Ngày nay, chúng ta có thể dễ dàng bắt gặp việc các cặp đôi nam – nam, nữ – nữ tay trong tay, cùng nhau tổ chức lễ kết hôn, cùng về sống chung một nhà. Vậy liệu việc kết hôn đồng tính đã được pháp luật Việt Nam thừa nhận hay chưa? Luật sư X sẽ giải đáp vấn đề này thông qua bài viết sau đây.
Căn cứ:
- Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014.
Nội dung tư vấn:
Kết hôn đồng tính là gì?
Kết hôn đồng tính là việc kết hôn giữa những người có cùng giới tính sinh học với nhau, ví dụ như nam kết hôn với nam, nữ kết hôn với nữ. Kết hôn đồng tính xuất phát từ nhu cầu tính dục của bản thân những người đồng giới. Đây không phải là một loại bệnh như nhiều người suy nghĩ mà là xu hướng tình dục bị chi phối bởi tâm lý và cấu tạo sinh lý cơ thể con người mà sinh ra họ đã có và không thể có lựa chọn khác. Những người đồng tính cũng bình thường như mọi người, chỉ khác về xu hướng tình dục.
Kết hôn đồng tính có được pháp luật thừa nhận không?
Về vấn đề thừa nhận hôn nhân giữa những người đồng giới hiện nay còn có những quan điểm trái chiều nhau. Trên thực tế, có những quốc gia đã thừa nhận việc kết hôn giữa những người đồng tính, tuy nhiên cũng có nhiều quốc gia chưa thừa nhận vấn đề này.
Pháp luật các quốc gia trên thế giới:
- Trên thế giới hiện nay đã có 27 quốc gia thừa nhận kết hôn đồng tính. Hà Lan là đất nước đầu tiên trên thế giới hợp pháp hóa hôn nhân đồng tính. Luật pháp cho phép các cặp đồng tính có quyền kết hôn, ly hôn và nhận con nuôi. Tiếp theo sau đó, có rất nhiều các quốc gia cũng lần lượt thừa nhận hôn nhân đồng giới ngay tại lãnh thổ nước mình, tạo điều kiện, cơ hội, sự bình đẳng cho những người đồng giới được bảo vệ, được sống đúng với giới tính của mình, đặc biệt là trong vấn đề hôn nhân gia đình.
- Ở khu vực châu Á của nước ta, Đài Loan là quốc gia tiên phong trong việc bảo vệ quyền bình đẳng cho người đồng tính. Ngày 24/05/2019 là ngày đầu tiền hai người cùng giới tính ở Đài Loan có thể kết hôn với nhau. Đài Loan trở thành quốc gia thứ 27 trên thế giới. Và là quốc gia đầu tiên tại Châu Á tham gia nhóm những quốc gia chấp nhận hôn nhân đồng giới.
Như vậy có thể thấy, các quốc gia đã dần có cái nhìn tích cực về vấn đề hôn nhân đồng giới. Hy vọng rằng vào một tương lai không xa sẽ có nhiều các quốc gia và vùng lãnh thổ thông qua hôn nhân đồng tính cho những người thuộc cộng đồng LGBT.
Pháp luật Việt Nam:
Trước đây, tại điều 10 luật Hôn nhân gia đình năm 2000 có quy định như sau:
Điều 10. Những trường hợp cấm kết hôn
Việc kết hôn bị cấm trong những trường hợp sau đây:
1. Người đang có vợ hoặc có chồng;
2. Người mất năng lực hành vi dân sự;
3. Giữa những người cùng dòng máu về trực hệ; giữa những người có họ trong phạm vi ba đời;
4. Giữa cha, mẹ nuôi với con nuôi; giữa người đã từng là cha, mẹ nuôi với con nuôi, bố chồng với con dâu, mẹ vợ với con rể, bố dượng với con riêng của vợ, mẹ kế với con riêng của chồng;
5. Giữa những người cùng giới tính
Rõ ràng theo quy định trước đây, pháp luật nước ta cấm cản việc kết hôn đồng tính. Hành vi này được liệt kê vào các trường hợp cấm kết hôn và việc vi phạm quy định này sẽ bị xử phạt hành chính 100.000 đồng – 500.000 đồng.
Hiện nay, theo quy định của Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 hiện hành, chúng ta không còn thấy điều luật cấm kết hôn giữa những người cùng giới tính. Tại khoản 2 điều 8 luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 có quy định “Nhà nước không thừa nhận hôn nhân giữa những người cùng giới tính”.
Có thể thấy rằng, tư duy của các nhà làm luật đã thay đổi, họ có cái nhìn mới mẻ, cởi mở hơn về những người đồng tính và hôn nhân của họ. Từ việc “cấm” chuyển sang “không thừa nhận” , tức là không khuyến khích nhưng cũng không cho phép cũng là cả một quá trình thay đổi quan điểm, tư duy mạnh mẽ của những người ban hành pháp luật. Do đó, các cặp đôi đồng tính vẫn có thể tổ chức đám cưới trên thực tế, vẫn được chung sống với nhau nếu họ có mong muốn, tuy nhiên về mặt pháp lý thì pháp luật sẽ không được thừa nhận họ là vợ chồng hợp pháp.
Vì sao pháp luật Việt Nam không thừa nhận kết hôn đồng tính?
Cùng nhìn nhận vào thực tế rằng việc bỏ quy định cấm kết hôn giữa những người cùng giới tính chính là kết quả của cả quá trình vận động, nỗ lực của rất nhiều người, đặc biệt là các bạn của cộng đồng LGBT. Kết quả này đã là một niềm vui với những người cùng giới tính.
Việt Nam là một nước có nền văn hóa Á Đông, không thể ngày một ngày hai sẽ chấp nhận ngay việc hai người cùng giới tính kết hôn cùng nhau vì không phù hợp với thuần phong mỹ tục. Hơn nữa, nếu ngay lập tức thừa nhận hôn nhân đồng tính có thể sẽ gây ra những hệ lụy tiêu cực với xã hội khi mà dân trí về vấn đề kết hôn đồng tính còn hạn chế.
Bên cạnh đó, nhìn nhận dưới góc độ pháp lý, nếu thừa nhận kết hôn đồng tính thì sẽ phải sửa đổi, bổ sung tất cả các quy định liên quan trong hệ thống pháp luật, từ vấn đề xác định quan hệ vợ chồng, quan hệ tài sản, xác định cha, mẹ con, nuôi con nuôi,…
Rõ ràng Việt Nam chúng ta đã có cái nhìn tích cực về hôn nhân giữa những người cùng giới tính. Tuy nhiên để pháp luật nước ta thừa nhận kết hôn đồng tính thì cần phải có thời gian. Hy vọng rằng vào một ngày không xa, việc kết hôn giữa những người trong cộng đồng LGBT sẽ được pháp luật thừa nhận.
Hy vọng bài viết sẽ hữu ích với bạn!
Khuyến nghị
- LSX là thương hiệu hàng đầu về dịch vụ luật sư tranh tụng tại Việt Nam
- Nội dung tư vấn pháp luật mà LSX cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo. Để có những những tư vấn rõ ràng và cụ thể hơn, hãy liên hệ với chúng tôi ngay
Thông tin liên hệ với Luật sư X
Trên đây là tư vấn của Luật sư X về bài viết Kết hôn đồng giới đã được luật Hôn nhân gia đình thừa nhận. Chúng tôi hi vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống.
Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ hãy liên hệ 0833102102
Câu hỏi thường gặp:
Độ tuổi: Nam từ đủ 20 tuổi trở lên, nữ từ đủ 18 tuổi trở lên
Điều 20 Bộ luật Dân sự năm 2015 nêu rõ: “Người thành niên là người từ đủ 18 tuổi trở lên; người thành niên có năng lực dân sự đầy đủ trừ trường hợp mất năng lực hành vi dân sự, có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi hoặc hạn chế năng lực hành vi dân sự”.
Trong đó, “nam từ đủ 20 tuổi trở lên, nữ từ đủ 18 tuổi trở lên” được hiểu là nam đã đủ 20 tuổi, nữ đã đủ 18 tuổi trở lên và được xác định theo ngày, tháng, năm sinh (theo khoản 1 Điều 2 Thông tư liên tịch số 01/2016/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BTP).
Hiện nay các quy định chưa có một khái niệm cụ thể rằng hôn nhân đồng giới là gì. Nếu dựa trên các quy định hiện hành, nếu đã chuyển giới từ nam thành nữ, người đó sẽ được xác định lại giới tính là nữ. Như vậy, bên cạnh việc người chuyển giới được đổi tên, mà còn có thể kết hôn với người mình yêu.
Câu trả lời là có. Theo quy định của luật, pháp luật không thừa nhận hôn nhân đồng giới, tức là không thừa nhận hôn nhân về mặt pháp lý. Hai người sẽ không thể làm thủ tục đăng ký kết hôn tại UBND, cuộc hôn nhân đó không được pháp luật bảo vệ.