Không cho con cái kết hôn vì chưa “ưng” chàng rể, nàng dâu và cái kết!

bởi NguyenTriet
Việc giục lấy vợ, gả chồng đã không còn xa lạ với những thanh niên được cho là “Ế”.Tuy nhiên, bên cạnh đó, cũng có những thanh niên oái oăm hơn là “muốn cưới mà không được”. Bị bố mẹ cấm đoán, không cho phép kết hôn nhưng nhiều người con chẳng biết làm như thế nào. Hành vi này có bị truy cứu trách nhiệm hay bị phạt gì không? Hãy tham khảo bài viết dưới đây của Luật sư X.

Căn cứ:

Nội dung tư vấn:

1. Quyền tự do kết hôn. 

Kết hôn là quyền của mỗi người khi đủ những điều kiện nhất định về độ tuổi và các điều kiện khác. Mà đã là quyền thì sẽ xuất phát từ ý chí của cá nhân đó mà không bất cứ ai có quyền được ngăn cản, thúc giục. Cụ thể quy định tại Điều 8 Luật hôn nhân và gia đình như sau: 

Điều 8. Điều kiện kết hôn

1. Nam, nữ kết hôn với nhau phải tuân theo các điều kiện sau đây: a) Nam từ đủ 20 tuổi trở lên, nữ từ đủ 18 tuổi trở lên; b) Việc kết hôn do nam và nữ tự nguyện quyết định; c) Không bị mất năng lực hành vi dân sự; d) Việc kết hôn không thuộc một trong các trường hợp cấm kết hôn theo quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 2 Điều 5 của Luật này. ……

Như vậy, việc kết hôn sẽ xuất phát từ sự tìm hiểu nhau sau một thời gian nhất định_lúc mà mọi điều kiện về năng lực, độ tuổi, sức khỏe, và tính tự nguyện được đảm bảo thì Kết hôn là quyết định hợp pháp của đôi bên. 

Việc thúc giục con cái lấy vợ/gả chồng của bố mẹ là hành vi trái với nguyên tắc này. 

2. Bảy trường hợp không được kết hôn.  Mặc dù hôn nhân là tự nguyện, tuy nhiên, nếu việc kết hôn đó sai mục đích của hôn nhân hoặc làm ảnh hưởng đến xã hội, sức khỏe và các vấn đề khác thì sẽ không được kết hôn. Cụ thể: 
  • Kết hôn giả tạo.
  • Tảo hôn
  • Cưỡng ép kết hôn, lừa dối kết hôn
  •  Vi phạm chế độ một vợ, một chồng
  • Chung sống hoặc kết hôn với những người không được phép:

+ Những người cùng dòng máu trực hệ, có phạm vi ba đời;

+ Giữa cha, mẹ nuôi với con nuôi hoặc đã từng là cha mẹ nuôi với con nuôi;

+ Giữa cha chồng với con dâu, mẹ vợ với con rể;

+ Giữa cha dượng với con riêng của vợ, mẹ kế với con riêng của chồng;

  • Có hành vi yêu sách, đòi hỏi về vật chất một cách quá đáng và coi đó là điều kiện để kết hôn;
  •  Lợi dụng kết hôn để mua bán người, bóc lột sức lao động, xâm phạm tình dục hoặc có hành vi khác nhằm trục lợi.

Theo đó, chỉ có 7 trường hợp trên sẽ không được kết hôn, còn lại, bố mẹ không có quyền cấm đoán con cái kết hôn, đó là hành vi trái pháp luật !

3. Cấm con cái kết hôn, phạt tù đến 3 năm!

Như đã phân tích ở trên, việc cấm con cái kết hôn là hành vi vi phạm Luật hôn nhân và gia đình 2014. Và tất nhiên, hành vi vi phạm pháp luật sẽ bị xử phạt theo quy định là điều tất yếu. 

Có hai hình thức xử phạt với hành vi này, bao gồm: Xử phạt hành chính và truy cứu trách nhiệm hình sự. Việc lựa chọn hình thức xử phạt nào sẽ phụ thuộc vào tính chất hành vi, hậu quả cũng như mức độ nguy hiểm của hành vi. Thứ nhất, đối với xử phạt hành chính.  Cụ thể tại Nghị định 167/2013/NĐ-CP thì việc cản trở người khác kết hôn, vi phạm nguyên tắc kết hôn tự nguyện sẽ bị xử phạt đến 300.000 đồng.

Điều 55. Hành vi cưỡng ép kết hôn, ly hôn, tảo hôn hoặc cản trở hôn nhân tự nguyện tiến bộ

Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:

1. Cưỡng ép người khác kết hôn, ly hôn, tảo hôn bằng cách hành hạ, ngược đãi, uy hiếp tinh thần hoặc bằng thủ đoạn khác.

2. Cản trở người khác kết hôn, ly hôn, cản trở hôn nhân tự nguyện, tiến bộ bằng cách hành hạ, ngược đãi, uy hiếp tinh thần, yêu sách của cải hoặc bằng thủ đoạn khác.

Như vậy, với hành vi ngăn cản con cái lấy vợ, gả chồng bằng việc cưỡng ép thì bố mẹ sẽ bị xử phạt hành chính bằng hình thức cảnh cáo hoặc phạt tiền tùy theo mức độ.  Thứ hai, đối với truy cứu trách nhiệm hình sự: Đối với hành vi cản trở người khác kết hôn, vi phạm nguyên tắc kết hôn tự nguyện nhưng bằng phương pháp hành hạ, ngược đãi hay uy hiếp tinh thần con cái của cha mẹ là hành vi cấu thành nên tội cưỡng ép kết hôn, ly hôn hoặc cản trở hôn nhân tự nguyện, tiến bộ, cản trở ly hôn tự nguyện. Chính vì vậy, mức xử phạt cao nhất có thể dành cho bố mẹ khi thực hiện hành vi này là 3 năm tù. 

Điều 181. Tội cưỡng ép kết hôn, ly hôn hoặc cản trở hôn nhân tự nguyện, tiến bộ, cản trở ly hôn tự nguyện

Người nào cưỡng ép người khác kết hôn trái với sự tự nguyện của họ, cản trở người khác kết hôn hoặc duy trì quan hệ hôn nhân tự nguyện, tiến bộ hoặc cưỡng ép hoặc cản trở người khác ly hôn bằng cách hành hạ, ngược đãi, uy hiếp tinh thần, yêu sách của cải hoặc bằng thủ đoạn khác, đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này mà còn vi phạm, thì bị phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 03 năm.

Mặc dù là làm cha, làm mẹ, nhưng việc xâm phạm đến quyền của công dân thì pháp luật không ngoại trừ một ai. Bởi vậy, con cái yêu ai và cưới ai thì hãy tôn trọng và chúc phúc cho con nhé! Hy vọng bài viết có ích cho bạn! Khuyến nghị
  1. LSX là thương hiệu hàng đầu về dịch vụ luật sư dân sự Việt Nam
  2. Nội dung tư vấn pháp luật mà LSX cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo. Để có những những tư vấn rõ ràng và cụ thể hơn, hãy liên hệ với chúng tôi ngay
Để biết thêm thông tin chi tiết về dịch vụ của Luật Sư X, hãy liên hệ: 0833102102
Bình chọn bài viết

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm