Khi theo dõi trên truyền hình hoặc đọc sách báo nhiều bác bắt gặp một khái niệm khá lạ tai là “hồi tố”. Với những người ngoại đạo, không chuyên pháp lý thì chắc chắn đây là một phạm trù xa lạ. Vậy hồi tố là gì? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây của Luật sư X!
Căn cứ pháp lý:
- Bộ luật hình sự 2015
- Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015
- Nghị quyết 103/2015/QH13
Hồi tố là gì?
“Hồi tố” là một từ Hán Việt; được sử dụng nhiều trong lĩnh vực pháp lý và kế toán. Theo từ điển tiếng Việt; hồi tố mang nghĩa là trở về trước. Mở rộng ra; tức là khi chúng ta xem xét, đánh giá một sự việc đang diễn ra trong với hoàn cảnh trong quá khứ.
Trong lĩnh vực pháp luật; các văn bản quy phạm pháp luật đề ra các quy tắc xử sự chung nhằm điều chỉnh các mối quan hệ xã hội. Mỗi văn bản quy phạm pháp luật được ban hành ra đều được quy định về hiệu lực thi hành của văn bản đó. Một khi văn bản quy phạm pháp luật hết hiệu lực; thì nó sẽ không được vận dụng để điều chỉnh các mối quan hệ xã hội nó vốn điều chỉnh trong quá khứ nữa. Mặt khác; những hành vi, những mối quan hệ xã hội diễn ra trong thời gian nào; thì sẽ áp dụng những văn bản quy phạm pháp luật liên quan đang có hiệu lực để điều chỉnh.
Tuy nhiên; cuộc sống luôn vận động và biến đổi không ngừng; không ai có thể lường trước hết được những trường hợp có thể xảy ra. Vì thế trong những trường hợp nhất định như cần thiết để bảo đảm lợi ích chung của xã hội, thực hiện các quyền, lợi ích của tổ chức, cá nhân thì dù các hành động đã diễn ra trong quá khứ trước khi có pháp luật điều chỉnh; vẫn có thể áp dụng pháp luật hiện hành.
Hồi tố theo quy định của Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật
Cụ thể; hồi tố trong pháp luật còn gọi được là hiệu lực trở về trước; và được quy định tại Điều 152 Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật như sau:
“Điều 152. Hiệu lực trở về trước của văn bản quy phạm pháp luật
1. Chỉ trong trường hợp thật cần thiết để bảo đảm lợi ích chung của xã hội, thực hiện các quyền, lợi ích của tổ chức, cá nhân được quy định trong luật, nghị quyết của Quốc hội, văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan trung ương mới được quy định hiệu lực trở về trước.
2. Không được quy định hiệu lực trở về trước đối với các trường hợp sau đây:
a) Quy định trách nhiệm pháp lý mới đối với hành vi mà vào thời điểm thực hiện hành vi đó pháp luật không quy định trách nhiệm pháp lý;
b) Quy định trách nhiệm pháp lý nặng hơn.
3. Văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân các cấp, chính quyền địa phương ở đơn vị hành chính – kinh tế đặc biệt không được quy định hiệu lực trở về trước.”
Việc áp dụng hiệu hồi tố được áp dụng với toàn bộ các văn bản trong hệ thống văn bản quy phạm pháp luật; từ Hiến pháp tới các văn bản dưới luật như Thông tư, Nghị định,…;Tuy nhiên; hiệu lực hồi tố cũng chỉ được áp dụng đối với các văn bản quy phạm pháp luật được ban hành ở cấp Trung ương trong một số trường hợp nhất định. Còn đối với các văn bản quy phạm pháp luật của các cấp Chính quyền địa phương; thì sẽ không được áp dụng quy định hiệu lực trở về trước.
Bên cạnh đó; Điều 152 còn quy định không được quy trách nhiệm pháp lý đối với những hành vi được thực hiện trong quá khứ; ngay tại thời điểm mà pháp chưa quy định truy cứu trách nhiệm. Nhưng tới khi có một văn bản quy phạm pháp luật mới có hiệu lực truy cứu trách nhiệm đối với hành vi đó; thì những hành vi đã diễn ra trước khi văn bản này có hiệu lực sẽ không bị truy cứu trách nhiệm.
Lấy một ví dụ cụ thể trong lĩnh vực tố dụng dân sự; tại Nghị quyết 103/2015/QH13 quy định như sau:
“Đối với những vụ việc dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động đã được Tòa án giải quyết theo thủ tục sơ thẩm trước ngày 01 tháng 7 năm 2016, nhưng kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2016 mới giải quyết theo thủ tục phúc thẩm thì áp dụng các quy định của Bộ luật tố tụng dân sự 2015 để giải quyết.”
Hồi tố theo quy định của Bộ luật hình sự
Hiệu lực hồi tố thường xuyên được áp dụng; và được viện dẫn nhiều nhất là trong lĩnh vực pháp luật hình sự. Dù trong bộ Luật hình sự hiện hành không hề có quy đinh định nghĩa tường minh thế nào là hồi tố. Tuy nhiên; tại Điều 7 Bộ Luật hình sự quy định như sau:
“Điều 7. Hiệu lực của Bộ luật Hình sự về thời gian
(…)
2. Điều luật quy định một tội phạm mới, một hình phạt nặng hơn, một tình tiết tăng nặng mới hoặc hạn chế phạm vi áp dụng án treo, miễn trách nhiệm hình sự, loại trừ trách nhiệm hình sự, miễn hình phạt, giảm hình phạt, xóa án tích và quy định khác không có lợi cho người phạm tội, thì không được áp dụng đối với hành vi phạm tội đã thực hiện trước khi điều luật đó có hiệu lực thi hành.
3. Điều luật xóa bỏ một tội phạm, một hình phạt, một tình tiết tăng nặng, quy định một hình phạt nhẹ hơn, một tình tiết giảm nhẹ mới hoặc mở rộng phạm vi áp dụng án treo, miễn trách nhiệm hình sự, loại trừ trách nhiệm hình sự, miễn hình phạt, giảm hình phạt, tha tù trước thời hạn có điều kiện, xóa án tích và quy định khác có lợi cho người phạm tội, thì được áp dụng đối với hành vi phạm tội đã thực hiện trước khi điều luật đó có hiệu lực thi hành.”
Vì pháp luật Việt Nam mang tính nhân văn, nhân đạo; do pháp luật hình sự luôn điều chỉnh theo hướng có lợi cho người phạm tội; tạo điều kiện cho người phạm tội cải tạo và hoàn lương. Những quy định bất lợi cho người phạm tội không được áp dụng cho người phạm tội trước khi luật có hiệu lực mà sau này mới phát hiện và xử lý. Bên cạnh đó; những quy định có lợi cho người phạm tội được áp dụng ngay từ khi luật mới được công bố chứ; không phải từ khi luật mới có hiệu lực.
Ví dụ:
Những người có hành vi phạm tội quy định tại Điều 167 là Tội báo cáo sai trong quản lý kinh tế thuộc Bộ Luật hình sự 1999 có hiệu lực tới ngày 31/12/2017. Tuy vậy; Bộ Luật hình sự 2015 mới đã được ban hành từ 09/12/2015 đã bãi bỏ tội phạm này; nhưng mãi đến 01/01/2018 mới có hiệu lực. Tuy vậy; khi áp dụng hiệu lực hồi tố; nếu hành vi phạm tội diễn ra sau khi Bộ Luật hình sự mới được ban hành; thì sẽ được áp dụng luật mới. Đồng nghĩa với việc sẽ không bị truy cứu trách nhiệm hình sự nữa.
Thời hạn để hồi tố là gì?
Trong các quy định hiện tại; thì không có quy định về thời hạn để hồi tố. Việc áp dụng hiệu lực hồi tố nếu xét về chiều dài thời gian; thì sẽ không có những cột mốc để chấm dứt hiệu lực này. Việc viện dẫn hiệu lực hồi tố dựa vào những đặc điểm, điều kiện áp dụng của hiệu lực hồi tố; chứ không xét trên phương diện các giới hạn thời gian.
Câu hỏi thường gặp
Hồi tố là một dạng hiệu lực pháp luật của văn bản quy phạm pháp luật. Trong đó, hiệu lực của văn bản quy phạm pháp luật được coi là tính bắt buộc thi hành của văn bản trong một giai đoạn nhất định, trên một không gian nhất định và với những chủ thể pháp luật nhất định.
Vì những lý do nhân đạo mà những quy định của pháp luật hiện hành khoan hồng hơn, có lợi hơn với người phạm tội so với luật cũ. Đồng thời do sự cần thiết bảo vệ lợi ích Nhà nước của xã hội và lợi ích của công dân thì được phép áp dụng hiệu lực hồi tố.
Trường hợp luật xoá bỏ một tội phạm, một hình phạt, một TTTN, quy định một hình phạt nhẹ hơn, một TTGN mới hoặc mở rộng phạm vi áp dụng án treo, miễn TNHS, miễn hình phạt, giảm hình phạt, xoá án tích và các quy định khác có lợi cho người phạm tội, thì được áp dụng đối với hành vi phạm tội đã thực hiện trước khi điều luật đó có hiệu lực thi hành.
Trong các quy định hiện tại; thì không có quy định về thời hạn để hồi tố. Việc áp dụng hiệu lực hồi tố nếu xét về chiều dài thời gian; thì sẽ không có những cột mốc để chấm dứt hiệu lực này. Việc viện dẫn hiệu lực hồi tố dựa vào những đặc điểm, điều kiện áp dụng của hiệu lực hồi tố; chứ không xét trên phương diện các giới hạn thời gian.
Thông tin liên hệ Luật Sư X
Trên đây là nội dung tư vấn về:
Hồi tố là gì? Thời hạn của hồi tố theo quy định của pháp luật hình sự?
Mọi thắc mắc về thủ tục pháp lý có liên quan.
Quý khách vui lòng liên hệ Luật Sư X; để được hỗ trợ; giải đáp. Gọi ngay cho chúng tôi qua:
Hotline: 0833102102
Xem thêm: Viện kiểm sát có quyền hủy bỏ biện pháp ngăn chặn trái pháp luật của Tòa án không?