Xin chào Luật sư. Ngày hôm qua khi đang lướt mạng xã hội thì tôi có nhận được một tin nhắn quảng cáo vay tiền online. Do đang cần vốn làm ăn kinh doanh nên tôi đã thực hiện làm theo những thao tác được chỉ dẫn để vay tiền. Họ có yêu cầu đóng một khoản phí trước, gọi là bảo hiểm cho khoản vay để được giải ngân số tiền tôi vay và tôi đã gửi cho vay. Sau khi nhận được tiền họ đã chặn mọi thông tin liên lạc với tôi, lúc đó tôi mới ngộ ra rằng mình đã bị lừa. Tôi không biết rằng khi bị lừa đảo vay tiền online phải làm sao? Hiện tại tôi đang rất rối, mong được Luật sư giải đáp, tôi xin cảm ơn!
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến LSX. Chúng tôi sẽ giải đáp thắc mắc trên của bạn tại bài viết dưới đây. Hi vọng những thông tin chúng tôi chia sẻ sẽ giúp bạn bảo vệ quyền lợi của mình.
Căn cứ pháp lý
Vay tiền qua app là gì?
Hiện nay, Luật Các tổ chức tín dụng 2010 (sửa đổi 2017) và các văn bản hướng dẫn chưa có quy định điều chỉnh hoạt động vay tiền qua app.
Vì vậy, vay tiền qua app có thể được xem là một hình thức vay tiền thông qua hợp đồng vay tài sản theo Điều 463 Bộ luật Dân sự 2015. Trong đó, việc các bên ký kết hợp đồng vay được thực hiện thông qua các ứng dụng vay tiền trực tuyến.
Và ứng dụng vay tiền trực tuyến (app vay tiền online) thực chất là một ứng dụng cho vay tín chấp, người đi vay không cần có tài sản bảo đảm và người cho vay thì dựa vào uy tín của người đi vay về thu nhập và khả năng trả nợ để cho vay.
Quy định về hợp đồng vay tài sản
Theo quy định tại Điều 463 Bộ luật Dân sự 2015, hợp đồng vay tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên cho vay giao tài sản cho bên vay.
Khi đến hạn trả, bên vay phải hoàn trả cho bên cho vay tài sản cùng loại theo đúng số lượng, chất lượng và chỉ phải trả lãi nếu có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định.
* Lãi suất trong hợp đồng vay
Điều 468 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về lãi suất trong hợp đồng vay như sau:
– Lãi suất vay do các bên thỏa thuận.
+ Trường hợp các bên có thỏa thuận về lãi suất thì lãi suất theo thỏa thuận không được vượt quá 20%/năm của khoản tiền vay, trừ trường hợp luật khác có liên quan quy định khác.
Căn cứ tình hình thực tế và theo đề xuất của Chính phủ, Ủy ban thường vụ Quốc hội quyết định điều chỉnh mức lãi suất nói trên và báo cáo Quốc hội tại kỳ họp gần nhất.
+ Trường hợp lãi suất theo thỏa thuận vượt quá lãi suất giới hạn được quy định tại khoản này thì mức lãi suất vượt quá không có hiệu lực.
– Trường hợp các bên có thỏa thuận về việc trả lãi, nhưng không xác định rõ lãi suất và có tranh chấp về lãi suất thì lãi suất được xác định bằng 50% mức lãi suất giới hạn 20%/năm nêu trên tại thời điểm trả nợ.
* Nghĩa vụ trả nợ của bên vay
Nghĩa vụ trả nợ của bên vay được quy định tại Điều 466 Bộ luật Dân sự 2015 như sau:
– Bên vay tài sản là tiền thì phải trả đủ tiền khi đến hạn; nếu tài sản là vật thì phải trả vật cùng loại đúng số lượng, chất lượng, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
– Trường hợp vay không có lãi mà khi đến hạn bên vay không trả nợ hoặc trả không đầy đủ thì bên cho vay có quyền yêu cầu trả tiền lãi với mức lãi suất theo quy định tại khoản 2 Điều 468 Bộ luật Dân sự 2015 trên số tiền chậm trả tương ứng với thời gian chậm trả, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật có quy định khác.
– Trường hợp vay có lãi mà khi đến hạn bên vay không trả hoặc trả không đầy đủ thì bên vay phải trả lãi như sau:
+ Lãi trên nợ gốc theo lãi suất thỏa thuận trong hợp đồng tương ứng với thời hạn vay mà đến hạn chưa trả; trường hợp chậm trả thì còn phải trả lãi theo mức lãi suất quy định tại khoản 2 Điều 468 Bộ luật Dân sự 2015;
+ Lãi trên nợ gốc quá hạn chưa trả bằng 150% lãi suất vay theo hợp đồng tương ứng với thời gian chậm trả, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
Khi bị lừa đảo vay tiền online phải làm sao?
Trường hợp phát hiện bị lừa vay tiền qua app thì để bảo vệ quyền lợi hợp pháp của mình, người vay tiền có thể tiến hành tố giác về tội phạm đến cơ quan có thẩm quyền.
* Cơ quan, tổ chức tiếp nhận tố giác về tội phạm
Cơ quan, tổ chức có trách nhiệm tiếp nhận tố giác về tội phạm theo khoản 2 Điều 145 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015, khoản 1 Điều 5 Thông tư liên tịch 01/2017/TTLT-BCA-BQP-BTC-BNN&PTNT-VKSNDTC, bao gồm:
– Cơ quan điều tra;
– Cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra;
– Viện kiểm sát các cấp;
– Các cơ quan, tổ chức quy định tại điểm b khoản 2 Điều 145 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 gồm:
+ Công an xã, phường, thị trấn, Đồn Công an, Trạm Công an;
+ Tòa án các cấp;
+ Cơ quan báo chí và các cơ quan, tổ chức khác.
* Hồ sơ tố giác tội phạm bao gồm:
– Đơn trình báo công an;
– CMND/CCCD/Hộ chiếu của bị hại (bản sao công chứng);
– Sổ hộ khẩu của bị hại (bản sao công chứng).
– Chứng cứ liên quan để chứng minh (hình ảnh, ghi âm, video,… có chứa nguồn thông tin của hành vi phạm tội).
Ngoài việc trình báo trực tiếp với cơ quan có thẩm quyền, người bị hại còn có thể thông tin, trình báo lừa đảo qua đường dây nóng của cơ quan Công an:
– Đường dây nóng Phòng An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao: 069.219.4053 – Cục Cảnh sát hình sự;
– Địa chỉ https://canhbao.ncsc.gov.vn./#!/ của Trang cảnh báo an toàn thông tin Việt Nam.
– Đối với người dân tại Thành phố Hồ Chí Minh, người dân có thể gọi đến số điện thoại đường dây nóng 08.3864.0508 để thông tin, trình báo về chiếm đoạt tài sản, lừa đảo qua mạng.
Lừa đảo vay tiền qua app bị xử lý thế nào?
Tùy theo tính chất, mức độ của hành vi vi phạm, các đối tượng thực hiện lừa đảo cho vay tiền qua app để chiếm đoạt tiền của người khác có thể bị xử phạt vi phạm hành chính hoặc bị xử lý hình sự như sau:
Xử phạt hành chính
Theo điểm c khoản 1 Điều 15 Nghị định 144/2021/NĐ-CP, người có hành vi dùng thủ đoạn gian dối để chiếm đoạt tài sản của người khác có thể bị phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng.
Người có hành vi trên còn bị áp dụng hình thức xử phạt bổ sung sau:
– Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính;
– Trục xuất người nước ngoài có hành vi vi phạm trên.
Xử lý hình sự
Người nào bằng thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tài sản của người khác mà đủ dấu hiệu cấu thành tội phạm thì có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản được quy định tại Điều 174 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017) với khung hình phạt như sau:
* Khung 1:
Phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm đối với người nào bằng thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tài sản của người khác trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau:
– Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản mà còn vi phạm;
– Đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các Điều 168, 169, 170, 171, 172, 173, 175 và 290 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017), chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;
– Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;
– Tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ.
* Khung 2:
Phạt tù từ 02 năm đến 07 năm đối với đối với người nào bằng thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tài sản của người khác thuộc một trong các trường hợp sau:
– Có tổ chức;
– Có tính chất chuyên nghiệp;
– Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng;
– Tái phạm nguy hiểm;
– Lợi dụng chức vụ, quyền hạn hoặc lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức;
– Dùng thủ đoạn xảo quyệt.
* Khung 3:
Phạt tù từ 07 năm đến 15 năm đối với đối với người nào bằng thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tài sản của người khác thuộc một trong các trường hợp sau:
-Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;
– Lợi dụng thiên tai, dịch bệnh.
* Khung 4:
Phạt tù từ 12 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân đối với đối với người nào bằng thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tài sản của người khác thuộc một trong các trường hợp sau:
– Chiếm đoạt tài sản trị giá 500.000.000 đồng trở lên;
– Lợi dụng hoàn cảnh chiến tranh, tình trạng khẩn cấp.
* Hình phạt bổ sung:
Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.
Bên cạnh đó, trong trường hợp cho vay với lãi suất gấp 05 lần trở lên của mức lãi suất cao nhất quy định trong Bộ luật Dân sự 2015 mà đủ dấu hiệu cấu thành tội phạm có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về Tội cho vay lãi nặng trong giao dịch dân sự theo Điều 201 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017).
Mời bạn xem thêm bài viết:
- Vay thế chấp sổ hồng đồng sở hữu là gì?
- Mẫu đơn xin vay vốn mới nhất hiện nay
- Pháp luật hiện nay có công nhận giao dịch cho vay tiền ảo không?
Khuyên nghị
Luật sư X là đơn vị pháp lý đáng tin cậy, những năm qua luôn nhận được sự tin tưởng tuyệt đối của quý khách hàng. Với vấn đề Khi bị lừa đảo vay tiền online phải làm sao chúng tôi cung cấp dịch vụ luật sư bào chữa cho người bị tố lừa đảo Công ty Luật sư X luôn hỗ trợ mọi thắc mắc, loại bỏ các rủi ro pháp lý cho quý khách hàng.
Thông tin liên hệ
Luật sư X sẽ đại diện khách hàng để giải quyết các vụ việc có liên quan đến vấn đề “Khi bị lừa đảo vay tiền online phải làm sao?” hoặc các dịch vụ khác liên quan như là tư vấn pháp lý về đăng ký làm lại giấy khai sinh online. Với kinh nghiệm nhiều năm trong ngành và đội ngũ chuyên gia pháp lý dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ hỗ trợ quý khách hàng tháo gỡ vướng mắc, không gặp bất kỳ trở ngại nào. Hãy liên lạc với số hotline 0833102102 để được trao đổi chi tiết, xúc tiến công việc diễn ra nhanh chóng, bảo mật, uy tín.
Câu hỏi thường gặp
Theo quy định hiện hành , thời hiệu đối với hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản theo quy định là 01 năm.
Điều 585 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về nguyên tắc bồi thường thiệt hại như sau:
– Thiệt hại thực tế phải được bồi thường toàn bộ và kịp thời. Các bên có thể thỏa thuận về mức bồi thường, hình thức bồi thường bằng tiền, bằng hiện vật hoặc thực hiện một công việc, phương thức bồi thường một lần hoặc nhiều lần, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
– Người chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại có thể được giảm mức bồi thường nếu không có lỗi hoặc có lỗi vô ý và thiệt hại quá lớn so với khả năng kinh tế của mình.
– Khi mức bồi thường không còn phù hợp với thực tế thì bên bị thiệt hại hoặc bên gây thiệt hại có quyền yêu cầu Tòa án hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác thay đổi mức bồi thường.
– Khi bên bị thiệt hại có lỗi trong việc gây thiệt hại thì không được bồi thường phần thiệt hại do lỗi của mình gây ra.
– Bên có quyền, lợi ích bị xâm phạm không được bồi thường nếu thiệt hại xảy ra do không áp dụng các biện pháp cần thiết, hợp lý để ngăn chặn, hạn chế thiệt hại cho chính mình.
Bước 01: Thu thập chứng cứ bị lừa đảo
Bước 02: Tố giác đến cơ quan chức năng
Bước 03: Cơ quan chức năng xác minh vụ việc
Bước 04: Tiến hành điều tra