì
Việc ra quyết định thanh tra phải có một trong các căn cứ sau đây:
1. Kế hoạch thanh tra;
2. Theo yêu cầu của Thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước;
3. Khi phát hiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật;
4. Yêu cầu của việc giải quyết khiếu nại, tố cáo, phòng, chống tham nhũng.
Thông tin liên hệ
Trên đây là quan điểm của Luật Sư X. Để biết thêm thông tin chi tiết vui lòng liên hệ qua hotline: 0833 102 102. Hoặc qua các kênh sau:
Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
Luật Thanh tra năm 2010 không đưa ra khái niệm về đối tượng thanh tra, nhưng trong các điều luật khác hoặc các văn bản pháp luật hướng dẫn thi hành đều tiếp cận đối tượng thanh tra là cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân. Việc không đưa ra khái niệm về đối tượng thanh tra và đối tượng có liên quan trong các văn bản pháp luật về thanh tra đã gây khó khăn tới việc xác định nội dung, phạm vi, thời hạn thanh tra; là một trong những nguyên nhân dẫn tới hiện tượng một số đoàn thanh tra mở rộng phạm vi thanh tra, tiến hành kiểm tra, xác minh tới nhiều đơn vị, doanh nghiệp, làm ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất, kinh doanh.
Mục đích hoạt động thanh tra nhằm phát hiện sơ hở trong cơ chế quản lý, chính sách, pháp luật để kiến nghị với cơ quan nhà nước có thẩm quyền biện pháp khắc phục; phòng ngừa, phát hiện và xử lý hành vi vi phạm pháp luật; giúp cơ quan, tổ chức, cá nhân thực hiện đúng quy định của pháp luật; phát huy nhân tố tích cực; góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động quản lý nhà nước; bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân.
Hồ sơ thanh tra do đoàn thanh tra gồm có:
a) Quyết định thanh tra; biên bản thanh tra; báo cáo, giải trình của đối tượng thanh tra; báo cáo kết quả thanh tra;
b) Kết luận thanh tra;
c) Văn bản về việc xử lý, kiến nghị việc xử lý;
d) Tài liệu khác có liên quan.