Ngày 1/7/2020, Văn phòng Chính phủ đã tổ chức họp báo triển khai; công bố các Dịch vụ công trực tuyến trên cổng Dịch vụ Công Quốc gia; trong đó có Dịch vụ thu nộp tiền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ; và nộp lệ phí trước bạ điện tử cho ô tô, xe máy. Như vậy người dân có thể nộp phạt vi phạm giao thông qua mạng; và nhận giấy tờ tại nhà; và không phải di chuyển đến kho bạc; hay ngân hàng để nộp lệ phí trước bạ cho ô tô, xe máy như lâu nay. Hãy cùng Bộ phận Tư vấn Luật giao thông của Luật sư X tìm hiểu nhé!
Căn cứ pháp lý
- Luật Giao thông đường bộ 2008.
- Nghị định 100/2019/NĐ-CP.
Nội dung tư vấn
Nộp phạt vi phạm giao thông qua mạng
Hình thức nộp phạt vi phạm giao thông online; qua bưu điện được quy định trong nhiều văn bản pháp luật trước đó. Tuy nhiên với sự phát triển của công nghệ, từ năm 2020, nhà nước mới triển khai cổng dịch vụ công quốc gia; để hỗ trợ việc nộp và xử phạt vi phạm giao thông. Về cơ bản thì đây là phương thức mới mà nhiều người chưa thể tiếp cận.
Sự khác biệt giữa nộp phạt vi phạm giao thông qua mạng và trực tiếp khác nhau đó là phương thức:
- Đối với phương thức truyền thống, công dân khi bị xử phạt vi phạm giao thông sẽ phải thực hiện việc nhận biên bản xử phạt; đến phòng cảnh sát giao thông/ đội cảnh sát giao thông nhận quyết định xử phạt; cầm quyết định xử phạt tới ngân hàng hoặc kho bạc để nộp tiền; cầm biên lai nộp tiền quay lại đội cảnh sát giao thông; để nhận lại giấy phép lái xe của mình. Rõ ràng đây là cách thức sẽ khiến công dân tốn thêm về thời gian; và công sức đi lại, không phù hợp với xã hội hiện nay.
- Đối với phương thức nộp phạt trực tuyến, công dân chỉ cần nhận biên bản và kê khai; nộp tiền online qua cổng dịch vụ công quốc gia: dichvucong.gov.vn; sau đó thì bằng lái xe sẽ được gửi chuyển phát đến tận nhà người vi phạm.
Hướng dẫn cách nộp phạt vi phạm giao thông qua mạng
Qua việc trực tiếp trải nghiệm nộp phạt vi phạm giao thông qua mạng, Luật sư X có thể hướng dẫn quý khách như sau:
- Bước 1: Nhận biên bản xử phạt vi phạm giao thông sau khi vi phạm;
- Bước 2: Công dân sẽ nhận được tin nhắn về số điện thoại đã kê khai với cán bộ công an; từ cổng dịch vụ công quốc gia với nội dung về quyết định xử phạt; và liên kết để nộp phạt;
- Bước 3: Truy cập liên kết trong phần tin nhắn; và nhập liệu số “biên bản xử phạt”; hoặc “quyết định xử phạt hành chính”;
- Bước 4: Chọn hình thức nộp phạt, bao gồm: “nộp phạt và nhận kết quả tại nhà”; hoặc “nộp phạt và nhận kết quả tại cơ quan nhà nước”;
- Bước 5: Chọn ngân hàng và nhập thông tin thanh toán;
- Bước 6: Trình biên lai thanh toán với cơ quan nhà nước; hoặc đợi chuyển phát giấy phép lái xe về nơi đăng ký.
Để rõ hơn về quy trình thủ tục, hãy tham khảo video phía dưới của Luật sư X.
Hi vọng bài viết này sẽ có ích cho bạn đọc!
Hãy liên hệ khi có nhu cầu sử dụng dịch vụ luật sư giao thông của Luật sư X: 0833 102 102
Câu hỏi thường gặp
[sc_fs_multi_faq headline-0=”h4″ question-0=”Nộp phạt vi phạm giao thông ở đâu?” answer-0=”Căn cứ quy định tại Khoản 1 Điều 10 Nghị định 81/2013/NĐ-CP và Khoản 16 Điều 1 Nghị định 97/2017/NĐ-CP thì cá nhân, tổ chức vi phạm giao thông thực hiện việc nộp tiền phạt theo một trong các hình thức sau: – Nộp trực tiếp tại Kho bạc nhà nước hoặc ngân hàng thương mại nơi Kho bạc nhà nước ủy nhiệm thu tiền phạt được ghi trong quyết định xử phạt. – Nộp trực tiếp hoặc chuyển khoản vào tài khoản của Kho bạc nhà nước được ghi trong quyết định xử phạt. – Nộp trực tiếp cho người có thẩm quyền xử phạt nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây: + Trường hợp xử phạt hành chính không lập biên bản (áp dụng trong trường hợp xử phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền đến 250.000 đồng đối với cá nhân, 500.000 đồng đối với tổ chức và người có thẩm quyền xử phạt phải ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính tại chỗ). + Tại vùng sâu, vùng xa, biên giới, miền núi mà việc đi lại gặp khó khăn thì cá nhân, tổ chức bị xử phạt có thể nộp tiền phạt cho người có thẩm quyền xử phạt. – Nộp vào Kho bạc nhà nước thông qua dịch vụ bưu chính công ích (Ví dụ như Bưu điện). Ngoài ra, từ ngày 1/7/2020, trên Cổng dịch vụ công quốc gia đã tích hợp dịch vụ nộp phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ. Do đó, ngoài các hình thức nộp phạt nêu trên, hiện tại, người dân còn có thể thực hiện nộp phạt vi phạm giao thông trực tuyến trên Cổng dịch vụ công quốc gia. Khi đó, Cảnh sát giao thông căn cứ vào biên lai thu tiền phạt để trả giấy tờ cho người dân qua bưu điện. ” image-0=”” count=”1″ html=”true” css_class=””]
[sc_fs_multi_faq headline-0=”h4″ question-0=”Nếu chậm nộp phạt vi phạm giao thông thì hậu quả là gì?” answer-0=”Theo điều 78 Luật xử lý vi phạm hành chính, nếu quá thời hạn 10 ngày mà tổ chức, cá nhân bị xử phạt không nộp tiền phạt thì sẽ bị cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt và cứ mỗi ngày chậm nộp phạt thì cá nhân, tổ chức vi phạm phải nộp thêm 0,05% trên tổng số tiền phạt chưa nộp. Nếu cá nhân, tổ chức đó đang ở vùng sâu, vùng xa, biên giới, miền núi thì có thể nộp phạt tại chỗ và người xử phạt sẽ nộp lại vào Kho bạc nhà nước trong vòng 7 ngày kể từ ngày nhận tiền phạt. Nếu việc xử phạt ngoài giờ hành chính, người xử phạt cũng nhận tiền phạt trực tiếp và nộp lại vào Kho bạc nhà nước trong vòng 2 ngày. ” image-0=”” count=”1″ html=”true” css_class=””]
[sc_fs_multi_faq headline-0=”h4″ question-0=”Nộp phạt một lần hay nộp phạt nhiều lần?” answer-0=”Người vi phạm chỉ nộp phạt một lần trừ những trường hợp bị phạt tiền trên 20 triệu đồng (với cá nhân) hoặc 200 triệu đồng (với tổ chức) và đang gặp khó khăn về kinh tế, đồng thời có đơn đề nghị nộp phạt nhiều lần. Đơn đề nghị nộp phạt nhiều lần cần có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú/ sinh sống của cá nhân hoặc cơ quan quản lý thuế trực tiếp của tổ chức. Người vi phạm có thể nộp phạt trong 03 lần và lần thứ nhất phải nộp tối thiểu là 40% tổng số tiền phạt. ” image-0=”” count=”1″ html=”true” css_class=””]