Hiện nay, với tình hình dịch bệnh covid-19 diễn ra phức tạp; các tội phạm xâm phạm an ninh trật tự công cộng ngày càng gia tăng. Để đảm bảo mình không xâm phạm trật tự công cộng chúng ta; cần nắm bắt rõ các quy định của pháp luật liên quan đến vấn đề này. Gây rối trật tự công cộng là hành vi xảy ra thường xuyên; trong cuộc sống và gây ảnh hưởng xấu đến trật tự, an ninh xã hội.
Gây rối trật tự công cộng là hành vi cố ý làm mất tình trạng ổn định; có tổ chức, có kỷ luật ở nơi công cộng, gây ảnh hưởng xấu đến an ninh; trật tự, an toàn xã hội; trực tiếp xâm phạm trật tự công cộng; và có thể gây thiệt hại đến lợi ích của nhà nước, của xã hội, quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân. Vậy gây rối trật tự công cộng là gì? Cơ quan điều tra gặp Khó khăn trong điều tra tội phạm gây rối trật tự công cộng ra sao? Hãy cùng tham khảo bài viết dưới đây của LSX nhé!
Căn cứ pháp lý
Khó khăn trong điều tra tội phạm gây rối trật tự công cộng
An ninh trật tự công cộng, an toàn công cộng có liên quan chặt chẽ; đến các hoạt động kinh tế – văn hóa cũng như đời sống của toàn dân. Tuy nhiên, xuất phát từ nền kinh tế thị trường; quy định pháp luật ở một số lĩnh vực; cũng như nhận thức pháp luật chưa đồng đều ở một bộ phận người dân nên hiểu biết; và nhận thức về hành vi gây rối trật tự ở mỗi nơi có cách hiểu khác nhau.
Theo từ điển Luật học thì “Trật tự công cộng là trạng thái ổn định; có tổ chức, có kỷ luật ở nơi công cộng. Những nơi phục vụ lợi ích công cộng như đường phố; quảng trường, công viên, bệnh viện, nhà hát, rạp chiếu bóng, bãi biển, khu nghỉ mát…được tổ chức sắp xếp ngăn nắp, các quy ước chung được mọi người tôn trọng, thực hiện nghiêm chỉnh. Quy tắc bắt buộc phải tuân theo để bảo vệ lợi ích chung của xã hội; thể hiện toàn bộ yêu cầu cơ bản của xã hội về các mặt chính trị; kinh tế, văn hóa, xã hội…”.
Từ việc đánh giá chứng cứ; xác định chính xác tội danh trong nhóm tội xâm phạm tính mạng sức khỏe; và một số tội danh liên quan Gây rối trật tự công cộng; do hành vi vượt quá của các đồng phạm gây ra trong quá trình giải quyết các vụ án hình sự. Khó khăn trong điều tra tội phạm gây rối trật tự công cộng cụ thể như sau:
Thứ nhất khó xác định nơi công cộng
Pháp luật chưa rõ ràng khi xác định nơi công cộng nên việc xử lý tội; “Gây rối trật tự công cộng” trong một số vụ án chưa xác đáng. Bộ luật hình sự năm 2015 nêu rõ gây rối trật tự công cộng; là hành động gây mất an ninh trật tự, ách tắc giao thông khiến người khác hoang mang… Cơ quan điều tra không cần xác định mức độ thương tích khi xử lý sai phạm này. Kết luận về địa điểm xảy ra vụ việc (có phải là nơi công cộng hay không); là khâu quan trọng nhất trong quá trình xử lý sai phạm. Song việc xác định nơi công cộng; chủ yếu dựa vào nhìn nhận từ cá nhân, tập thể thi hành công vụ.
Công an đủ căn cứ xử lý hành vi gây rối trật tự công cộng; khi đối tượng lên tiếng hưởng ứng hỗn chiến (chưa đánh nhau), la hét, cổ vũ. Hiện nay, tội “Gây rối trật tự công cộng” chỉ hình thành khi đối tượng đánh người, đập phá gây hậu quả. Chưa kể, cơ quan điều tra cần xác minh thêm nguyên nhân chủ quan, khách quan dẫn đến vụ việc. “Luật định hướng nhân văn nhưng chưa hướng dẫn cụ thể. Do đó, nhiều quy định làm khó đơn vị thi hành. Đơn cử, trong vụ hỗn chiến có hàng chục đối tượng, cơ quan công an rất khó làm rõ tội gây rối. Đa phần lời khai lung tung, chối tội, hiện trường hỗn loạn khó thu thập chứng cứ”
Thứ hai khó xác định tình tiết cấu thành tội gây rối trật tự công cộng
Như vậy, tình tiết “gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự; an toàn xã hội” là một trong những tình tiết cấu thành tội gây rối trật tự công cộng. Chỉ người nào có hành vi gây rối trật tự công cộng mà “gây ảnh hưởng xấu đến an ninh; trật tự, an toàn xã hội” thì mới phạm tội gây rối trật tự công cộng; còn không “gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội” thì không phạm tội.
Trong thực tiễn, việc nhận thức thế nào là “gây ảnh hưởng xấu đến an ninh; trật tự, an toàn xã hội” còn có nhiều quan điểm khác nhau; điều này gây khó khăn cho các cơ quan tiến hành tố tụng trong việc điều tra; truy tố, xét xử các vụ án hình sự. Còn đối với tình tiết “gây ảnh hưởng xấu đến an ninh; trật tự, an toàn xã hội” trong BLHS năm 2015 đến nay; chưa có văn bản hướng dẫn áp dụng thi hành gây nhiều vướng mắc; bất cập trong việc đấu tranh xử lý các đối tượng có hành vi gây rối trật tự công cộng.
Thực tế có vụ án, hai nhóm đối tượng có hành vi mang theo hung khí; khi gặp nhau trên đường phố đã có hành vi đuổi đánh nhau; trong lúc đuổi đánh nhau đã dùng hung khí đập làm hư hỏng các xe mô tô; kết luận định giá tài sản trị giá 20 triệu đồng. Tài liệu, chứng cứ không xác định được đối tượng nào đã trực tiếp đập phá xe mô tô; nên không đủ căn cứ để khởi tố bị can về tội cố ý làm hư hỏng tài sản.
Tuy nhiên, đã đủ căn cứ xác định các đối tượng có hành vi đuổi; đánh nhau gây mất trật tự trên đường phố. Theo Nghị quyết 02/2003 của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao; thì hành vi của các đối tượng đã gây hậu quả nghiêm trọng; vì đã gây “Thiệt hại về tài sản có giá trị từ mười triệu đồng trở lên”. Tuy nhiên, hậu quả này không được coi là “gây ảnh hưởng xấu đến an ninh; trật tự, an toàn xã hội” để khởi tố về tội gây rối trật tự công cộng; theo Điều 318 BLHS năm 2015.
Thứ ba về chủ thể của tội phạm gây rối trật tự công cộng
Chủ thể có hành vi vi phạm có đầy đủ năng lực hành vi biết rõ hành vi của mình; sẽ ảnh hưởng rất lớn đến trật tự an ninh xã hội; lối sống lành mạnh ổn định của xã hội, quy tắc sinh hoạt, đi lại, vui chơi của người khác; nhưng vẫn thực hiện với lỗi cố ý trực tiếp.
Thực tiễn xét xử cho thấy; đối với hành vi gây rối trật tự công cộng thường; là hành vi khởi đầu cho những hành vi phạm tội khác kế tiếp như: giết người; cố ý gây thương tích, chống người thi hành công vụ, hủy hoại; hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản… Tuy nhiên, cũng có trường hợp từ hành vi phạm tội khác; mà dẫn đến hành vi gây rối trật tự công cộng như: tổ chức đua xe trái phép; đua xe trái phép, đánh bạc; vi phạm các quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ… Những người bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội gây rối trong các trường hợp này là người có liên quan đến hành vi phạm tội khác; nhưng vì không đủ dấu hiệu cấu thành tội phạm đó.
Thông tin liên hệ
Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi về; “Khó khăn trong điều tra tội phạm gây rối trật tự công cộng”. Nếu quý khách có nhu cầu soạn thảo hồ sơ ngừng kinh doanh ;đăng ký tạm ngừng kinh doanh qua mạng tìm hiểu về thủ tục thành lập công ty ở việt nam; đơn xác nhận tình trạng hôn nhân; đăng ký bảo hộ thương hiệu độc quyền hoặc muốn sử dụng dịch vụ tạm ngừng kinh doanh; dịch vụ hợp pháp hóa lãnh sự hà nội của chúng tôi; mời quý khách hàng liên hệ đến hotline để được tiếp nhận.
Liên hệ hotline: 0833.102.102.
Mời bạn xem thêm bài viết:
- Mẫu nhận xét của chi ủy đối với Đảng viên mới
- Mẫu quyết định bổ nhiệm kế toán trưởng mới nhất
- Bản tự nhận xét đánh giá cán bộ để bổ nhiệm có mẫu như thế nào?
Câu hỏi thường gặp:
Theo quy định tại khoản 1 Điều 245 Bộ luật hình sự: “Người nào gây rối trật tự công cộng gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ một triệu đồng đến mười triệu đồng, cải tạo không giam giữ đến hai năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến hai năm”. Tại Nghị quyết 02/2003/NQ-HĐTP thì coi là gây hậu quả nghiêm trọng do hành vi gây rối trật tự công cộng nếu thuộc một trong các trường hợp
Về các mức xử phạt về tội gây rối trật tự công cộng theo quy định của pháp luật. Tội gây rối trật tự công cộng được quy định tại điều 318 Bộ luật hình sự 2015 quy định về các mức hình phạt như sau:
Thứ nhất quy định ở khoản 1 điều 318 Bộ luật hình sự 2015 quy định về mức phạt bao gồm các hình thức về xử phạt tiền, phạt cải tạo không giam giữ và mức phạt tù.
Thứ hai quy định ở khoản 2 điều 318 Bộ luật hình sự 2015 quy định về khung hình phạt tù ở mức từ 2 năm tù đến 7 năm tù.