Khi nào phải đăng ký hộ tịch

bởi Bichngocvu
trích lục hộ tịch

Đăng ký hộ tịch được xác định là nhiệm vụ quan trọng; thường xuyên của các cấp chính quyền từ trung ương đến địa phương. Nhằm theo dõi tình trạng và sự biến về hoạt động của người dân. Đối với người dân đăng ký hộ tịch vừa là nghĩa vụ vừa là quyền; đó là cơ sở để bảo hộ các quyền, lợi ích của cá nhân và hộ gia đình ví dụ như khi bạn cần Trích lục giấy khai sinh. Việc đăng ký hộ tịch góp phần xây dựng các chính sách về kinh tế, xã hội, dân số, kế hoạch hóa gia đình, an ninh quốc phòng. Từ ngày 1/1/2016, khi luật hộ tịch 2014 có hiệu lực những vấn đề về tịch, khi nào phải đăng ký hộ tịch? Để gải đáp các vấn đề này, Luật sư X chúng tôi xin tư vấn như sau:

CƠ SỞ PHÁP LÝ

Luật hộ tịch 2014

Nghị định 23/2015/NĐ-CP

Đăng ký hộ tịch là gì?

Theo quy định tại khoản 2 Điều 3 Luật hộ tịch 2014 đăng ký hộ tịch là việc cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác nhận hoặc ghi vào Sổ hộ tịch các sự kiện hộ tịch của cá nhân, tạo cơ sở pháp lý để nhà nước bảo hộ quyền lợi ích hợp pháp của cá nhân, thực hiện quản lý về dân cư.

Nội dung đăng ký hộ tịch

Theo quy định của pháp luật hiện nay thì ghi nhận thành những nội dung phải xác nhận vào Sổ hộ tịch và; những nội dung phải ghi vào Sổ hộ tịch của cá nhân theo bản án, quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Xác nhận vào Sổ hộ tịch các sự kiện sau:

  • Khai sinh;
  • Kết hôn;
  • Giám hộ;
  • Nhận cha, mẹ, con;
  • Thay đổi , cải chính hộ tịch, xác định lại dân tộc, bổ sung thông tin hộ tịch;
  • Khai tử.

Ghi vào Sổ hộ tịch việc thay đổi hộ tịch của cá nhân khi có bản án; quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền

  • Thay đổi quốc tịch;
  • Xác định cha, mẹ, con;
  • Xác định lại giới tính;
  • Nuôi con nuôi, chấm dứt việc nuôi con nuôi;
  • Ly hôn, hủy việc kết hôn trái pháp luật, công nhận việc kết hôn;
  • Công nhận giám hộ;
  • Tuyên bố hoặc hủy tuyên bố một người mất tích; đã chết; bị mất hoặc hạn chế năng lực hành vi v

Vậy khi rơi vào các trường hợp đã được nêu trên thì bạn phải đăng ký hộ tịch tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Khi bạn muốn sử dụng các dịch về đăng ký hộ tịch Luật Sư X hãy liên hệ:  0833102102.

Thẩm quyền đăng ký hộ tịch

Theo quy định hiện hành thì cơ quan đăng ký hộ tịch: Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn; Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh. Nếu bạn đang học tập, làm việc tại nước ngoài bạn có thể đến Cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan đại diện lãnh sự của Việt Nam tại nước ngoài.

Ai phải đăng ký hộ tịch

Theo quy đinh hiện nay thì Công dân Việt Nam, người không quốc tịch thường trú ở Việt Nam có quyền và phải có nghĩa vụ đăng ký hộ tịch. Quy định này áp dụng cả đối với người nước ngoài thường trú tại Việt Nam. Trừ trường hợp Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên có quy định khác.

Dịch vụ trích lục hộ tịch

Khi sử dụng dịch vụ của chúng tôi thì quý khách “chỉ việc ký” mà thôi, tiết kiệm thời gian, công sức tối đa cho quý khách:

Quý khách vui lòng liên lạc theo số máy: 0833102102 để được tư vấn, hỗ trợ về dịch vụ.

Thông tin liên hệ với Luật sư X

Trên đây là tư vấn của Luật sư X  về vấn đề TLGSK hiện nay. Chúng tôi hi vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống.

Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ của luật sư X về vấn đề trích lục và làm lại giấy khai sinh hãy liên hệ 0833102102.

Câu hỏi thường gặp

Những trường hợp nào được miễn lệ phí đăng ký hộ tịch?

Theo Điều 10 Luật Hộ tịch 2014 thì Giấy tờ do cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài cấp, công chứng hoặc xác nhận để sử dụng cho việc đăng ký hộ tịch tại Việt Nam phải được hợp pháp hóa lãnh sự theo quy định. Như bạn đăng ký kết hôn tại cơ quan có thẩm quyền tại nước ngoài và bạn muốn xác nhận vào Sổ hộ tịch tại Việt Nam việc mình đã kết hôn thì hoàn toàn có thể yêu cầu cơ quan nhà nước thực hiện.

Cơ quản lý Cơ sở dữ liệu hộ tich là gì?

Cơ quan quản lý cơ sở dữ liệu hộ tịch gồm cơ quan đăng ký hộ tịch, Bộ tư pháp; Bộ ngoại giao và cơ quan khác được giao thẩm quyền.

Giấy chứng nhận kết hôn do UBND xã cấp phải có những thông tin gì:

Họ, chữ đệm và tên; ngày, tháng, năm sin; dân tộc; quốc tịch; nơi cư trú; thông tin về giấy tờ chứng minh nhân thân của hai ben nam, nữ;
Ngày, tháng năm, đăng ký kết hôn;
Chữ ký hoặc điểm chỉ của 2 bên và xác nhận của cơ quan .

Thời hạn đăng ký khai sinh cho con?

Theo Điều 1 Luật hộ tịch quy định: trong thời hạn 60 ngày kể từ ngày sinh con, cha hoặc mẹ có trách nhiệm đăng ký khai sinh cho con; trường hợp cha, mẹ không thể đăng ký khai sinh cho con thì ông hoặc bà hoặc người thân thích khác của cá nhân; tổ chức đang nuôi dưỡng trẻ em có trách nhiệm đăng ký khai sinh cho trẻ em.

5/5 - (1 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm