Xin chào Luật sư X, tôi có một vấn đề thắc mắc rất mong nhận được tư vấn. Nhà tôi hiện đang ở nằm trên mặt tiền đường Nguyễn Chí Thanh. Tính từ cửa nhà tôi ra đến lề đường thì vỉa hè rộng khoảng 2m. Tôi đã sử dụng vỉa hè trước nhà để kinh doanh đồ ăn sáng. Vậy việc kinh doanh đồ ăn vỉa hè có trái với quy định của pháp luật hay không? Mong sớm nhận được câu trả lời của Luật sư, tôi xin cảm ơn!
Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi của mình đến Bộ phận hỏi đáp Luật giao thông của Luật sư X. Về câu hỏi của bạn chúng tôi xin tư vấn như sau:
Căn cứ pháp lý
- Luật Giao thông đường bộ năm 2008.
- Nghị định 100/2019/NĐ-CP.
Nội dung tư vấn
Có được phép kinh doanh đồ ăn vỉa hè hay không?
Căn cứ tại Điều 36 Luật Giao thông đường bộ 2008 quy định:
“1. Lòng đường và hè phố chỉ được sử dụng cho mục đích giao thông.
2. Các hoạt động khác trên đường phố phải thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 35 của Luật này, trường hợp đặc biệt, việc sử dụng tạm thời một phần lòng đường, hè phố vào mục đích khác do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định nhưng không được làm ảnh hưởng đến trật tự, an toàn giao thông.
3. Không được thực hiện các hành vi sau đây:
a) Các hành vi quy định tại khoản 2 Điều 35 của Luật này;
b) Đổ rác hoặc phế thải không đúng nơi quy định;
c) Xây, đặt bục, bệ trái phép trên đường.”
Theo quy định của pháp luật, lòng đường và vỉa hè chỉ được sử dụng cho mục đích giao thông. Việc sử dụng vào những mục đích khác như tổ chức hoạt động văn hóa; lễ hội; diễu hành;… thì phải thực hiện theo quy định của Cơ quan quản lý đường bộ. Trường hợp việc sử dụng tạm thời một phần lòng đường; hè phố vào mục đích khác phải do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định; nhưng không được làm ảnh hưởng đến trật tự, an toàn giao thông.
Đồng thời, Khoản 2 Điều 35 Luật Giao thông đường bộ 2008 quy định:
“2. Không được thực hiện các hành vi sau đây:
a) Họp chợ, mua, bán hàng hóa trên đường bộ;
b) Tụ tập đông người trái phép trên đường bộ;
c) Thả rông súc vật trên đường bộ;
d) Phơi thóc, lúa, rơm rạ, nông sản hoặc để vật khác trên đường bộ;
đ) Đặt biển quảng cáo trên đất của đường bộ;
e) Lắp đặt biển hiệu, biển quảng cáo hoặc thiết bị khác làm giảm sự chú ý, gây nhầm lẫn nội dung biển báo hiệu hoặc gây cản trở người tham gia giao thông;
g) Che khuất biển báo hiệu, đèn tín hiệu giao thông;
h) Sử dụng bàn trượt, pa-tanh, các thiết bị tương tự trên phần đường xe chạy;
i) Hành vi khác gây cản trở giao thông.”
Như vậy, việc buôn bán, kinh doanh đồ ăn vỉa hè là hành vi bị cấm. Do đó, bạn chỉ có thể được kinh doanh đồ ăn sáng; nếu không thuộc trường hợp được quy định nêu trên.
Xem thêm: Tự ý trông giữ xe trên vỉa hè có hợp pháp?
Mức xử phạt đối với việc kinh doanh đồ ăn vỉa hè
Theo Điểm b Khoản 5 Điều 12 Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định:
“5. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với cá nhân, từ 4.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng đối với tổ chức thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
b) Sử dụng trái phép lòng đường đô thị, hè phố để: Họp chợ; kinh doanh dịch vụ ăn uống; bày, bán hàng hóa; sửa chữa phương tiện, máy móc, thiết bị; rửa xe; đặt, treo biển hiệu, biển quảng cáo; xây, đặt bục bệ; làm mái che hoặc thực hiện các hoạt động khác gây cản trở giao thông, trừ các hành vi vi phạm quy định tại điểm d, điểm đ, điểm e, điểm g khoản 6; khoản 7; điểm a khoản 8 Điều này”
Việc bạn kinh doanh đồ ăn vỉa hè là hành vi trái pháp luật. Do đó, bạn sẽ bị xử phạt hành chính theo mức từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng. Đồng thời, bạn sẽ bị áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả là tịch thu tang vật (hàng quán của bạn đang bày bán); trả lại hiện trạng ban đầu.
Hi vọng rằng nội dung Luật sư tư vấn sẽ giúp ích được cho bạn đọc. Hãy liên hệ khi có nhu cầu sử dụng dịch vụ luật sư giao thông: 0833 102 102
Câu hỏi thường gặp
[sc_fs_multi_faq headline-0=”h4″ question-0=”Việc chiếm dụng vỉa hè trên 20m2 làm nơi trông, giữ xe bị phạt bao nhiêu tiền?” answer-0=”Khoản 8 Điều 12 Luật Giao thông đường bộ quy định: “8. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với cá nhân, từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với tổ chức thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây: a) Chiếm dụng lòng đường đô thị hoặc hè phố từ 20 m2 trở lên làm nơi trông, giữ xe”.” image-0=”” count=”1″ html=”true” css_class=””]
[sc_fs_multi_faq headline-0=”h4″ question-0=”Kinh doanh lưu động, không có địa điểm cố định có phải đăng ký kinh doanh không?” answer-0=”Theo quy định của khoản 1 Điều 3 Nghị định 39/2007/NĐ-CP, trong trường hợp bạn kinh doanh lưu động, không có địa điểm kinh doanh cố định thì bạn không phải đăng ký kinh doanh. Tuy nhiên theo quy định của pháp luật về quản lý thuế thì nếu như có phát sinh hoạt động kinh doanh thì phải nộp thuế môn bài.” image-0=”” count=”1″ html=”true” css_class=””]
[sc_fs_multi_faq headline-0=”h4″ question-0=”Bán trà đá vỉa hè có cần phải đăng ký kinh doanh không?” answer-0=”Theo Điều 3 Nghị định 39/2007/NĐ-CP quy định: Việc bán trà đá là là hoạt động thương mại cụ thể là bán quà vặt – hoạt động này không cần làm thủ tục đăng ký kinh doanh tại cơ quan có thẩm quyền. Tuy nhiên, hiện nay việc kinh doanh trà đá vỉa hè là vi phạm pháp luật liên quan đến trật tự đô thị, an toàn giao thông.” image-0=”” count=”1″ html=”true” css_class=””]