Hợp đồng khoán việc là gì? Mẫu hợp đồng khoán việc mới nhất hiện nay

bởi Hoàng Hà

Hiện nay, với sự phát triển nhanh chóng của nền kinh tế mà nhu cầu lao động ngày càng tăng cao. Từ đó mà nhiều hình thức giao kết hợp đồng khác nhau cũng được hình thành. Bên cạnh hợp đồng lao động thông thường, thì người lao động và người sử dụng lao động có thể giao kết hợp đồng khoán việc. Như thế nào là hợp đồng khoán việc? Luật sư X sẽ đề cập vấn đề này dưới đây. 

Căn cứ:

Nội dung tư vấn

1. Giới thiệu khái quát về mẫu hợp đồng khoán việc

Hợp đồng giao khoán công việc không phải là khái niệm mới mẻ với nhiều người, đặc biệt là người sử dụng lao động với người lao động hiện nay. Trên thực tế hợp đồng khoán việc không được quy định trong Bộ luật lao động 2012. Trên cơ sở quy định về loại hợp đồng này dựa trên khái niệm chung về hợp đồng được quy định tại Điều 385 Bộ luật dân sự 2015 có thể hiểu:

Hợp đồng khoán việc là sự thỏa thuận của hai bên, theo đó bên nhận khoán có nghĩa vụ hoàn thành một công việc nhất định theo yêu cầu của bên giao khoán và sau khi đã hoàn thành phải bàn giao cho bên giao khoán kết quả của công việc đó. Bên giao khoán nhận kết quả công việc và có trách nhiệm trả cho bên nhận khoán tiền thù lao đã thỏa thuận.

Phân loại hợp đồng khoán việc:

Hợp đồng khoán việc toàn bộ Hợp đồng khoán việc từng phần

Bên giao khoán trao cho bên nhận khoán toàn bộ các chi phí,bao gồm cả chi phí vật chất lẫn chi phí công lao động có liên quan đến các hoạt động để hoàn thành công việc.

Trong khoản tiền người giao khoán trả cho người nhận khoán bao gồm chi phí vật chất, công lao động và lợi nhuận từ việc nhận khoán. 

Người nhận khoán phải tự lo công cụ lao động. Người giao khoán phải trả tiền khấu hao công cụ lao động và tiền công lao động.

Như vậy, chỉ được sử dụng để giao kết những hợp đồng ngắn hạn, không thường xuyên, mang tính chất thời vụ. Do vậy, đối với những công việc mang tính chất thường xuyên, ổn định từ 12 tháng trở lên thì phải buộc giao kết hợp đồng lao động, mà không được giao kết hợp đồng khoán việc.

Trong trường hợp tính chất công việc bắt buộc phải ký hợp đồng lao động nhưng người sử dụng lao động nhưng người sử dụng lao động lại ký hợp đồng khoán việc là sai quy định. Về việc ký sai loại hợp đồng sẽ bị phạt hành chính từ 500.000 – 20.000.000 đồng tùy theo số lượng lao động vi phạm theo Điều 5 Nghị định 95/3013/NĐ-CP sửa đổi bổ sung khoản 4 Điều 1 Nghị định 88/2015/NĐ-CP.

Căn cứ theo Điều 2 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 thì người lao động làm việc theo hợp đồng khoán thì không phải đóng BHXH, BHYT.

Nhiều doanh nghiệp hiện nay thường chọn cách ký kết hợp đồng khoán việc với người lao động để tránh, không phải đóng BHXH, BHYT. Tuy nhiên, cần phải xét bản chất công việc để ký kết hợp đồng phù hợp, tránh xảy ra tình trạng ký kết hợp đồng sai quy định, dấn đến bị xử phạt hành chính.

2. Mẫu hợp đồng khoán việc hiện nay

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

—-***—–

HỢP ĐỒNG KHOÁN VIỆC (Số:../HĐKV)

…, ngày .. tháng .. năm ….

BÊN A (BÊN THUÊ):

CÔNG TY : ……………………………………………………………………………..

Địa chỉ : ……………………………………………………………………………..

Điện thoại : ……………………………… Fax:………………………………………

Đăng ký kinh doanh : ……………………………………………………………………………..

Mã số thuế : ……………………………………………………………………………..

Đại diện : ……………………………………………………………………………..

Chức vụ : ……………………………………………………………………………..

BÊN B (BÊN ĐƯỢC THUÊ):

Ông/bà : ………………………………………………………………………………

Sinh ngày : ……………………………………………………………………………….

Địa chỉ : ………………………………………………………………………………

CMND số : …………………………………………………..

Nơi cấp : ……………………………………………………………………………….

Hai bên đồng ý ký kết và thực hiện Hợp đồng khoán việc với các điều khoản sau đây:

Điều 1. Nội dung công việc
……………………………………………………………………………………..……………… ………………………………………………………………………………………

– Phương thức giao khoán: ……………

– Điều kiện thực hiện hợp đồng: ……………………..

– Thời gian thực hiện hợp đồng: …………………

– Các điều kiện khác: ………..

Lưu ý: Có 2 loại hợp đồng khoán việc, các bạn phải xem xét để lựa chọn nội dung công việc cho phù hợp, những loại công việc mang tính chất ổn định lâu dài thì không được phép ký hợp đồng khoán việc mà phải ký hợp đồng lao động.

– Hợp đồng khoán việc toàn bộ là hợp đồng trong đó bên giao khoán trao cho bên nhận khoán toàn bộ các chi phí, bao gồm cả chi phí vật chất lẫn chi phí công lao động có liên quan đến các hoạt động để hoàn thành công việc. Trong khoản tiền người giao khoán trả cho người nhận khoán bao gồm chi phí vật chất, công lao động và lợi nhuận từ việc nhận khoán.

– Hợp đồng khoán việc từng phần là hợp đồng mà trong đó người nhận khoán phải tự lo công cụ lao động. Người giao khoán phải trả tiền khấu hao công cụ lao động và tiền công lao động.

Điều 2. Tiến độ thực hiện công việc
…………………………………………………………………………………………………….…………
………………………………………………………………………………………
Điều 3. Thù lao và tiến độ thanh toán thù lao

3.1. Bên A sẽ trả thù lao cho Bên B để thực hiện các công việc nêu tại Điều 1 Hợp đồng khoán việc này. Tổng mức thù lao là:…………….. VNĐ. (Bằng chữ:……………………………….);

3.2. Sau khi Bên A chuyển cho Bên B các tài liệu, chứng từ cần thiết để Bên B tiến hành công việc thì Bên A sẽ tạm ứng cho Bên B số tiền là:………………. VNĐ;

3.3. Tiền thù lao còn lại Bên A sẽ thanh toán cho Bên B sau khi hoàn thành công việc theo hợp đồng.

3.4. Hình Thức thanh toán: ………………………………………………….

Điều 4. Quyền và nghĩa vụ của Bên A

4.1. Nghiên cứu kỹ các chứng từ – sổ sách kế toán cho Bên B cung cấp để quyết định cùng tham gia thực hiện;

4.3. Giao giấy tờ có liên quan đến quyền sử dụng đất cho bên B cho để làm thủ tục đăng ký quyền sử dụng đất;

4.4. Các quyền và nghĩa vụ khác theo quy định của hợp đồng này và của pháp luật.

Điều 5. Quyền và nghĩa vụ của Bên B

5.1. Yêu cầu bên chuyển nhượng quyền sử dụng đất giao cho mình giấy tờ có liên quan đến quyền sử dụng đất;

5.2.Yêu cầu bên chuyển nhượng quyền sử dụng đất giao đất đủ diện tích, đúng hạng đất, loại đất, vị trí, số hiệu và tình trạng đất như đã thoả thuận;

5.3. Được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đối với đất được chuyển nhượng;

5.4. Trả đủ tiền, đúng thời hạn và đúng phương thức đã thoả thuận cho bên chuyển nhượng quyền sử dụng đất;

5.5. Đăng ký quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật về đất đai;

5.6. Bảo đảm quyền của người thứ ba đối với đất chuyển nhượng;

5.7. Các quyền và nghĩa vụ khác theo quy định của Hợp đồng này và quy định của pháp luật.

Điều 6. Vi phạm hợp đồng và đơn phương chấm dứt

6.1. Trường hợp trong quá trình giám sát, bên giao khoán đánh giá chất lượng công việc không được đảm bảo như cam kết, bên giao khoán có quyền thông báo lại cho bên được giao khoán biết và yêu cầu khắc phục bằng mọi biện pháp. Trường hợp không khắc phục được hoặc cố tính không khắc phục được bên giao khoán việc có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng.

6.2. Trường hợp bàn giao công việc chậm hơn so với tiến độ công việc, tùy theo tình hình để các bên đàm phán, gia hạn, thỏa thuận hoặc chấm dứt hợp đồng.

6.3. Trường hợp bên khoán việc chậm thanh toán/tạm ứng, trong thời hạn chậm nhất …… ngày, bên được khoán việc có quyền đơn phương chấm dứt thực hiện công việc đã thỏa thuận. Các bên cùng đàm phán giải quyết tranh chấp hợp đồng.

Điều 7. Điều khoản chung

7.1. Hai bên cam kết thi hành nghiêm chỉnh các điều khoản của hợp đồng này;

7.2. Mọi tranh chấp phát sinh trong quá trình thực hiện hợp đồng sẽ được giải quyết trước tiên thông qua thương lượng. Trường hợp không thương lượng được thì tranh chấp sẽ do Tòa án có thẩm quyền giải quyết ;

7.3. Hợp đồng này có hiệu lực kể từ ngày ký và được thực hiện ngay sau khi Bên B nhận được tiền tạm ứng lần đầu;

7.4. Hợp đồng này gồm trang Điều, được lập thành 02 bản bằng Tiếng Việt có hiệu lực pháp lý như nhau do mỗi bên giữ bản.

BÊN A

(ký, đóng dấu, ghi rõ họ tên)

BÊN B

(ký, ghi rõ họ tên)

Hy vọng bài viết hữu ích cho bạn!

Thông tin liên hệ Luật Sư X

Trên đây là nội dung tư vấn về Hợp đồng khoán việc là gì? Mẫu hợp đồng khoán việc mới nhất hiện nay. Mọi thắc mắc về thủ tục pháp lý có liên quan. Quý khách vui lòng liên hệ Luật Sư X để được hỗ trợ, giải đáp.

Gọi ngay cho chúng tôi qua hotline: 0833.102.102.

Bình chọn bài viết

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm