Không được chốt sổ BHXH là hành vi trái với quy định của pháp luật. Khi nghỉ việc người sử dụng lao động không chốt sổ BHXH thì sẽ bị xử lý hành chính. Trường hợp bạn bị người sử dụng lao động không chốt sổ BHXH cho hãy tham khảo bài viết của Luật Sư X để biết cách giải quyết đúng nhé.
Căn cứ pháp lý
Nội dung tư vấn
Trách nhiệm chốt sổ bảo hiểm xã hội là của ai?
Trách nhiệm chốt sổ bảo hiểm xã hội thuộc về người sử dụng lao động.
Căn cứ vào khoản 5 Điều 21 Luật bảo hiểm xã hội 2014. Người sử dụng lao động phải phối hợp với cơ quan bảo hiểm xã hội trả sổ bảo hiểm xã hội cho người lao động. Để xác nhận thời gian đóng bảo hiểm xã hội khi người lao động chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc hoặc thôi việc theo quy định của pháp luật.
Điều 21. Trách nhiệm của người sử dụng lao động
…
5. Phối hợp với cơ quan bảo hiểm xã hội trả sổ bảo hiểm xã hội cho người lao động, xác nhận thời gian đóng bảo hiểm xã hội khi người lao động chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc hoặc thôi việc theo quy định của pháp luật.
Vậy: Người sử dụng lao động cụ thể là giám đốc của bạn – người ký hợp đồng lao động với bạn sẽ là người có trách nhiệm chốt sổ BHXH của bạn.
Nếu người sử dụng lao động không chốt sổ BHXH cho nhân viên khi nghỉ việc thì có chịu trách nhiệm pháp lý gì hay không? Người lao đọng sẽ làm gì trong tình huống này?
Không được chốt sổ BHXH người lao động cần làm gì?
Đứng trước tình huống này. Người lao động hoàn toàn có thể lựa chọn các cách giải quyết như sau:
1. Người lao động Khiếu nại người sử dụng lao động về hành vi không chốt sổ BHXH.
2. Người lao động Khởi kiện ra Tòa án.
Khiếu nại:
Trước tiên: người lao động có quyền khiếu nại căn cứ vào quy định tại Điều 118 Luật bảo hiểm xã hội 2014. Người lao động có quyền đề nghị doanh nghiệp xem xét lại hành vi của mình. Khi có căn cứ cho rằng hành vi đó vi phạm pháp luật về bảo hiểm xã hội, xâm phạm đến quyền và lợi ích hợp pháp của mình. Vậy khi không được chốt sổ bảo hiểm bạn có thể khiếu nại lên chính người sử dụng lao động.
Gửi đơn đến: người có trách nhiệm là người sử dụng lao động.
Trình tự, thủ tục khiếu nại: căn cứ vào Điều 15 Nghị định 24/2018/NĐ-CP, thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần đầu về lao động thuộc về người sử dụng lao động:
Thời gian khiếu nại lần đầu như sau:
1.Thời hạn giải quyết là không quá 30 ngày kể từ ngày thụ lý đối với các vụ việc thông thường.
2.Trường hợp đặc biệt thời hạn giải quyết có thể lên đến 60 ngày.
Nếu quá thời hạn nêu trên mà khiếu nại không được giải quyết. Hoặc bạn không đồng ý với quyết định này thì có thể khiếu nại lần hai. Lần này đơn gửi đến Chánh Thanh tra Sở Lao động – Thương binh và Xã hội, nơi người sử dụng lao động đặt trụ sở chính:
Thời gian khiếu nại lần hai như sau:
1. Thời hạn giải quyết khiếu nại lần 02 thông thường là 45 ngày kể từ ngày thụ lý.
2. Trường hợp đặc biệt thời hạn giải quyết có thể lên đến 90 ngày.
Nếu khiếu nại lần hai không được giải quyết trong thời hạn trên. Hoặc người lao động không đồng ý với quyết định giải quyết khiếu nại lần hai. Thì có quyền khởi kiện vụ án tại Tòa án theo thủ tục tố tụng hành chính.
Tóm lại:
Trong trường hợp không được chốt sổ bảo hiểm. Bạn có thể gửi đơn khiếu nại đến chính người sử dụng lao động. Nếu không được giải quyết. Hoặc bạn không đồng ý với quyết định giải quyết đó. Thì có thể gửi khiếu nại lần hai đến Sở Lao động – Thương binh và Xã hội nơi công ty đặt trụ sở chính.
Khởi kiện:
Để không bị rơi vào trường hợp phải khiếu nại nhiều lần dẫn đến mất thời gian. Người lao động có thể chọn hướng giải quyết bằng cách khởi kiện tại Tòa án theo thủ tục tố tụng dân sự.
Quyền khởi kiện: Người lao động có quyền khỏi kiện căn cứ vào khoản 1 Điều 10 Nghị định 24/2018/NĐ-CP quy định các trường hợp người lao động có quyền khởi kiện vụ án tại Tòa án:
1. Có căn cứ cho rằng quyết định, hành vi của người sử dụng lao động là trái pháp luật, xâm phạm trực tiếp đến quyền, lợi ích hợp pháp của mình;
2. Không đồng ý với quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu;
3. Đã hết thời hạn quy định mà khiếu nại lần đầu không được giải quyết.
Điều kiện để khởi kiện: chỉ cần phát sinh tranh chấp trong quan hệ lao động. Trong trường hợp người sử dụng lao động không chốt sổ BHXH thuộc vào loại tranh chấp không bắt buộc hòa giải. Căn cứ theo điểm d khoản 1 Điều 188 Bộ luật Lao động 2019.
Ưu điểm: so với khiếu nại thì khởi kiện sẽ mang tính khách quan hơn. Vì người giải quyết là bên thứ ba Tòa án sẽ đảm bảo công bằng và chính xác.
Xử lý hành vi không chốt sổ BHXH cho người lao động như thế nào?
Không chốt sổ BHXH cho người lao động khi chấm dứt hợp đồng sẽ bị xử lý hành chính.
Cụ thể như sau:
Không chốt sổ bảo hiểm xã hội là hành vi vi phạm pháp luật. Người sử dụng lao động đã không thực hiện đúng nghĩa vụ của mình đối với người lao động. Không được chốt sổ bảo hiểm làm cho lợi ích của người lao động bị xâm hại.
Căn cứ theo quy định về xử phạt hành chính trong lĩnh vực lao động, bảo hiểm xã hội Nghị định 88/2015/NĐ-CP. Hành vi này có thể bị xử phạt từ 1.000.000 đến 20.000.000 đồng.
Điều 8. Vi phạm quy định về sửa đổi, bổ sung, chấm dứt hợp đồng lao động
1. Phạt tiền người sử dụng lao động có một trong các hành vi: … Không hoàn thành thủ tục xác nhận và trả lại những giấy tờ khác đã giữ của người lao động sau khi chấm dứt hợp đồng lao động theo quy định của pháp luật theo một trong các mức sau đây:a) Từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng với vi phạm từ 01 người đến 10 người lao động;
b) Từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng với vi phạm từ 11 người đến 50 người lao động;
c) Từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng với vi phạm từ 51 người đến 100 người lao động;
d) Từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng với vi phạm từ 101 người đến 300 người lao động;
đ) Từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng với vi phạm từ 301 người lao động trở lên.
Thông tin liên hệ Luật Sư X
Trên đây là nội dung tư vấn về Không được chốt sổ BHXH khi nghỉ việc người lao động cần làm gì? Mọi thắc mắc về thủ tục pháp lý có liên quan, dịch vụ luật sư tư vấn hình sự, luật sư tranh tụng, luật sư bào chữa trong vụ án hình sự. Quý khách vui lòng liên hệ Luật Sư X để được hỗ trợ, giải đáp.
Gọi ngay cho chúng tôi qua hotline: 0833.102.102
Câu hỏi thường gặp
Thủ tục chốt sổ BHXH được tiến hành ngay khi doanh nghiệp và người lao động chấm dứt hợp đồng lao động. Khi có quyết định chấp dứt quan hệ lao động thì doanh nghiệp có nghĩa vụ phải tiến hành chốt sổ BHXH cho người lao động để người này được hưởng những lợi ích từ BHXH mà mình đã thực hiện trong suốt thời gian làm việc tại doanh nghiệp.
Người lao động không thể thực hiện thủ tục tự chốt sổ BHXH. Trách nhiệm chốt sổ BHXH thuộc về người sử dụng lao động. Trừ trường hợp doanh nghiệp phá sản và nợ bảo hiểm nên không thể chốt sổ BHXH cho người lao động. Căn cứ vào Luật bảo hiểm xã hội 2014 thì trách nhiệm chốt sổ BHXH thuộc về người sử dụng lao động, hay chính là chủ doanh nghiệp của bạn.
Theo khoản 2, 3 Điều 47 Bộ luật Lao động 2019 quy định, trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày chấm dứt hợp đồng lao động, doanh nghiệp có trách nhiệm hoàn thành thủ tục chốt sổ sổ BHXH cho người lao động. Trường hợp đặc biệt, có thể kéo dài thời gian nhưng không được quá 30 ngày.