Không đội mũ bảo hiểm có bị giữ xe không?

bởi Luật Sư X
Không đội mũ bảo hiểm có bị giữ xe không

Việc tham gia giao thông bằng xe mô tô, xe máy điện không chấp hàng đúng theo quy định không chỉ gây nguy hiểm cho chính bản thân mà còn ảnh hưởng đến những nỗ lực xây dựng văn hóa giao thông của cộng đồng. Tuy nhiên, nhiều người đặt câu hỏi liệu không đội mũ bảo hiểm có bị giữ xe không? Hãy cùng Luật sư X giải đáp thắc mắc này nhé!

Xin chào luật sư. Tôi điều khiển xe máy bị cảnh sát giao thông lập biên bản lỗi không không đội mũ bảo hiểm. Cho tôi hỏi lỗi này theo quy định pháp luật hiện nay bị xử phạt thế nào? Có bị giữ xe hay không? Trường hợp nộp phạt tôi sẽ phải nộp bao nhiêu tiền? Nếu tôi người chở một người không đội mũ bảo hiểm thì bị xử phạt như thế nào? Người ngồi sau không đội mũ đó có chịu trách nhiệm không? Rất mong được luật sư giải đáp thắc mắc. Tôi xin cảm ơn!

Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi về cho Luật Sư X. Với thắc mắc của bạn, chúng tôi xin được đưa ra quan điểm tư vấn như sau:

Căn cứ pháp lý

Nội dung tư vấn

Tại sao cần đội mũ bảo hiểm?

Mũ bảo hiểm là vật dụng không thể thiếu của mỗi con người khi ra đường. Không chỉ dừng lại ở việc sử dụng mũ theo quy định, tránh bị xử phạt. . Ngày nay, đội mũ bảo hiểm như thói quen không thể bỏ, góp phần thể hiện ý thức tự bảo vệ của nhiều người. Nhìn chung, trong 50 chức năng của mũ bảo hiểm thì chức năng chính vẫn là bảo vệ người dùng khi lái xe máy. Theo một số thống kê, đa phần các vụ tai nạn giao thông gây hậu quả nghiêm trọng đều xuất phát từ việc thiếu ý thức không đội mũ bảo hiểm của người lái xe.

Khi ngã xuống, ngoài chấn thương phần mềm, tay chân thì việc tổn thương phần sọ là tình trạng phổ biến và gây hậu quả nghiêm trọng về sau. Do đó, có thể khẳng định rằng, việc bảo vệ đầu là điều vô cùng quan trọng và cần thiết.

Công dụng của mũ bảo hiểm trong việc bảo vệ hộp sọ thể hiện ở việc hạn chế tối đa phần chấn thương ở đầu, nhất là chấn thương sọ não khi xảy ra va chạm giao thông. Tuy nhiên, bạn cũng cần lưu ý chọn mua mũ bảo hiểm đạt chất lượng, có tem kiểm định để đảm bảo độ an toàn.

Trường hợp nào không cần đội mũ bảo hiểm?

Khoản 2 Điều 30 Luật Giao thông đường bộ 2008 quy định. Người điều khiển, người ngồi trên xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh, xe gắn máy phải đội mũ bảo hiểm có cài quai đúng quy cách.

Cùng với đó, căn cứ vào các mức phạt tại Nghị định 100/2019/NĐ-CP. Những người sau đây tham gia giao thông phải đội mũ bảo hiểm:

  • Người điều khiển mô tô, xe gắn máy;
  • Người điều khiển xe đạp máy, xe đạp điện;
  • Người được chở trên xe mô tô, xe gắn máy, xe máy điện, xe đạp điện và các loại xe tương tự.

Trên thực tế, vì những lí do khác nhau, một số người vẫn không chấp hành đúng quy định của pháp luật. Do đó, pháp luật quy định rất chặt chẽ về hình thức xử phạt khi phạm lỗi này.

Tuy nhiên, không phải mọi trường hợp tham gia giao thông bằng các loại xe kể trên đề phải đội mũ bảo hiểm. Điểm k khoản 2 Điều 6 và điểm đ khoản 2 Điều 8 Nghị định này. Ghi nhận 3 trường hợp không phải đội mũ bảo hiểm đối với người được chở là:

  • Người bệnh cần đưa đi cấp cứu;
  • Trẻ em dưới 06 tuổi;
  • Người bị áp giải do có hành vi vi phạm pháp luật.

Như vậy, có thể thấy, người điều khiển xe (người ngồi trước). Trong mọi trường hợp đều phải đội mũ bảo hiểm và cài quai đúng cách. Trong khi đó, người ngồi sau có thể không cần đội mũ nếu thuộc một trong 03 trường hợp được nêu trên.

Quy định về mức xử phạt khi không đội mũ bảo hiểm

Từ ngày 01/01/2020, khi Nghị định 100 do Chính phủ ban hành bắt đầu có hiệu lực. Mức phạt đối với vi phạm tăng đáng kể so với trước đây.

Với người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy. Mức phạt từ 200.000 – 300.000 đồng.

Với người điều khiển xe đạp máy, xe đạp điện. Mức phạt từ 200.000 – 300.000 đồng.

Với người được chở trên xe mô tô, xe gắn máy, xe máy điện. Mức xử phạt từ 200.000 – 300.000 đồng.

Không đội mũ bảo hiểm có bị giữ xe không?

Người điều khiển phương tiện không đội mũ theo đúng quy định khi tham gia giao thông thì sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính. Theo Điểm i Khoản 2 Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP. Quy định xử phạt người điều khiển xe máy như sau:

Phạt tiền từ 200.000 đồng đến 300.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:

Không đội “mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy” hoặc đội “mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy” không cài quai đúng quy cách khi điều khiển xe tham gia giao thông trên đường bộ.

Hiện nay, không có quy định khi vi phạm lỗi không đội mũ bảo hiểm thì sẽ bị tạm giữ xe. Do đó, đối với lỗi vi phạm này. Trường hợp người điều khiển, người ngồi trên xe mô tô, xe gắn máy tham gia giao thông mà không đội mũ theo đúng quy định. Sẽ bị xử phạt theo quy định nêu trên và không bị tạm giữ phương tiện. Lỗi đi xe máy không đội mũ nêu trên thì không thuộc trường hợp bị áp dụng các hình phạt bổ sung.

Chở hai người không đội mũ bảo hiểm bị xử phạt như thế nào?

Người ngồi trên xe máy, dù là điều khiển xe; hay ngồi sau thì cũng phải đội mũ bảo hiểm và cài quai theo đúng quy cách. Vi phạm quy định này sẽ bị xử phạt như sau:

Mức phạt đối với người điều khiển

  • Hành vi không cài quai đúng quy cách khi tham gia giao thông trên đường bộ: Phạt tiền từ 200.000 đồng đến 300.000 đồng;
  • Chở hai người không đội mũ bảo hiểm: Phạt tiền từ 200.000 đồng đến 300.000 đồng;
  • Hành vi chở theo 02 người trên xe: Phạt tiền từ 200.000 đồng đến 300.000 đồng.

Mức phạt đối với mỗi người ngồi trên xe

Hành vi ngồi trên xe không đội mũ bảo hiểm: Phạt tiền từ 200.000 đồng đến 300.000 đồng. Pháp luật hiện nay cũng không quy định thêm về hình phạt bổ sung với lỗi người ngồi sau trong trường hợp này.

Thông tin liên hệ Luật Sư X

Trên đây là nội dung tư vấn về Không đội mũ bảo hiểm có bị giữ xe không? Mọi thắc mắc về thủ tục pháp lý có liên quan. Quý khách vui lòng liên hệ Luật Sư X để được hỗ trợ, giải đáp.

Gọi ngay cho chúng tôi qua hotline: 0833102102.

Câu hỏi thường gặp

Xe máy đi vào đường cao tốc có bị xử phạt không?

Đường cao tốc là phần đường dành cho các loại xe ô tô; xe chuyên dùng. Các loại xe máy thông thường sẽ không được phép đi trên đường cao tốc. Nếu xe máy đi vào phần đường này; thì sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định.

Chở trẻ em dưới 6 tuổi có phải đội mũ bảo hiểm hay không?

Căn cứ theo quy định tại điểm k khoản 2 Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP. Trường hợp chở trẻ em dưới 6 tuổi không bắt buộc phải đội mũ bảo hiểm khi ngồi trên xe máy. Tuy nhiên để đảm bảo an toàn, bé vẫn nên được trang bị mũ bảo hiểm phù hợp.

Có được ủy quyền nộp phạt vi phạm giao thông hay không?

Căn cứ Điều 138 Bộ luật dân sự 2015. Cá nhân có thể ủy quyền cho người khác xác lập, thực hiện giao dịch dân sự. Theo đó, việc ủy quyền nộp phạt vi phạm về an toàn giao thông là một giao dịch dân sự bình thường. Vì vậy, bạn hoàn toàn có thể ủy quyền cho người khác thực hiện thủ tục nộp phạt vi phạm an toàn giao thông.

5/5 - (1 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm