Khi nào tiến hành bầu cử lại và bầu cử thêm? Bầu cử lại và bầu cử thêm sẽ được tiến hành khi có sự vi phạm pháp luật trong công tác bầu cử; hoặc số cử tri đi bỏ phiếu chưa đạt. Mới đây Hà Nội quý định hai đơn vị bầu cử đại biểu HĐND cấp xã tại huyện Phú Xuyên; và huyện Mê Linh phải tổ chức bầu cử lại. Để biết rõ hơn về những quy định bầu cử thêm, bầu cử lại hãy tham khảo bài viết dưới đây của Luật Sư X nhé.
Căn cứ pháp lý
Nội dung tư vấn
Khi nào tiến hành bầu cử lại và bầu cử thêm?
Bầu cử thêm tiến hành khi:
Căn cứ theo nội dung quy định của Luật Bầu cử Đại biểu Quốc hội và Đại biểu Hội đồng nhân dân 2015. Bầu cử thêm được hiểu là một hoạt động tiến hành trong giai đoạn kết thúc bầu cử lần đầu. Bầu cử thêm được tiến hành trong trường hợp sau:
- Trong cuộc bầu cử đầu tiên, nếu số người trúng cử đại biểu Quốc hội chưa đủ số lượng đại biểu được bầu đã ấn định cho đơn vị bầu cử.
- Trong cuộc bầu cử đầu tiên, nếu số người trúng cử đại biểu Hội đồng nhân dân chưa đủ hai phần ba số lượng đại biểu được bầu đã ấn định.
Bầu cử lại tiến hành khi:
Bầu cử lại là việc bầu cử được thực hiện ở các đơn vị bầu cử mà tại cuộc bầu cử đầu tiên. Bầu cử lại sẽ được tiến hành trong các trường hợp sau:
- Trường hợp đơn vị bầu cử có số cử tri đi bỏ phiếu chưa đạt quá một nửa tổng số cử tri ghi trong danh sách cử tri
- Trường hợp vị bầu cử đại biểu Quốc hội có vi phạm pháp luật nghiêm trọng.
Bầu cử lại và bầu cử thêm tiến hành khi nào? Hai hoạt động có gì khác nhau?
Bầu cử thêm | Bầu cử lại | |
Điều kiện tiến hành | – Số người trúng cử chưa đủ số lượng đã ấn định. – Số người trúng cử đại chưa đủ hai phần ba. | – Số cử tri đi bỏ phiếu chưa đạt quá 50%. – Đơn vị bầu cử đại biểu Quốc hội có vi phạm pháp luật nghiêm trọng. |
Thời gian tổ chức | Không quá 15 ngày sau cuộc bầu cử đầu tiên | Không quá 15 ngày sau cuộc bầu cử đầu tiên |
Danh sách người ứng cử | Cử chi chỉ chọn những người không trúng cử trong cuộc buổi cử đầu tiên | Cử chi chỉ chọn những người ứng cử trong danh sách đầu tiên |
Cách bầu cử | Cử tri chỉ chọn bầu trong danh sách những người ứng cử tại cuộc bầu cử đầu tiên nhưng không trúng cử | Cử tri chỉ chọn bầu trong danh sách những người ứng cử tại cuộc bầu cử đầu tiên |
Hậu quả pháp lý | Kết quả bầu cử thêm mà chưa đủ chỉ tiêu thì tổ chức bầu cử thêm lần 2 | Kết quả bầu cử trong buổi bầu cử đầu tiên sẽ bị hủy bỏ |
Xử lý các trường hợp vi phạm trong bầu cử thế nào?
Nếu bầu cử thêm là do Số người trúng cử chưa đủ số lượng đã ấn định; hoặc số người trúng cử đại chưa đủ hai phần ba theo danh sách và không có sự vi phạm phát luật. Thì cơ chế bầu cử lại lại để giải quyết những hành vi vi phạm trong công tác bầu cử. Bầu cử lại là công đoạn khắc phục lỗi sai chủ quan làm ảnh hưởng đến kết quả bầu cử; làm cho kết quả bầu cử không đúng với sự thật khách quan.
Hành vi vi phạm pháp luật trong bầu cử có thể sẽ bị xử lý kỷ luật; xử lý hành chính và nặng hơn là xử lý hình sự. Tại Điều 95 Luật Bầu cử Đại biểu Quốc hội và Đại biểu Hội đồng nhân dân 2015 quy định:
Người nào dùng thủ đoạn lừa gạt, mua chuộc hoặc cưỡng ép làm trở ngại việc bầu cử, ứng cử của công dân; vi phạm các quy định về vận động bầu cử; người có trách nhiệm trong công tác bầu cử mà giả mạo giấy tờ; gian lận phiếu bầu hoặc dùng thủ đoạn khác để làm sai lệch kết quả bầu cử; hoặc vi phạm các quy định khác của pháp luật về bầu cử thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật; xử phạt vi phạm hành chính; hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.
Xử phạt hành chính
Tùy thuộc vào tính chất, mức độ hành vi vi phạm mà xác định mức hình phạt đối với những hành vi vi phạm hoạt động bầu cử. Có thể điểm tên một trường hợp đã bị xử phạt hành chính như sau:
- Tội lan truyền thông tin sai sự thật phạt 7.500.000 đồng. Trường hợp anh Nguyễn Huy H sinh năm 1983; thường trú tại KĐT Nghĩa Đô, phường Yên Nghĩa, quận Hà Đông, Hà Nội. Vì đưa thông tin sai sự thật về hoạt động bầu cử; ngày 29/03/2021 anh H nhận quyết định xử phạt hành chính. Nguyên nhân là anh đã đưa tin trong nhóm zalo với nội dung như sau “Bầu cử hay hay không bầu thì có khác gì nhau đâu bác? Người ta sắp xếp hết cả rồi, mình đi bầu cho phí thời gian”.
Xử lý hình sự
Căn cứ theo quy định của Bộ luật hình sự 2015, có 02 tội liên quan đến bầu cử. Cụ thể là:
- Tội xâm phạm quyền bầu cử, ứng cử hoặc biểu quyết khi Nhà nước trưng cầu ý dân của công dân. Đối với tội danh này, mức hình phạt tù có thể lên đến 05 năm tù giam. Nếu có một trong các hành vi sau: lừa gạt, mua chuộc; cưỡng ép; hoặc dùng thủ đoạn khác cản trở công dân thực hiện quyền bầu cử, quyền ứng cử; hoặc quyền biểu quyết khi Nhà nước trưng cầu ý dân.
- Tội làm sai lệch kết quả bầu cử, kết quả trưng cầu ý dân. Tội danh này có mức phạt tù cao nhất kên đến 05 năm tù. Người nào có trách nhiệm trong việc tổ chức, giám sát việc bầu cử; tổ chức trưng cầu ý dân mà có một trong các hành vi sau: giả mạo giấy tờ, gian lận phiếu; hoặc dùng thủ đoạn khác để làm sai lệch kết quả bầu cử, kết quả trưng cầu ý dân.
Liên hệ Luật Sư X
Trên đây là toàn bộ nội dung về vấn đề Bầu cử lại, bầu cư thêm do Luật Sư X cung cấp. Mong rằng những thông tin trên thực sự hữu ích dành cho bạn đọc.
Mọi thông tin thắc mắc, cần sử dụng dịch vụ Luật Sư tư vấn, mời quý khách liên hệ đến: 0833102102
Câu hỏi thường gặp
Căn cứ theo quy định của Luật bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân. Danh sách cử tri của cuộc bầu cử lại được lập theo danh sách cử tri trong cuộc bầu cử đầu tiên.
Như vậy không thể tự ứng cử trong đợt bầu cử lại, bầu cử thêm.
Bầu cử lại là trong trường hợp số cử tri đi bỏ phiếu chưa đạt quá 50% theo danh sách cử tri thành lập. Như vậy có nghĩa là những cử tri chưa đi bầu cử trong đợt bầu cử đầu tiên có thể tham gia bầu cử lại.
Bầu cử là quyền của công dân. Là quyền thì công dân có thể lựa chọ thực hiện hoặc không. Tuy nhiên, dù là quyền nhưng công dân cũng cần thực hiện quyền này đầy đủ. Hiện nay trong các văn bản xử phạt vi phạm hành chính, không ghi nhận quy định xử phạt đối với người đủ điều kiện bầu cử không tham gia bầu cử.
Đến mỗi kỳ bầu cử nhà nước lại tích cực tuyên truyền, vận động người dân thực hiện quyền bầu cử của mình.
Người vừa câm, vừa điếc không thuộc các trường hợp quy định không được ghi tên vào danh sách cử tri. Do đó vẫn được ghi tên vào danh sách cử tri để tham gia bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân.
Còn về việc viết và bỏ phiếu, nếu họ không tự viết được phiếu bầu thì cử tri nhờ người khác viết hộ, nhưng phải tự mình kiểm tra và tự bỏ phiếu; người viết hộ phải bảo đảm bí mật phiếu bầu của cử tri; nếu cử tri vì tàn tật không tự bỏ phiếu được thì nhờ người khác bỏ phiếu vào hòm phiếu.