Internet phát triển, sự kết nối thông tin ngày một mạnh mẽ; nhu cầu giải trí và thị hiếu của con người cũng ngày một thay đổi. Điều đó dẫn tới nhiều ngành nghề khác nhau xuất phát từ mạng xã hội. Nhiều người từ hoạt động sáng tạo các nội dung; hoặc chỉnh sửa các nội dung đã có thể kiếm được nguồn thu nhập ổn định; thậm chí là rất lớn. Gần đây, thông tin về thu nhập khủng từ vài tỷ đến vài chục tỷ đồng của các tổ chức; cá nhân hoạt động trên nền tảng Youtube khiến nhiều người quan tâm. Vậy việc kiếm tiền từ Youtube thì các Youtuber phải đóng thuế như thế nào theo quy định của pháp luật? Hãy cùng Phòng tư vấn pháp luật của Luật sư X tìm hiểu qua bài viết dưới đây:
Căn cứ pháp lý
- Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017).
- Luật Thuế giá trị gia tăng năm 2008.
- Nghị định 126/2020/NĐ-CP.
- Nghị định 100/2016/NĐ-CP.
- Thông tư 92/2015/TT-BTC.
- Thông tư 78/2014/TT-BTC.
Nội dung tư vấn
Khó khăn trong quản lý thuế với người kiếm tiền từ YouTube
Thu nhập của các YouTuber đang là một trong những đề tài được rất nhiều người quan tâm trong thời gian gần đây. Ước tính, các kênh YouTube có số lượng người theo dõi lớn tại Việt Nam có thể kiếm được hàng trăm; thậm chí hàng tỉ đồng mỗi năm. Tuy nhiên, do hoạt động trên nền tảng không gian mạng nên rất khó khăn trong kiểm soát; quản lý thuế đối với những người kiếm tiền từ Youtube.
Theo thông tin từ Bộ Thông tin và Truyền thông, tính đến cuối năm 2020, tại Việt Nam có khoảng 15.000 kênh được bật nút kiếm tiền từ YouTube. Tuy nhiên, chỉ có khoảng 30% trong số đó chịu sự quản lý của các công ty mạng có kê khai; và nộp thuế đầy đủ.
Điều này cho thấy, hiện nay cơ quan thuế chỉ nắm được thông tin của khoảng 5.000 kênh trên tổng 15.000 kênh đã bật nút kiếm tiền từ Youtube để yêu cầu đóng thuế; số tiền thất thu do không kê khai thuế là rất lớn.
Để giải quyết tình trạng này, Bộ Tài chính đang xây dựng dự thảo thông tư hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Quản lý thuế; và nghị định liên quan. Trong đó, có nhiều nội dung liên quan đến việc quản lý thuế đối với người kiếm tiền từ YouTube.
Kiếm tiền từ Youtube, các Youtuber phải đóng thuế như thế nào tại Việt Nam?
Đối với doanh nghiệp
Căn cứ theo quy định tại Điều 11 Thông tư 78/2014/TT-BTC và khoản 3 Điều 8 Luật Thuế giá trị gia tăng 2008; doanh nghiệp kiếm tiền từ Youtube phải kê khai; và đóng thuế thu nhập doanh nghiệp với mức thuế suất là 20%; và thuế giá trị gia tăng là 10%.
Đối với cá nhân
Theo Điều 1 và phụ lục 01 ban hành kèm Thông tư số 92/2015/TT-BTC quy định:
- Các cá nhân có thu nhập dưới 100 triệu/năm thì không phải nộp thuế giá trị gia tăng; và thuế thu nhập cá nhân.
- Các cá nhân có thu nhập trên 100 triệu đồng/năm thì phải nộp 5% thuế giá trị gia tăng; và 2% thuế thu nhập cá nhân.
Trong đó doanh thu tính thuế là số tiền nhận trực tiếp từ Youtube; hoặc số tiền nhận từ đối tác là các mạng đa kênh (đối tác của Youtube tại Việt Nam); mà không được trừ chi phí trước khi tính thuế do không phải là doanh nghiệp.
Chế tài xử phạt nếu trốn thuế
Trách nhiệm hành chính khi trốn thuế
Trường hợp người kiếm tiền từ Youtube có nghĩa vụ phải kê khai thuế; nộp thuế nhưng chậm thực hiện việc nộp hồ sơ kê khai thuế thì có thể bị xử phạt theo Điều 13 Nghị định 125/2020/NĐ-CP; cụ thể như sau: Phạt cảnh cáo nếu chậm kê khai từ 1 – 5 ngày; phạt từ 2 – 25 triệu đồng tùy thuộc vào thời hạn chậm kê khai.
Ngoài ra, sau khi có quyết định xử phạt hành chính mà người vi phạm vẫn chậm nộp tiền phạt; thì sẽ bị tính tiền chậm nộp tiền phạt theo Điều 42 Nghị định 125/2020/NĐ-CP; với số tiền là 0.05%/ngày trên số tiền phạt chậm nộp.
Theo quy định tại Khoản 1 Điều 3 Nghị định 100/2016/NĐ-CP thì:
“Riêng đối với số tiền do việc chậm kê khai dẫn đến chậm nộp thuế; thì người nộp thuế ngoài việc phải nộp đủ tiền thuế; còn phải nộp tiền chậm nộp theo mức bằng 0,03%/ngày tính trên số tiền thuế chậm nộp.”
Trách nhiệm hình sự khi trốn thuế
Theo quy định tại Điều 200 của Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017), nếu người kiếm tiền từ Youtube có hành vi trốn thuế sẽ được chia thành 02 trường hợp sau:
- Với số tiền trốn thuế từ 100 – dưới 300 triệu đồng thì bị phạt tiền từ 100 – 500 triệu đồng; hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 01 năm.
- Nếu số tiền trốn thuế dưới 100 triệu đồng; nhưng đã bị xử phạt hành chính về hành vi trốn thuế; hoặc đã bị kết án về các tội được quy định tại các điều 88, 189, 190, 191, 192, 193, 194, 195, 196, 202, 250, 251, 253, 254, 304, 305, 306, 309 và 311; chưa được xóa án tích thì cũng bị phạt tù tiền từ 100 – 500 triệu; hoặc từ 03 tháng đến 1 năm.
Tùy vào mức độ vi phạm để xác định định khung tăng nặng; người thực hiện việc kiếm tiền từ Youtube có hành vi trốn thuế có thể nhận án phạt lên đến 07 năm tù.
Hi vọng rằng nội dung Luật sư tư vấn sẽ giúp ích được cho bạn đọc. Hãy liên hệ khi có nhu cầu sử dụng dịch vụ pháp lý của Luật sư X: 0833 102 102
Câu hỏi thường gặp
[sc_fs_multi_faq headline-0=”h4″ question-0=”Những loại thuế doanh nghiệp phải nộp sau khi thành lập” answer-0=”Có 4 loại thuế chính ở Việt Nam mà doanh nghiệp cần quan tâm sau khi thành lập: – Lệ phí môn bài – Thuế thu nhập doanh nghiệp – Thuế giá trị gia tăng – Thuế thu nhập cá nhân ” image-0=”” count=”1″ html=”true” css_class=””]
[sc_fs_multi_faq headline-0=”h4″ question-0=”Nhà nước thu thuế để làm gì?” answer-0=”- Thuế là nguồn kinh phí cần thiết để duy trì, vận hành và thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của các cơ quan nhà nước nhằm mục đích ổn định và phát triển xã hội. – Thuế bình thường: Nhằm mục đích thu ngân sách và điều tiết thu nhập xã hội. – Thuế đặc biệt: Nhằm các mục đích đặc biệt. Ví dụ thuế tiêu thụ đặc biệt đánh vào rượu bia, thuốc lá, ô tô nhập khẩu nhằm hạn chế cá nhân tiêu thụ các hàng hóa này; hay phí thủy lợi nhằm huy động tài chính cho phát triển, trùng tu hệ thống tưới tiêu, điều tiết nguồn nước của địa phương… ” image-0=”” count=”1″ html=”true” css_class=””]
[sc_fs_multi_faq headline-0=”h4″ question-0=”Căn cứ tính thuế thu nhập cá nhân” answer-0=”Theo Điều 7 Thông tư 111/2013/TT-BTC, căn cứ tính thuế đối với thu nhập từ tiền lương, tiền công là thu nhập tính thuế và thuế suất, cụ thể: Thu nhập tính thuế được xác định bằng thu nhập chịu thuế trừ (-) các khoản giảm trừ sau: – Các khoản giảm trừ gia cảnh. – Các khoản đóng bảo hiểm, quỹ hưu trí tự nguyện. – Các khoản đóng góp từ thiện, nhân đạo, khuyến học. ” image-0=”” count=”1″ html=”true” css_class=””]