Khi nào thẻ căn cước bị thu hồi, tạm giữ

bởi Luật Sư X

Thẻ căn cước công dân là giấy tờ tùy thân quan trọng đối với mỗi cá nhân, tuy nhiên trong một số trường hợp không chấp hành đúng theo quy định của pháp luật, có thể sẽ bị thu hồi hoặc tạm giữ thẻ căn cước công dân. Vậy khi nào thẻ căn cước bị thu hồi, tạm giữ, hãy theo dõi bài viết dưới đây của Luật sư X về các trường bị thu hồi, tạm giữ thẻ căn cước công dân.

Căn cứ:

  • Luật căn cước công dân năm 2014;
  • Nghị định 137/2015/NĐ-CP.

Nội dung tư vấn:

1. Thẻ căn cước công dân là gì?

 Căn cước công dân là các thông tin cơ bản về lai lịch, đặc điểm nhận dạng của công dân từ 14 tuổi trở lên. Trong đó, đặc điểm nhận dạng là đặc điểm cá biệt và ổn định bên ngoài của một người để phân biệt người này với người khác.

Thẻ căn cước công dân là thẻ thể hiện các thông tin căn cước công dân. Hay nó là loại thẻ thể hiện các thông tin cơ bản về lai lịch, đặc điểm nhận dạng của công dân.

Nói đơn giản, thẻ căn cước công dân là loại chứng minh nhân dân mới. Gọi là giấy chứng minh nhân dân là vì CMND làm bằng giấy. Gọi là thẻ căn cước công dân vì CCCD làm bằng nhựa plastic. 

2. Điều kiện được cấp thẻ

  • Công dân từ 14 tuổi trở lên
  • Đăng ký hộ khẩu thường trú tại tỉnh thành đã triển khai sử dụng thẻ CCCD

Theo luật căn cước công dân, thẻ phải được đổi khi công dân đủ 25 tuổi, đủ 40 tuổi và đủ 60 tuổi.

Các thông tin có trong thẻ căn cước công dân bao gồm: Mặt trước: Số căn cước công dân; Họ và tên; Ngày, tháng, năm sinh; Giới tính; Quốc tịch; Quê quán; Nơi thường trú; Có giá trị đến (thời hạn, ngày hết hạn).

Ủy ban Quốc phòng An ninh nhận định việc phát triển ứng dụng thẻ công dân điện tử và cấp số định danh cá nhân, thay thế cho chứng minh thư mới nhằm giảm giấy tờ công dân trong lĩnh vực quản lý hộ tịch, quản lý cư trú, quản lý trật tự, an toàn xã hội và các lĩnh vực liên quan, như: giấy khai sinh, chứng nhận kết hôn, sổ hộ khẩu, thẻ bảo hiểm y tế, sổ bảo hiểm xã hội, mã số thuế cá nhân… Nên việc quản lý sử dụng thẻ Căn cước công dân cũng có phần khắt khe hơn. Mọi người cần lưu ý những quy định của pháp luật để chấp hành.

3. Trường hợp thu hồi, tạm giữ thẻ Căn cước công dân.

Theo Căn cứ tại Điều 28 Luật căn cước công dân năm 2014 quy định:

Thẻ Căn cước công dân bị tạm giữ trong trường hợp:

– Người đang chấp hành quyết định đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc;

– Người đang bị tạm giữ, tạm giam, chấp hành án phạt tù.

Trong thời gian bị tạm giữ thẻ Căn cước công dân, công dân được cơ quan tạm giữ thẻ Căn cước công dân cho phép sử dụng thẻ Căn cước công dân của mình để thực hiện giao dịch theo quy định của pháp luật.

Công dân được trả lại thẻ Căn cước công dân khi hết thời hạn tạm giữ, tạm giam, chấp hành xong án phạt tù, chấp hành xong quyết định đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc.

4. Thẩm quyền thu hồi, tạm giữ thẻ Căn cước công dân

4.1. Thẩm quyền thu hồi căn cước công dân

Cơ quan quản lý căn cước công dân có thẩm quyền thu hồi thẻ Căn cước công dân trong trường hợp công dân bị thu hồi.

Việc thu hồi thẻ Căn cước công dân phải được lập biên bản, giao cho người bị thu hồi thẻ một bản và có sổ sách theo dõi; thẻ Căn cước công dân bị thu hồi được bảo quản và lưu giữ chung cùng hồ sơ cấp thẻ Căn cước công dân tại tàng thư căn cước công dân.

4.2. Thẩm quyền tạm giữ căn cước công dân

Cơ quan thi hành lệnh tạm giữ, tạm giam, cơ quan thi hành án phạt tù, thi hành quyết định đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc có thẩm quyền tạm giữ thẻ Căn cước công dân.

Việc tạm giữ thẻ Căn cước công dân phải lập thành biên bản, giao cho người bị tạm giữ thẻ một bản và có sổ sách theo dõi.Trong thời gian bị tạm giữ thẻ Căn cước công dân, công dân được cơ quan tạm giữ thẻ Căn cước công dân cho phép sử dụng thẻ Căn cước công dân của mình để thực hiện giao dịch theo quy định của pháp luật.

Công dân được trả lại thẻ Căn cước công dân khi hết thời hạn tạm giữ, tạm giam, chấp hành xong án phạt tù, chấp hành xong quyết định đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc. Việc trả lại thẻ phải lập thành biên bản và giao cho người nhận lại thẻ một bản.

5. Trường hợp được cấp lại thẻ căn cước công dân

  • Bị mất thẻ Căn cước công dân;
  • Được trở lại quốc tịch Việt Nam theo quy định của Luật quốc tịch Việt Nam.

Trên đây là bài viết của Luật sư X về trưởng hợp bị thu hồi, tạm giữ thẻ căn cước công dân.

Hi vọng bài viết có ích cho độc giả.

Khuyến nghị

  1. LSX là thương hiệu hàng đầu về dịch vụ luật sư  tại Việt Nam
  2. Nội dung tư vấn pháp luật mà LSX cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo. Để có những những tư vấn rõ ràng và cụ thể hơn, hãy liên hệ với chúng tôi ngay

 

Bình chọn bài viết

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm