Hợp đồng dân sự vô hiệu khi nào và được quy định ra sao?

bởi Luật Sư X
Hợp đồng dân sự vô hiệu khi nào?

Với xu thế hội nhập kinh tế quốc tế sâu rộng như hiện nay; các giao dịch trong lĩnh vực dân sự nói chung ngày càng đa dạng và phức tạp. Các bên sẽ thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình trong phạm vi công việc được thỏa thuận; và sẽ giải quyết dựa trên cơ sở hợp đồng; nếu có tranh chấp phát sinh. Sẽ là một rủi ro rất lớn đối với các chủ thể tham gia kí kết; nếu như hợp đồng bị tuyên vô hiệu. Vậy; hợp đồng dân sự vô hiệu khi nào? Bài viết dưới đây của Luật sư X sẽ giải đáp thắc mắc của các bạn.

Căn cứ pháp lý:

Hợp đồng là gì?

Điều 385 Bộ luật dân sự 2015 quy định về hợp đồng như sau: 

Điều 385: Khái niệm hợp đồng.

Hợp đồng là sự thỏa thuận giữa các bên về việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự. 

Theo đó; so với Bộ luật dân sự 2005 thì Bộ luật dân sự năm 2015 đã bỏ cụm từ “dân sự” sau hai từ “hợp đồng”. Quy định mới về khái niệm hợp đồng tại Điều 385 của Bộ luật dân sự năm 2015 là điểm mới quan trọng, đáng chú ý không những về mặt kỹ thuật lập pháp và còn làm tăng tính khả thi, minh bạch trong thực tiễn áp dụng, mở rộng phạm vi điều chỉnh.

Quan hệ pháp luật dân sự theo nghĩa rộng; bao gồm cả những quan hệ về đầu tư; lao động; thương mại; bảo hiểm… Nếu trong khái niệm về hợp đồng từ “dân sự” được đặt đằng sau hai từ “hợp đồng” sẽ dẫn đến cách hiểu là những quy định của Bộ luật dân sự hiện hành chỉ liên quan đến hợp đồng dân sự. Như vậy; sẽ làm hạn chế phạm vi điều chỉnh của Bộ luật dân sự đối với tất cả các loại hợp đồng.

Điều kiện có hiệu lực của hợp đồng

Điều 117 Bộ luật dân sự 2015 quy định về điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự; như sau: 

Điều 117: Điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự dân sự.

1. Giao dịch dân sự có hiệu lực khi có đủ các điều kiện sau đây:

a) Chủ thể có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự phù hợp với giao dịch dân sự được xác lập;

b) Chủ thể tham gia giao dịch dân sự hoàn toàn tự nguyện;

c) Mục đích và nội dung của giao dịch dân sự không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội.

2. Hình thức của giao dịch dân sự là điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự trong trường hợp luật có quy định.

Hơn nữa; theo quy định taii bộ luật này; giao dịch dân sự là “là hợp đồng hoặc hành vi pháp lý đơn phương làm phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự”. Do đó; để hợp đồng dân sự có hiệu lực; thì phải đáp ứng được các điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự. Cụ thể; các điều kiện để hợp đồng có hiệu lực bao gồm:

  • Chủ thể có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự phù hợp với hợp đồng được xác lập;
  • Chủ thể tham gia hợp đồng phải hoàn toàn tự nguyện;
  • Mục đích và nội dung của hợp đồng không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội.
  • Hình thức hợp đồng phải theo quy định của pháp luật. 

Chỉ cần vi phạm một trong bốn điều kiện nêu trên; là hợp đồng sẽ bị vô hiệu. Có thể xảy ra hai trường hợp vô hiệu của hợp đồng như sau: 

  • Hợp đồng vô hiệu toàn phần: là trường hợp toàn bộ nội dung của hợp đồng bị vô hiệu; xảy ra khi: Giao dịch dân sự vô hiệu do vi phạm điều cấm của pháp luật; trái đạo đức xã hội; do người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự xác lập, thực hiện ; do giả tạo; do bị lừa dối, đe dọa; do người xác lập không nhận thức và làm chủ được hành vi của mình.
  • Hợp đồng vô hiệu từng phần : là trường hợp một phần của giao dịch vô hiệu; nhưng không ảnh hưởng đến hiệu lực của phần còn lại của giao dịch. Ví dụ : A ký hợp đồng bán thức ăn chăn nuôi và thuốc thú y với B; nhưng A chỉ đăng ký kinh doanh thức ăn chăn nuôi; mà không đăng ký kinh doanh thuốc thú y. Hợp đồng này giữa A và B bị vô hiệu phần nội dung liên quan đến bán thuốc thú y; phần hợp đồng về bán thức ăn chăn nuôi vẫn có hiệu lực. 

Hợp đồng dân sự vô hiệu khi nào?

Căn cứ quy định tại điều 123 đến điều 130 Bộ luật dân sự 2015; hợp đồng dân sự vô hiệu khi thuộc một trong các trường hợp sau: 

Hợp đồng dân sự vô hiệu do vi phạm điều cấm của pháp luật, trái đạo đức xã hội

  • Điều cấm của luật là những quy định của luật không cho phép chủ thể thực hiện những hành vi nhất định; (không được vận chuyển, buôn bán, tàng trữ chất ma túy; không được buôn bán vũ khí quân dụng, …) Trong đó; để tránh lạm dụng điều cấm trong điều chỉnh hợp đồng thuộc lĩnh vực chuyên ngành; Bộ luật dân sự 2015 đã quy đinh “điều cấm của luật” thay cho “điều cấm của pháp luật” theo bộ luật dân sự 2005.

Ví du: A và B  ký hợp đồng mua bán bán vũ khí quân dụng; cụ thể là A sẽ bán cho B một lô hàng là súng quân dụng K59 với số lượng và giá cả đã thỏa thuận. Tong trường hợp này; hợp đồng giữa A và B là hợp đồng không có giá trị pháp lý; do vi phạm điều cấm của Luật vì pháp luật nước ta cấm các hành vi như trên. Cụ thể Bộ luật Hình sự Việt Nam coi mua bán vũ khí quân dụng là một loại tội phạm.

  • Đạo đức xã hội là những chuẩn mực ứng xử chung trong đời sống xã hội; được cộng đồng thừa nhận và tôn trọng.

Ví dụ: A yêu C nhưng C không bằng lòng tiến tới hôn nhân với A; vì nhận thấy mình không có tình cảm với A. Hết lời bày tỏ vẫn không được; A đã kí một hợp đồng với B; với nội dung rằng sẽ trả cho B một khoản tiền là 200 triệu đồng nếu B “lừa” được C lấy A ( bằng mọi thủ đoạn). Hợp đồng này sẽ bị vô hiệu do vi phạm đạo đức. 

Hợp đồng vô hiệu do giả tạo

  •  Về cơ bản giữa bộ luật dân sự 2015 và Bộ luật dân sự 2005 không có sự khác biệt lớn trong nhận diện và đường lối giải quyết đối với hợp đồng vô hiệu do giả tạo. Hợp đồng vô hiệu nếu các bên xác lập một hợp đồng giả nhằm che dấu một hợp đồng thực tế. Trong trường hợp này; thì hợp đồng dân sự giả tạo vô hiệu; còn hợp đồng dân sự bị che giấu vẫn có hiệu lực; trừ trường hợp hợp đồng đó cũng vô hiệu theo quy định của Bộ luật này; hoặc luật khác có liên quan.

Điểm khác biệt duy nhất là bộ luật dân sự 2015 đã quy định vô hiệu do giả tạo mang tính hệ thống hơn; khi thừa nhận những quy định riêng của luật khác có liên quan. 

  • Trường hợp xác lập hợp đồng dân sự giả tạo nhằm trốn tránh nghĩa vụ với người thứ ba thì hợp đồng dân sự đó vô hiệu.

Ví dụ: A và B kí kết hợp đồng mua bán nhà có giá trị 1 tỷ đồng; nhưng để tránh nghĩa vụ thuế và các nghĩa vụ khác liên quan; thì các bên đã viết một hợp đồng tặng cho giả tạo.

Hợp đồng vô hiệu do người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi, người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự xác lập, thực hiện

Khi giao dịch dân sự do người chưa thành niên; người mất năng lực hành vi dân sự; người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi; hoặc người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự xác lập, thực hiện; thì theo yêu cầu của người đại diện của người đó; Tòa án tuyên bố giao dịch đó vô hiệu nếu theo quy định của pháp luật giao dịch này phải do người đại diện của họ xác lập, thực hiện hoặc đồng ý; trừ trường các trường hợp: 

  • Giao dịch dân sự của người chưa đủ sáu tuổi, người mất năng lực hành vi dân sự nhằm đáp ứng nhu cầu thiết yếu hàng ngày của người đó;
  • Giao dịch dân sự chỉ làm phát sinh quyền hoặc chỉ miễn trừ nghĩa vụ cho người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi, người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự với người đã xác lập, thực hiện giao dịch với họ;
  • Giao dịch dân sự được người xác lập giao dịch thừa nhận hiệu lực sau khi đã thành niên hoặc sau khi khôi phục năng lực hành vi dân sự.

Quy định này rất tiến bộ; vì được xây dựng trên cơ sở bảo vệ người đại diện, tôn trọng lợi ích tư, ý chí của họ. Đây là một bước tiến mới so với quy định tại Bộ luật dân sự 2005; chỉ cần người đại diện có yêu cầu; thì tòa án sẽ tuyên bố hợp đồng vô hiệu; mà không có bất kì ngoại lệ nào trên phương diện lợi ích và ý chí của người được đại diện. Điều đó vo hình chung cho thấy; các nhà làm luật chỉ tập trung bảo vệ quyền lợi của người đại diện chứ không phải người được đại diện. 

Hợp đồng vô hiệu do nhầm lẫn

Trường hợp hợp đồng được xác lập có sự nhầm lẫn; làm cho một bên hoặc các bên không đạt được mục đích của việc xác lập hợp đồng; thì bên bị nhầm lẫn có quyền yêu cầu Tòa án tuyên bố hợp đồng dân sự vô hiệu; trừ trường hợp:

  • Mục đích xác lập hợp đồng dân sự của các bên đã đạt được.
  • Hoặc các bên có thể khắc phục ngay được sự nhầm lẫn làm cho mục đích của việc xác lập hợp đồng dân sự vẫn đạt được.

Ví dụ: A và B kí hợp đồng; với nội dung là A bán cho B chiếc mâm đồng cổ xưa rộng 5 tấc. Tại thời điểm kí kết hợp đồng; A và B đều nghĩ rằng đây là chiếc mâm cổ thế kỉ X. Tuy nhiên sau đó; cả hai phát hiện thực tế không phải như vậy. Hợp đồng mua bán giữa A và B vô hiệu do sự nhầm lẫn của cả hai bên.

Hợp đông vô hiệu do bị lừa dối, cưỡng ép 

  • Lừa dối trong giao dịch dân sự là hành vi cố ý của một bên hoặc của người thứ ba; nhằm làm cho bên kia hiểu sai lệch về chủ thể, tính chất của đối tượng; hoặc nội dung của giao dịch dân sự nên đã xác lập giao dịch đó.
  • Đe dọa, cưỡng ép trong giao dịch dân sự là hành vi cố ý của một bên hoặc người thứ ba; làm cho bên kia buộc phải thực hiện giao dịch dân sự; nhằm tránh thiệt hại về tính mạng, sức khỏe, danh dự, uy tín, nhân phẩm, tài sản của mình hoặc của người thân thích của mình.

Điểm đặc biệt là bộ luật dân sự 2015 đã ghi nhận cả việc lừa dối của người thứ ba cũng dẫn đến việc hợp đồng bị vô hiệu nếu hành vi lừa dối của người thứ ba nhằm làm bên kia hiểu sai lệch về chủ thể, tính chất của đối tượng hoặc nội dung hợp đồng nên đã xác lập hợp đồng đó. 

Ví dụ: A và B kí kết hợp đồng mua bán xe máy; với lời cam đoan của A là xe máy vẫn còn mới 90% và tuyệt đối không hỏng hóc. Tuy nhiên; sự thật là các chi tiết về gương, đèn, xi nhan và một số bộ phận khác của xe đã xuống cấp vì sử dụng thời gian quá lâu. Trong trường hợp này; hợp đồng giữa A và B vô hiệu do lừa dối. 

Vô hiệu do người xác lập không nhân thức và làm chủ được hành vi của mình

Người có năng lực hành vi dân sự nhưng đã xác lập giao dịch vào đúng thời điểm không nhận thức và làm chủ được hành vi của mình thì có quyền yêu cầu Tòa án tuyên bố giao dịch dân sự đó là vô hiệu.

Ví dụ: A là một người có năng lực hành vi dân sự bình thường. Tuy nhiên; tháng 2/2019; A bị rơi vào trạng thái trầm cảm, không nhận thức được hành vi của mình; nên đã xác lập một hợp đồng tặng cho đất (A đang là người Giấy chứng nhận quyền sở hữu) cho B trái với ý chí bình thường của A. A có quyền yêu cầu tuyên bố giao dịch dân sự đó là vô hiệu. 

Vô hiệu do không tuân thủ về hình thức

Giao dịch dân sự vi phạm quy định điều kiện có hiệu lực về hình thức thì vô hiệu; trừ 2 trường hợp: 

  • Giao dịch dân sự đã được xác lập theo quy định phải bằng văn bản; nhưng văn bản không đúng quy định của luật; mà một bên hoặc các bên đã thực hiện ít nhất hai phần ba nghĩa vụ trong giao dịch; thì theo yêu cầu của một bên hoặc các bên; Tòa án ra quyết định công nhận hiệu lực của giao dịch đó.
  • Giao dịch dân sự đã được xác lập bằng văn bản; nhưng vi phạm quy định bắt buộc về công chứng, chứng thực; mà một bên hoặc các bên đã thực hiện ít nhất hai phần ba nghĩa vụ trong giao dịch; thì theo yêu cầu của một bên hoặc các bên; Tòa án ra quyết định công nhận hiệu lực của giao dịch đó. Trong trường hợp này; các bên không phải thực hiện việc công chứng, chứng thực.

Ví dụ: A kí kết hợp đồng mua bán mảnh đất tại Hà Nôi cho B; tuy nhiên lại không thực hiện việc công chứng hợp đồng. Khi đó; hợp đồng mua bán  đất giữa A và B vô hiệu.

Vô hiệu do đối tượng của hợp đồng không thể thực hiện được

Trường hợp ngay từ khi giao kết, hợp đồng có đối tượng không thể thực hiện được; thì hợp đồng này bị vô hiệu. 

Ví dụ: A kí hợp đồng thuê đất cạnh bờ sông của B để mở quán nhậu; nhưng vì đang trong mùa mưa bão, có bão lũ lớn, bờ sông tại vị trí mà A đã thuê để làm quán nhậu bị sạt lở; vì vậy công việc mở quán của A không thể thực hiện được. Trường hợp này hợp đồng giữa A và B vô hiệu. 

Hậu quả pháp lý của hợp đồng vô hiệu

Về nguyên tắc chung; bộ luật dân sự ghi nhận hợp đồng vô hiệu không làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự của các bên kể từ thời điểm hợp đồng được xác lập; khi giao dịch dân sự vô hiệu thì các bên khôi phục lại tình trạng ban đầu, hoàn trả cho nhau những gì đã nhận, bên có lỗi gây thiệt hại thì phải bồi thường. 

Tuy nhiên; Bộ luật dân sự 2015  đã có những bước tiến quan trọng và mới mẻ trong việc xử lí hậu quả hợp đồng vô hiệu; đó là:

  • Trường hợp không thể hoàn trả được bằng hiện vật thì trị giá thành tiền để hoàn trả. 
  • Bên ngay tình trong việc thu hoa lợi, lợi tức không hoàn trả được hoa lợi, lợi tức đó.

Câu hỏi thường gặp

Hợp đồng dân sự là gì?

Hợp đồng là sự thỏa thuận giữa các bên về việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự. 
Theo đó; so với Bộ luật dân sự 2005 thì Bộ luật dân sự năm 2015 đã bỏ cụm từ “dân sự” sau hai từ “hợp đồng”. Quy định mới về khái niệm hợp đồng tại Điều 385 của Bộ luật dân sự năm 2015 là điểm mới quan trọng, đáng chú ý không những về mặt kỹ thuật lập pháp và còn làm tăng tính khả thi, minh bạch trong thực tiễn áp dụng, mở rộng phạm vi điều chỉnh.

Điều kiện để hợp đồng có hiệu lực?

Chủ thể có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự phù hợp với hợp đồng được xác lập;Chủ thể tham gia hợp đồng phải hoàn toàn tự nguyện;Mục đích và nội dung của hợp đồng không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội.Hình thức hợp đồng phải theo quy định của pháp luật. 

Hậu quả pháp lý của hợp đồng vô hiệu?

Về nguyên tắc chung; bộ luật dân sự ghi nhận hợp đồng vô hiệu không làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự của các bên kể từ thời điểm hợp đồng được xác lập; khi giao dịch dân sự vô hiệu thì các bên khôi phục lại tình trạng ban đầu, hoàn trả cho nhau những gì đã nhận, bên có lỗi gây thiệt hại thì phải bồi thường. 
Tuy nhiên; Bộ luật dân sự 2015  đã có những bước tiến quan trọng và mới mẻ trong việc xử lí hậu quả hợp đồng vô hiệu; đó là:
Trường hợp không thể hoàn trả được bằng hiện vật thì trị giá thành tiền để hoàn trả. 
Bên ngay tình trong việc thu hoa lợi, lợi tức không hoàn trả được hoa lợi, lợi tức đó.

Thông tin liên hệ Luật Sư X

Trên đây là nội dung tư vấn của Luật sư về:

Tại sao thường sử dụng ngón tay trỏ để điểm chỉ?

Mọi thắc mắc về thủ tục pháp lý có liên quan.

Quý khách vui lòng liên hệ Luật Sư X; để được hỗ trợ; giải đáp. Gọi ngay cho chúng tôi qua:

Hotline: 0833102102

Xem thêm: Dùng điện thoại cướp được nhắn tin lừa vay tiền bị xử lý như thế nào?

5/5 - (1 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm