Những loại vũ khí bị cấm và ai được sử dụng?

bởi Luật Sư X
Những loại vũ khí bị cấm và ai được sử dụng?

Vũ khí phòng thân là thứ được nhiều người nghĩ đến, tuy nhiên không phải ai cũng có quyền mang vũ khí và sử dụng. Vậy những loại vũ khí bị cấm và ai được sử dụng?

Dưới đây là nội dung về vấn đề trên của Luật sư X!

Căn cứ pháp lý:

  1. Bộ luật hình sự 2015
  2. Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ 2017
  3. Nghị định 79/2018/NĐ-CP
  4. Nghị định 167/2013/NĐ-CP
  5. Thông tư 16/2018/TT-BCA

Cá nhân thông thường không được sử dụng và sở hữu vũ khí bị cấm

Đầu tiên, cần khẳng định ngay, việc sở hữu vũ khí của cá nhân hoàn toàn bị cấm theo khoản 1 điều 5 Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ:

Điều 5. Các hành vi bị nghiêm cấm trong quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ, tiền chất thuốc nổ và công cụ hỗ trợ

1. Cá nhân sở hữu vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ, trừ vũ khí thô sơ là hiện vật để trưng bày, triển lãm, đồ gia bảo.

Chỉ những ai có đủ điều kiện theo quy định của pháp luật mới có thể được sử dụng vũ khí theo khoản 3 điều 4 Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ:

Điều 4. Nguyên tắc quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ, tiền chất thuốc nổ, công cụ hỗ trợ

3. Người quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ, tiền chất thuốc nổ, công cụ hỗ trợ phải bảo đảm đầy đủ điều kiện theo quy định.

Thế nào là vũ khí

Vũ khí được định nghĩa như sau (theo điều 3 Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ):

Điều 3. Giải thích từ ngữ

1. Vũ khí là thiết bị, phương tiện hoặc tổ hợp những phương tiện được chế tạo, sản xuất có khả năng gây sát thương, nguy hại cho tính mạng, sức khỏe của con người, phá hủy kết cấu vật chất, bao gồm: vũ khí quân dụng, súng săn, vũ khí thô sơ, vũ khí thể thao và vũ khí khác có tính năng, tác dụng tương tự.

Ngoài việc được mô tả trong định nghĩa, vũ khí được chia làm 5 loại, đó là:

  • Vũ khí quân dụng: là vũ khí được chế tạo, sản xuất bảo đảm tiêu chuẩn kỹ thuật, thiết kế của nhà sản xuất hợp pháp, được trang bị cho lực lượng vũ trang nhân dân và các lực lượng khác theo quy định của Luật này để thi hành công vụ, bao gồm:
    • Súng cầm tay bao gồm: súng ngắn, súng trường, súng tiểu liên, súng trung liên, súng chống tăng, súng phóng lựu;
    • Vũ khí hạng nhẹ bao gồm: súng đại liên, súng cối, súng ĐKZ, súng máy phòng không, tên lửa chống tăng cá nhân;
    • Vũ khí hạng nặng bao gồm: máy bay chiến đấu, trực thăng vũ trang, xe tăng, xe thiết giáp, tàu chiến, tàu ngầm, pháo mặt đất, pháo phòng không, tên lửa;
    • Bom, mìn, lựu đạn, ngư lôi, thủy lôi; đạn sử dụng cho các loại vũ khí quy định
  • Súng săn: là súng được chế tạo, sản xuất thủ công hoặc công nghiệp, được sử dụng để săn bắn, bao gồm:
    • Súng kíp,
    • Súng hơi 
    • Đạn sử dụng cho các loại súng này
  • Vũ khí thô sơ: là vũ khí có cấu tạo, nguyên lý hoạt động đơn giản và được chế tạo, sản xuất thủ công hoặc công nghiệp, bao gồm: dao găm, kiếm, giáo, mác, thương, lưỡi lê, đao, mã tấu, côn, quả đấm, quả chùy, cung, nỏ, phi tiêu.
  • Vũ khí thể thao: là vũ khí được chế tạo, sản xuất thủ công hoặc công nghiệp, được sử dụng để luyện tập, thi đấu thể thao, bao gồm:
    • Súng trường hơi, súng trường bắn đạn nổ, súng ngắn hơi, súng ngắn bắn đạn nổ, súng thể thao bắn đạn sơn, súng bắn đĩa bay và đạn sử dụng cho các loại súng này
    • Vũ khí thô sơ dùng để luyện tập, thi đấu thể thao.
  • Vũ khí có tính năng, tác dụng tương tự: là vũ khí được chế tạo, sản xuất thủ công hoặc công nghiệp, không theo tiêu chuẩn kỹ thuật, thiết kế của nhà sản xuất hợp pháp, có khả năng gây sát thương, nguy hại cho tính mạng, sức khỏe của con người, phá hủy kết cấu vật chất tương tự như vũ khí quân dụng, súng săn, vũ khí thô sơ, vũ khí thể thao.

Riêng vũ khí thể thao thì có hẳn danh mục riêng, bao gồm:

STT

Chủng loại

Nhãn hiệu

Mục I

Các loại súng

1

Súng trường bắn đạn nổAnschutz; Walther; Slavia; Slavia-631; Feinweikbau; USSR T12; Prono; Prono 1; Prono 4; Toz 8; Ypa16-1; CM-2; MII-12.

2

Súng trường hơiAnschutz; Anschutz 9003; Air Rifle P700; Slavia; Slavia 631; Hammerli; Feinweikbau; Feinweikbau P800; Feinweikbau P70; Steyr.

3

Súng ngắn bắn đạn nổPardini; Pardini SP new; Toz-35; ИЖ- 27EM; Morini CM84E; ME38; Morini CM22M.

4

Súng ngắn hơiMorini; Morini CM162; Morini CM162MI; Morini CM161MI; Feinweikbau; FeinweikbauP44;Sportwaffen LP10; Pardini; Steyr.

5

Súng bắn đĩa bayPerazzi; Beretta; Beretta Sheet; Bleiker.22 -B.2.101.1; Bleiker.22 – B.2.101.8; Beretta 682; Beretta 692 Rizzini.

6

Súng thể thao bắn đạn sơn 

7

Đạn sử dụng cho các loại súng thể thao quy định tại Mục I 

Mục II

Các loại vũ khí thô sơ dùng trong luyện tập thi đấu thể thao

1

Kiếm 3 cạnh điện 

2

Kiếm chém điện 

3

Kiếm liễu điện 

4

Kiếm thái cực quyền 

5

Kiếm thuật 

6

Cung 1 dâyFivics Tian X2; Hoyt; Marthew; PDS

7

Cung 3 dâyMarthew Fivics; Win & Win

8

Dao găm 

9

Giáo 

10

Mác 

11

Thương 

12

Đao 

13

Côn 

14

Nỏ 

15

Phi tiêu 

Ai được sử dụng vũ khí

Chỉ những đối tượng sau đây mới có thể được trang bị và sử dụng vũ khí:

Đối với vũ khí quân dụng:

  • Quân đội nhân dân;
  • Dân quân tự vệ;
  • Cảnh sát biển;
  • Công an nhân dân;
  • Cơ yếu;
  • Cơ quan điều tra của Viện kiểm sát nhân dân tối cao;
  • Kiểm lâm, Kiểm ngư;
  • An ninh hàng không;
  • Hải quan cửa khẩu, lực lượng chuyên trách chống buôn lậu của Hải quan.

Đối với vũ khí thể thao:

  • Quân đội nhân dân;
  • Dân quân tự vệ;
  • Công an nhân dân;
  • Câu lạc bộ, cơ sở đào tạo, huấn luyện thể thao có giấy phép hoạt động;
  • Trung tâm giáo dục quốc phòng và an ninh;
  • Cơ quan, tổ chức khác được thành lập, cấp phép hoạt động trong luyện tập, thi đấu thể thao.

Đối với vũ khí thô sơ:

  • Quân đội nhân dân;
  • Dân quân tự vệ;
  • Cảnh sát biển;
  • Công an nhân dân;
  • Cơ yếu;
  • Kiểm lâm, Kiểm ngư;
  • An ninh hàng không;
  • Hải quan cửa khẩu, lực lượng chuyên trách chống buôn lậu của Hải quan;
  • Câu lạc bộ, cơ sở đào tạo, huấn luyện thể thao có giấy phép hoạt động;
  • Trung tâm giáo dục quốc phòng và an ninh.

Đối với các loại vũ khí còn lại là súng săn và vũ khí có tính năng, tác dụng tương tự thì đây là hai loại vũ khí tự chế, không chính quy nên pháp luật có quy định cấm sử dụng và không có đối tượng cụ thể được phép sử dụng.

Xử lý hành vi vi phạm khi sử dụng vũ khí bị cấm

Pháp luật đã cấm, nếu ai cố tình vi phạm thì sẽ bị xử phạt. Cụ thể, mức phạt được quy định tại nghị định 167/2013/NĐ-CP:

Điều 10. Vi phạm quy định về quản lý sử dụng vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ, pháo và đồ chơi nguy hiểm bị cấm

3. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:

d) Sử dụng các loại vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ trái quy định nhưng chưa gây hậu quả;

đ) Sử dụng các loại vũ khí, công cụ hỗ trợ mà không có giấy phép;

Mức phạt khá cáo, từ 2 đến 4 triệu đồng. Ngoài ra, nếu đã bị xử phạt hành chính mà còn vi phạm hoặc vi phạm gây hậu quả thì có thể bị xử lý hình sự, tùy theo hành vi vi phạm (theo điều 304 và 306 Bộ luật hình sự):

Điều 304. Tội chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt vũ khí quân dụng, phương tiện kỹ thuật quân sự

1. Người nào chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt vũ khí quân dụng, phương tiện kỹ thuật quân sự, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 07 năm.

Điều 306. Tội chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt súng săn, vũ khí thô sơ, vũ khí thể thao hoặc công cụ hỗ trợ 

1. Người nào chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt súng săn, vũ khí thô sơ, vũ khí thể thao, vũ khí khác có tính năng, tác dụng tương tự như súng săn, vũ khí thể thao hoặc công cụ hỗ trợ nhưng đã bị xử phạt vi phạm hành chính về một trong các hành vi quy định tại Điều này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.

Đôi khi, nhiều người mang vũ khí chỉ để mục đích tự vệ, tuy nhiên, điều này là hoàn toàn vi phạm pháp luật. Do đó, hãy luôn tỉnh táo và khôn ngoan trong việc lựa chọn công cụ phòng thân cho mình nhé. 

Câu hỏi thường gặp

Vũ khí là gì?

Vũ Khí là thiết bị, phương tiện hoặc tổ hợp những phương tiện được chế tạo, sản xuất có khả năng gây sát thương, nguy hại cho tính mạng, sức khỏe của con người, phá hủy kết cấu vật chất, bao gồm: vũ khí quân dụng, súng săn, vũ khí thô sơ, vũ khí thể thao và vũ khí khác có tính năng, tác dụng tương tự.

Vũ khí có tính năng, tác dụng tương tự là gì?

Vũ khí có tính năng, tác dụng tương tự là vũ khí được chế tạo, sản xuất thủ công hoặc công nghiệp, không theo tiêu chuẩn kỹ thuật, thiết kế của nhà sản xuất hợp pháp, có khả năng gây sát thương, nguy hại cho tính mạng, sức khỏe của con người, phá hủy kết cấu vật chất tương tự như vũ khí quân dụng, súng săn, vũ khí thô sơ, vũ khí thể thao.

Vũ khí thô sơ là gì?

Vũ khí thô sơ: là vũ khí có cấu tạo, nguyên lý hoạt động đơn giản và được chế tạo, sản xuất thủ công hoặc công nghiệp, bao gồm: dao găm, kiếm, giáo, mác, thương, lưỡi lê, đao, mã tấu, côn, quả đấm, quả chùy, cung, nỏ, phi tiêu.

Liên hệ Luật sư X

Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của Luật Sư về vấn đề:

Những loại vũ khí bị cấm và ai được sử dụng?

Hi vọng bài viết trên sẽ giúp ích cho bạn đọc.

Xem thêm: Cách hợp thức hóa nhà xây dựng không phép, sai phép

Nếu quý khách có nhu cầu dùng dịch vụ của Luật sư. Hãy liên hệ ngay với chúng tôi: 0833102102

5/5 - (1 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm