Trước tình hình dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp; một trong những biện pháp phòng ngừa dịch bệnh lây lan đang được Bộ Y tế triển khai thực hiện là: khai báo y tế và tuân thủ phong tỏa cách ly. Bên cạnh những người dân tự nguyện chấp hành quy định vẫn còn một số người trốn khỏi khu phong tỏa, cách ly. Gần đây, theo lãnh đạo quận Hoàn Kiếm (Hà Nội); vừa có thông tin về việc người dân khu vực phường Chương Dương trèo hàng rào dây thép gai để đi ra ngoài khu phong tỏa, lấy đồ đạc từ người thân. Vậy chế tài xử lý đối hành vi Không tuân thủ quy định phong tỏa như thế nào? Hãy cùng Luật sư X tìm hiểu vấn đề này.
Căn cứ pháp lý
Nghị định 117/2020/NĐ-CP
Bộ luật hình sự 2015
Nội dung tư vấn
Người trong khu phong tỏa cần làm gì khi nơi ở bị phong tỏa?
Người trong khu phong tỏa cần thực hiện tốt các biện pháp phòng dịch được cơ sở y tế hướng dẫn đối với khu vực bị phong tỏa. Một số biện pháp được Bộ Y tế khuyến cáo:
– Không tự ý ra khỏi khu vực sinh sống.
– Tránh ra ngoài tiếp xúc với nhiều người; tuân thủ một số những yêu cầu như không được ra vào khi chưa được người có thẩm quyền cho phép; không được tụ tập, tập trung đông người…
– Thực hiện các biện pháp đảm bảo an toàn cho cá nhân như: đeo khẩu trang, rửa tay thường xuyên, đúng cách…
– Thường xuyên lau chùi, vệ sinh nhà cửa và các vật dụng trong gia đình; đồ chơi trẻ em… bằng cồn hoặc dung dịch sát khuẩn.
Thực trạng người dân trèo hàng rào khỏi khu phong tỏa
Đêm 01/08/2021, lợi dụng lúc tối trời; lực lượng canh gác mỏng; khá nhiều người sinh sống tại khu vực phường Chương Dương đã trèo rào từ trong ra ngoài và rời khỏi vùng phong toả. Dù cho lực lượng chức năng đã dựng barie; thậm chí căng dây thép gai chốt chặn các ngả vào – ra phường Chương Dương; nhưng vẫn có những người dân trèo tường, vượt rào trốn khỏi vùng phong toả.
Trước đó, phường Chương Dương; quận Hoàn Kiếm phát hiện một thành viên của đội tự quản trật tự đô thị đã dương tính với COVID-19; ngay sau đó lực lượng chức năng đã phong toả khu vực này.
Không chỉ tại Hà Nội, vào ngày 10/07; hai nam thanh niên Ksor Y Kim (SN 1995) và Niê Y Điệp (SN1998, tỉnh Phú Yên) cũng đã tự ý trốn ra khỏi khu phong tỏa. Hay vụ việc người phụ nữ quốc tịch New Zealand bỏ trốn khỏi khu vực phong tỏa ở Nha Trang để tìm cách vào TP.HCM. Có thể thấy, mặc cho sự cố gắng của các cơ quan chức năng thì vẫn có các đối tượng có ý thức chấp hành pháp luật chưa tốt gây nguy cơ bùng phát dịch bệnh cộng đồng.
Không tuân thủ quy định phong tỏa thì bị xử phạt như thế nào?
Ngày 01/4/2020, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định 447/QĐ-TTg công bố dịch COVID-19 trên toàn quốc. Theo đó, xác định rõ bệnh COVID-19 là bệnh truyền nhiễm nhóm A, nguy cơ ở mức độ đại dịch toàn cầu.
Đồng thời, tại Điểm b Khoản 2 Điều 11 Nghị định 176/2013/NĐ-CP quy định có quy định:
“2. Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
…b) Từ chối hoặc trốn tránh việc áp dụng quyết định cách ly y tế, cưỡng chế cách ly y tế của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đối với người mắc bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A đối tượng kiểm dịch y tế biên giới mắc bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A hoặc khi cơ quan nhà nước có thẩm quyền yêu cầu;”
Như vậy, đối với trường hợp người dân bỏ trốn khỏi khu vực phong tỏa cách ly y tế có thể bị phạt tiền từ 5 triệu đồng đến 10 triệu đồng. Đồng thời, buộc phải tiếp tục thực hiện việc cách ly y tế theo Khoản 3 Điều 10 Nghị định 176.
Ngoài ra, trường hợp bỏ trốn khỏi khu vực cách ly y tế dẫn đến gây hậu quả nghiêm trọng có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự ( Điều 240 Bộ luật hình sự 2015)
Thực tiễn xử lý
Công an quận Hoàn Kiếm cũng lập biên bản, đề xuất UBND quận xử phạt một trường hợp tại phường Chương Dương về hành vi tự ý rời khỏi nơi phong tỏa với mức phạt 15 triệu đồng. Các trường hợp vi phạm khác đang được cảnh sát truy tìm.
Dịch tái bùng phát với nhiều trường hợp mất dấu F0, công tác phòng, chống dịch của cả tỉnh, cả nước đang bước sang giai đoạn mới với những diễn biến phức tạp, khó lường. Do đó, cùng với việc thực hiện nghiêm, quyết liệt các giải pháp ứng phó, ngăn chặn dịch, mỗi người cần nâng cao ý thức trách nhiệm, trang bị cho bản thân và gia đình những kiến thức cơ bản về phòng, chống dịch Covid-19 theo các khuyến cáo của Bộ Y tế.
Mời các bạn xem thêm bài viết:
- Đi cách ly vì dịch Covid 19 có được hưởng lương không?
- Chạy bộ trong thời gian giãn cách Covid-19 ở Hà Nội bị xử lý ra sao?
Hi vọng bài viết “Không tuân thủ quy định phong tỏa thì bị xử phạt như thế nào?” sẽ giúp ích cho quý độc giả! Liên hệ với Luật sư X để sử dụng dịch vụ pháp lý nhanh chóng và tốt nhất: 0833.102.102
Câu hỏi thường gặp
Mọi người dân được yêu cầu ở tại nhà; chỉ ra ngoài trong trường hợp thật sự cần thiết như: mua lương thực, thực phẩm, thuốc men; cấp cứu, khám chữa bệnh, tiêm chủng và các trường hợp khẩn cấp khác; đi công tác công vụ, làm việc tại cơ quan, công sở; làm việc tại nhà máy, cơ sở sản xuất; cơ sở kinh doanh dịch vụ, hàng hóa thiết yếu được phép hoạt động.
Theo quy định của Bộ Y tế thì những trường hợp sau đây phải cách ly tập trung:
Người có tiếp xúc gần với ca bệnh dương tính với Sars-Cov-2 (tức F1)
Các trường hợp nhập cảnh vào Việt Nam
Thứ nhất là, lao động là người nước ngoài chưa được quay trở lại doanh nghiệp làm việc trong thời gian có dịch theo quy định.
Thứ hai, người lao động phải thực hiện cách ly theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền.
Thứ ba, người lao động phải ngừng việc do doanh nghiệp, bộ phận doanh nghiệp không vận hành được vì những người lao động khác trong thời gian chưa quay trở lại làm việc theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền.