Hỏi cung bị can là người nước ngoài như thế nào?

bởi Việt Hoàng
Hỏi cung bị can là người nước ngoài như thế nào?

Ở bài viết trước; Chúng ta đã cùng nhau tìm hiểu về vấn đề: Hỏi cung bị can khi bị can là người mù chữ; Thế còn việc hỏi cung bị can trong trường hợp bị can là người nước ngoài thì phải xử lý ra sao? Hãy cùng Luật sư X đi tìm giải pháp cho thắc mắc này nhé

Căn cứ pháp lý

  • Bộ luật tố tụng hình sự 2015

Nội dung tư vấn

Hỏi cung bị can là người nước ngoài, vấn đề gian nan

Việc xử lý người nước ngoài phạm tội hết sức gian nan. Trong trường hợp mới chỉ có những thông tin ban đầu về hành vi có dấu hiệu tội phạm có yếu tố nước ngoài; Phải liên hệ với viện kiểm sát nhân dân tối cao để được ủy thác; Chủ động phối hợp với cơ quan có thẩm quyền nước ngoài nhằm xác minh, làm rõ thông tin; Việc bắt giữ, tống đạt quyết định khởi tố đòi hỏi phải có người phiên dịch; Nhưng trên thực tế lại rất khó đáp ứng. Vì vậy, không ít trường hợp; Bị can không nắm được quyền và nghĩa vụ của mình khi tham gia tố tụng hình sự tại Việt Nam.

Việc hỏi cung bị can là người nước ngoài cũng khó khăn khi tốn chi phí cho thông dịch viên vì bị can không biết tiếng Việt

Biện pháp xử lý hỏi cung

Về những cá nhân mang yếu tố nước ngoài bị đưa ra hỏi cung, cần thiết đến 1 người phiên dịch viên; Cụ thể được quy định tại: Điều 70. Người phiên dịch, người dịch thuật

1. Người phiên dịch, người dịch thuật là người có khả năng phiên dịch, dịch thuật và được cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng yêu cầu trong trường hợp có người tham gia tố tụng không sử dụng được tiếng Việt hoặc có tài liệu tố tụng không thể hiện bằng tiếng Việt.

2. Người phiên dịch, người dịch thuật có quyền:

a) Được thông báo, giải thích quyền và nghĩa vụ quy định tại Điều này;

b) Đề nghị cơ quan yêu cầu bảo vệ tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, tài sản và các quyền, lợi ích hợp pháp khác của mình, người thân thích của mình khi bị đe dọa;

c) Khiếu nại quyết định, hành vi tố tụng của cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng liên quan đến việc phiên dịch, dịch thuật;

d) Được cơ quan yêu cầu chi trả thù lao phiên dịch, dịch thuật và các chế độ khác theo quy định của pháp luật.

3. Người phiên dịch, người dịch thuật có nghĩa vụ:

a) Có mặt theo giấy triệu tập của cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng;

b) Phiên dịch, dịch thuật trung thực. Nếu phiên dịch, dịch thuật gian dối thì người phiên dịch, người dịch thuật phải chịu trách nhiệm hình sự theo quy định của Bộ luật hình sự;

c) Giữ bí mật điều tra mà mình biết được khi phiên dịch, dịch thuật;

d) Phải cam đoan trước cơ quan đã yêu cầu về việc thực hiện nghĩa vụ của mình.

4. Người phiên dịch, người dịch thuật phải từ chối tham gia tố tụng hoặc bị thay đổi khi thuộc một trong các trường hợp:

a) Đồng thời là bị hại, đương sự; là người đại diện, người thân thích của bị hại, đương sự hoặc của bị can, bị cáo;

b) Đã tham gia với tư cách là người bào chữa, người làm chứng, người giám định, người định giá tài sản trong vụ án đó;

c) Đã tiến hành tố tụng trong vụ án đó.

5. Việc thay đổi người phiên dịch, người dịch thuật do cơ quan yêu cầu phiên dịch, dịch thuật quyết định.

6. Những quy định tại Điều này cũng áp dụng đối với người biết được cử chỉ, hành vi của người câm, người điếc, chữ của người mù.

Xem thêm: Sơ thẩm là gì?

Như vậy. Chúng ta đã biết được thêm về hình thức hỏi cung với bị can là người nước ngoài. Cũng như công dụng của việc có người dịch thuật trong các vấn đề tố tụng. Nội dung mà chúng tôi vừa nêu trên, quý vị chỉ nên xem là nguồn tham khảo để được tư vấn pháp luật chuyên nghiệp vui lòng liên hệ Luật sư X số điện thoại: 0833 102 102

Câu hỏi thường gặp

[sc_fs_multi_faq headline-0=”h4″ question-0=”Hỏi cung bị can là người không biết chữ ra sao?” answer-0=”Nếu hỏi cung bị can là người không biết chữ; Thì ta cần có một người chứng kiến việc hỏi cung bị can không biết chữ; Có trách nhiệm xác nhận nội dung; Kết quả công việc mà người có thẩm quyền tiến hành tố tụng đã tiến hành trong khi mình có mặt. Và có thể nêu ý kiến cá nhân; Ý kiến này sẽ được ghi vào biên bản.” image-0=”” count=”1″ html=”true” css_class=””]

[sc_fs_multi_faq headline-0=”h4″ question-0=”Người bào chữa là gì?” answer-0=” Người bào chữa là người được người bị buộc tội nhờ bào chữa hoặc cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng chỉ định; Và được cơ quan; Người có thẩm quyền tiến hành tố tụng tiếp nhận việc đăng ký bào chữa.” image-0=”” count=”1″ html=”true” css_class=””]

[sc_fs_multi_faq headline-0=”h4″ question-0=”Chứng cứ là gì?” answer-0=”Chứng cứ là những gì có thật; Được thu thập theo trình tự, thủ tục do Bộ luật tố tụng hình sự quy định; Được dùng làm căn cứ để xác định có hay không có hành vi phạm tội; Người thực hiện hành vi phạm tội và những tình tiết khác; Có ý nghĩa trong việc giải quyết vụ án.” image-0=”” count=”1″ html=”true” css_class=””]

Bình chọn bài viết

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm