Căn cứ:
- Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012
- Nghị định 167/2013/NĐ-CP
Nội dung tư vấn:
1. Xử phạt vi phạm hành chính.
Căn cứ vào khoản 2 Điều 2 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 thì Xử phạt vi phạm hành chính là việc người có thẩm quyền xử phạt áp dụng hình thức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả đối với cá nhân, tổ chức thực hiện hành vi vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính
Hay nói một cách đơn giản thì xử phạt hành chính đặt ra khi có hành vi vi phạm.
Trong xử phạt hành chính, có 5 hình thức xử phạt chính, bao gồm:
- Cảnh cáo;
- Phạt tiền;
- Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;
- Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính;
- Trục xuất.
Với 5 hình thức xử phạt trên, thì 2 hình thức xử phạt là Cảnh cáo và Phạt tiền là hình thức xử phạt chính, 3 hình thức còn lại có thể là hình thức xử phạt bổ sung hoặc phạt chính tùy từng trường hợp.
Cụ thế hóa từ khoản 1 Điều 21 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012:
Điều 21. Các hình thức xử phạt và nguyên tắc áp dụng
1. Các hình thức xử phạt vi phạm hành chính bao gồm:
a) Cảnh cáo;
b) Phạt tiền;
c) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;
d) Tịch thu tang vật vi phạm hành chính, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính (sau đây gọi chung là tang vật, phương tiện vi phạm hành chính);
đ) Trục xuất.
Về nguyên tắc, với mỗi vi phạm hành chính thì người có thẩm quyền xử phạt chỉ áp dụng 01 hình thức xử phạt chính và có thể bị áp dụng 01 hoặc nhiều hình thức xử phạt bổ sung khác.
2. Khi nào thì được miễn, giảm tiền nộp phạt.
Về Chủ thể:
-
Cá nhân bị phạt tiền từ 3 triệu đồng trở lên. Khi có hành vi vi phạm mà mức xử phạt từ 3 triệu đồng trở lên là điều kiện đầu tiên để được xét duyệt miễn giảm. Theo đó, chỉ có cá nhân mới được xem xét miễn giảm mức xử phạt, tổ chức vi phạm thì không.
Khi đủ điều kiện trên, chủ muốn được xem xét miễn, giảm tiền nộp phải đáp ứng 2 điều kiện sau:
-
Đang gặp khó khăn đặc biệt, đột xuất về kinh tế do thiên tai, thảm họa, hỏa hoạn, dịch bệnh, bệnh hiểm nghèo, tai nạn;
-
Có xác nhận của Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi cư trú hoặc cơ quan, tổ chức nơi người đó học tập, làm việc.
3. Thủ tục xin miễn, giảm tiền nộp phạt.
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ đề nghị xét duyệt miễn giảm tiền nộp phạt.
- Đơn đề nghị miễn, giảm tiền phạt theo mẫu. Mẫu đơn phải thể hiện rõ các nội dung như lý do đề nghị miễn, giảm tiền phạt, thông tin người xin miễn giảm,…
- Xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người đó cư trú hoặc nơi làm việc về hoàn cảnh khó khăn.
- Xác nhận của cơ sở khám, chữa bệnh; chi phí khám, chữa bệnh có đầy đủ chứng từ trong trường hợp cá nhân bị bệnh hiểm nghèo thì phải có
Bước 2: Gửi hồ sơ tới cơ quan có thẩm quyền đã ra quyết định xử phạt.
Chẳng hạn như trong xử phạt vi phạm hành chính thì người vi phạm gửi hồ sơ đã chuẩn bị tại bước 1 đến cơ quan cảnh sát giao thông đã xử phạt mình.
Bước 3: Trong thời hạn 03 ngày,cơ quan nhận đơn chuyển đơn kèm hồ sơ đến cấp trên trực tiếp.
Cấp trên trực tiếp xem xét quyết định và thông báo cho người đã ra quyết định xử phạt trong thời hạn 5 ngày về hồ sơ có được chấp thuận hay không. Nếu từ chối việc miễn, giảm tiền phạt thì phải nêu rõ lý do.
Hy vọng bài viết có ích cho bạn!