“Không cần mang thẻ bảo hiểm y tế khi đi khám chữa bệnh có thật không?”; hay “Quên mang thẻ bảo hiểm y tế thì được thanh toán tiền khám chữa bệnh như thế nào?”; là những câu hỏi mà mấy ngày qua Luật sư X nhận được khá nhiều. Chính vì vậy, Bộ phận hỏi đáp pháp luật của Luật sư X xin đưa ra một số tư vấn để giúp Quý vị hiểu rõ hơn về vấn đề này.
Căn cứ pháp lý
- Luật Bảo hiểm y tế năm 2008 (sửa đổi, bổ sung năm 2014).
- Nghị định 146/2018/NĐ-CP.
- Công văn số 3717/BHXH-CNTT.
- Nghị quyết số 128/2020/QH14.
Nội dung tư vấn
Bảo hiểm y tế là gì?
Căn cứ Khoản 1 Điều 2 Luật Bảo hiểm y tế 2008 (sửa đổi, bổ sung 2014) quy định:
“Bảo hiểm y tế là hình thức bảo hiểm bắt buộc được áp dụng đối với các đối tượng theo quy định của Luật này để chăm sóc sức khỏe, không vì mục đích lợi nhuận do Nhà nước tổ chức thực hiện.”
Như vậy, bảo hiểm y tế là loại hình bảo hiểm thuộc lĩnh vực chăm sóc sức khỏe cộng đồng. Theo đó, người mua bảo hiểm y tế sẽ được chi trả một phần; hoặc toàn bộ chi phí thăm khám; điều trị; phục hồi sức khỏe;… nếu không may xảy ra tai nạn, ốm đau.
Vẫn được hưởng chế độ khám chữa bệnh mà không cần mang thẻ bảo hiểm y tế
Căn cứ Điều 15 Nghị định 146/2018/NĐ-CP quy định:
“Người tham gia bảo hiểm y tế khi đến khám bệnh, chữa bệnh phải xuất trình thẻ bảo hiểm y tế có ảnh; trường hợp thẻ bảo hiểm y tế chưa có ảnh thì phải xuất trình một trong các giấy tờ tùy thân có ảnh do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền cấp hoặc Giấy xác nhận của Công an cấp xã hoặc giấy tờ khác có xác nhận của cơ sở giáo dục nơi quản lý học sinh, sinh viên; các giấy tờ chứng minh nhân thân hợp pháp khác.”
Hiện nay, thẻ bảo hiểm y tế không có ảnh của người tham gia. Vì vậy, để được thanh toán chi phí khám chữa bệnh, người dân cần phải xuất trình đồng thời thẻ bảo hiểm y tế; và giấy tờ tùy thân của mình.
Do đó, nếu không mang theo thẻ bảo hiểm y tế, người bệnh sẽ phải tự mình thanh toán toàn bộ chi phí tại bệnh viện nơi mình điều trị; rồi sau đó mới làm thủ tục để được Quỹ bảo hiểm y tế thanh toán một phần chi phí khám chữa bệnh.
Tuy nhiên, giữa tháng 11/2020 vừa qua, tại Công văn số 3717/BHXH-CNTT đã hướng dẫn sử dụng ứng dụng VssID để thay thế thẻ bảo hiểm y tế giấy hiện nay. Theo đó, với ứng dụng này, người dân có thể đi khám chữa bệnh mà không cần mang thẻ bảo hiểm y tế giấy; mà vẫn được hưởng chế độ như bình thường.
Mức thanh toán khi khám chữa bệnh mà không mang thẻ bảo hiểm y tế
Đối với người dân 10 tỉnh miền Trung chịu ảnh hưởng của bão lũ; được sử dụng ứng dụng VssID thay thế cho thẻ bảo hiểm y tế; nên họ hoàn toàn có thể yên tâm sử dụng ứng dụng này khi đi khám chữa bệnh; để được hưởng chế độ bảo hiểm y tế.
Đối với những trường hợp đi khám bệnh, chữa bệnh tại nơi đăng ký khám bệnh, chữa bệnh ban đầu; không đúng quy định tại khoản 1 Điều 28 của Luật Bảo hiểm y tế; sẽ được thanh toán theo khoản 4 Điều 30 Nghị định 146/2018/NĐ-CP như sau:
“Trường hợp người bệnh đi khám bệnh, chữa bệnh tại nơi đăng ký khám bệnh, chữa bệnh ban đầu không đúng quy định tại khoản 1 Điều 28 của Luật bảo hiểm y tế được quỹ bảo hiểm y tế thanh toán theo chi phí thực tế trong phạm vi được hưởng và mức hưởng bảo hiểm y tế nhưng tối đa không quá 0,15 lần mức lương cơ sở tại thời điểm khám bệnh, chữa bệnh đối với trường hợp khám bệnh, chữa bệnh ngoại trú và tối đa không quá 0,5 lần mức lương cơ sở tại thời điểm ra viện đối với trường hợp khám bệnh, chữa bệnh nội trú.”
Căn cứ quy định trên, người bệnh sẽ được thanh toán trong phạm vi mức hưởng của từng đối tượng; nhưng tối đa không quá mức lương cơ sở năm 2021: 1,49 triệu đồng/tháng theo Nghị quyết số 128/2020/QH14.
Như vậy, không cần mang thẻ bảo hiểm y tế giấy; người dân có thể sử dụng app VssID để thay thế.
Hi vọng rằng nội dung Luật sư tư vấn sẽ giúp ích được cho bạn đọc. Hãy liên hệ khi có nhu cầu sử dụng dịch vụ pháp lý của Luật sư X: 0833 102 102
Câu hỏi thường gặp
[sc_fs_multi_faq headline-0=”h4″ question-0=”Mức thanh toán tối đa cho 01 đợt khám chữa bệnh; với loại hình khám chữa bệnh ngoại trú là bao nhiêu?” answer-0=”Theo quy định tại Khoản 4 Điều 30 Nghị định 146/2018/NĐ-CP thì mức hưởng bảo hiểm y tế nhưng tối đa không quá 0,15 lần mức lương cơ sở; tại thời điểm khám bệnh, chữa bệnh; đối với trường hợp khám bệnh, chữa bệnh ngoại trú. Do đó, mức thanh toán tối đa cho 01 đợt khám chữa bệnh; với loại hình khám chữa bệnh ngoại trú là 223.500 đồng. (Mức lương cơ sở năm 2021: 1,49 triệu đồng/tháng theo Nghị quyết số 128/2020/QH14).” image-0=”” count=”1″ html=”true” css_class=””]
[sc_fs_multi_faq headline-0=”h4″ question-0=”Mức thanh toán tối đa cho 01 đợt khám chữa bệnh; với loại hình khám chữa bệnh nội trú là bao nhiêu?” answer-0=”Theo quy định tại Khoản 4 Điều 30 Nghị định 146/2018/NĐ-CP thì mức hưởng bảo hiểm y tế nhưng tối đa không quá 0,5 lần mức lương cơ sở; tại thời điểm ra viện đối với trường hợp khám bệnh, chữa bệnh nội trú. Do đó, mức thanh toán tối đa cho 01 đợt khám chữa bệnh; với loại hình khám chữa bệnh nội trú là 745.000 đồng. (Mức lương cơ sở năm 2021: 1,49 triệu đồng/tháng theo Nghị quyết số 128/2020/QH14).” image-0=”” count=”1″ html=”true” css_class=””]
[sc_fs_multi_faq headline-0=”h4″ question-0=”Mức hưởng bảo hiểm y tế trái tuyến là bao nhiêu?” answer-0=”Cụ thể, tại khoản 15 Điều 1 Luật Bảo hiểm y tế sửa đổi quy định: Người có thẻ BHYT khi đi khám, chữa bệnh trái tuyến; tại tuyến tỉnh được thanh toán 100% chi phí điều trị nội trú trong phạm vi cả nước (trước đây chỉ là 60%). Còn nếu khám, chữa bệnh trái tuyến; tại bệnh viện tuyến trung ương vẫn sẽ được hưởng 40% chi phí điều trị nội trú; tại bệnh viện tuyến huyện vẫn được hưởng 100% chi phí khám, chữa bệnh. ” image-0=”” count=”1″ html=”true” css_class=””]