Thế chấp là một trong các biện pháp bảo đảm việc thực hiện hợp đồng. Trong một số trường hợp doanh nghiệp đã thế chấp nhà ở. Tuy nhiên doanh nghiệp cũng cần lưu ý các điều kiện và thời điểm có hiệu lực của hợp đồng. Như vậy, hợp đồng thế chấp nhà ở dành cho doanh nghiệp là gì? Hợp đồng phải đáp ứng các điều kiện gì? Hãy tham khảo ngay bài viết của Luật sư X về vấn đề này.
Căn cứ pháp lý
Nghị định 102/2017/NĐ-CP.
Nội dung tư vấn
Điều kiện có hiệu lực của hợp đồng thế chấp nhà ở dành cho doanh nghiệp
Đối với nhà ở thế chấp
Để thế chấp nhà ở dành cho doanh nghiệp thì nhà ở đó cần đáp ứng các điều kiện tại Điều 118 Luật Nhà ở 2014:
- Có Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở;
- Không thuộc diện đang có tranh chấp, khiếu nại về đất đai, khiếu kiện về quyền sở hữu;
- Đang trong thời hạn sở hữu nhà ở đối với trường hợp sở hữu nhà ở có thời hạn;
- Không bị kê biên để thi hành án;
- Không thuộc diện đã có quyết định thu hồi đất, có thông báo giải tỏa, phá dỡ nhà ở của cơ quan có thẩm quyền.
Đối với bên thế chấp
Để hợp đồng thế chấp nhà ở dành cho doanh nghiệp có hiệu lực, bên thế chấp cần đáp ứng các điều kiện tại Điều 119 Luật nhà ở 2014:
- Là chủ sở hữu nhà ở. Nếu không phải chủ sở hữu thì phải được chủ sở hữu cho phép hoặc ủy quyền thông qua hợp đồng ủy quyền để thực hiện giao dịch về nhà ở theo quy định của Luật Nhà ở và pháp luật về dân sự;
- Nếu là cá nhân thì phải có đầy đủ năng lực hành vi dân sự để thực hiện giao dịch về nhà ở theo quy định của pháp luật dân sự; nếu là tổ chức thì phải có tư cách pháp nhân.
Theo quy định này, nếu doanh nghiệp là bên thế chấp thì doanh nghiệp cần có tư cách pháp nhân. Như vậy, doanh nghiệp có thể thuộc một trong các loại hình sau:
- Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên;
- Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở trên;
- Công ty cổ phần;
- Công ty hợp danh.
Đối với bên nhận thế chấp
Quy định tại Điều 144 Luật nhà ở 2014, để có thể nhận thế chấp nhà ở, bên nhận thế chấp phải thuộc các trường hợp:
- Là tổ chức tín dụng đang hoạt động tại Việt Nam;
- Là tổ chức kinh tế đang hoạt động tại Việt Nam;
- Là cá nhân (trong nước và nước ngoài).
Theo khoản 1 Điều 144 Luật nhà ở 2014, để thế chấp nhà ở doanh nghiệp phải thế chấp tại Tổ chức tín dụng đang hoạt động tại Việt Nam.
Hình thức hợp đồng thế chấp nhà ở dành cho doanh nghiệp
Điều 343 Bộ luật dân sự 2015 về việc thế chấp phải được lập thành văn bản. Như vậy, hợp đồng thế chấp nhà ở dành cho doanh nghiệp phải được lập thành văn bản.
Bên cạnh đó, theo khoản 1 Điều 4 Nghị định 102/2017/NĐ-CP về đăng ký biện pháp bảo đảm thì hợp đồng này còn phải chứng thực, công chứng và đăng ký tại cơ quan đăng ký đất đai.
Thời điểm có hiệu lực của hợp đồng thế chấp nhà ở dành cho doanh nghiệp
Hợp đồng thế chấp nhà ở dành cho doanh nghiệp có hiệu lực theo Điều 319 Bộ luật Dân sự 2015 tại thời điểm:
- Từ thời điểm giao kết, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật có quy định khác;
- Thế chấp phát sinh hiệu lực đối kháng với người thứ ba kể từ thời điểm đăng ký.
Theo đó để xác định thời điểm có hiệu lực của hợp đồng thế chấp, doanh nghiệp cũng như các bên trong hợp đồng cần lưu ý các thời điểm từ lúc giao kết, hay thời điểm đăng ký.
Có thể bạn quan tâm
- Đất Nhà nước cho thuê có là tài sản thế chấp không?
- Nhà đang thế chấp có được cho thuê hay không?
- Thủ tục đăng ký thế chấp nhà ở hình thành trong tương lai
- Ngân hàng có được bán tài sản thế chấp khi chủ sở hữu không đồng ý
- Thế chấp đất mà không thế chấp tài sản gắn liền với đất có được không?
Liên hệ Luật sư
Trên đây là quan điểm của Luật sư X về vấn đề “Hợp đồng thế chấp nhà ở dành cho doanh nghiệp”. Để biết thêm thông tin chi tiết hoặc giải đáp những vấn đề pháp lý khó khăn; vui lòng sử dụng dịch vụ tư vấn pháp luật hoặc liên hệ hotline: 0833.102.102.
Câu hỏi thường gặp
Nhà ở đó cần đáp ứng các điều kiện tại Điều 118 Luật Nhà ở 2014, cụ thể:
– Có Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở;
– Không thuộc diện đang có tranh chấp, khiếu nại, khiếu kiện về quyền sở hữu;
– Đang trong thời hạn sở hữu nhà ở đối với trường hợp sở hữu nhà ở có thời hạn;
– Không bị kê biên để thi hành án;
– Không thuộc diện đã có quyết định thu hồi đất, có thông báo giải tỏa, phá dỡ nhà ở của cơ quan có thẩm quyền.
Theo khoản 1 Điều 144 Luật nhà ở 2014, để thế chấp nhà ở doanh nghiệp phải thế chấp tại Tổ chức tín dụng đang hoạt động tại Việt Nam.
Doanh nghiệp có thể thuộc một trong các loại hình sau:
– Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên;
– Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở trên;
– Công ty cổ phần;
– Công ty hợp danh.