Kinh doanh trên đường sắt bị xử phạt như thế nào?

bởi
Kinh doanh trên đường sắt bị xử phạt như thế nào?

Kinh doanh trên đường sắt là hình ảnh quen thuộc với mỗi người dân đi tàu. Bởi hình ảnh các hàng quán bày bàn ghế la liệt sát cạnh đường tàu, hoạt động bất chấp sự nguy hiểm. Việc kinh doanh như vậy là hành vi cản trở hoạt động lưu thông, gây hậu quả nghiêm trọng về an toàn giao thông đường sắt. Vậy pháp luật đã có những quy định nào nhằm xử phạt hành vi kinh doanh trên đường sắt?

Căn cứ pháp lý

  • Nghị định 56/2018/NĐ-CP.
  • Nghị định 100/2019/NĐ-CP.

Nội dung tư vấn

Việc kinh doanh trên đường sắt đồng nghĩa với việc hoạt động kinh doanh không tuân thủ theo những quy định về an toàn giao thông đường sắt. Đồng thời, gây mất an toàn giao thông đường sắt và an toàn cho chính cá nhân, tổ chức kinh doanh.

1. Quy định về an toàn giao thông đường sắt

Theo quy định tại Điều 16 Nghị định 56/2018/NĐ-CP về hành lang an toàn giao thông đường sắt, thì:

“1. Chiều rộng hành lang an toàn giao thông đường sắt tính từ mép ngoài phạm vi bảo vệ đường sắt trở ra mỗi bên được xác định như sau:

a) Đường sắt tốc độ cao: Trong khu vực đô thị là 05 mét, ngoài khu vực đô thị là 15 mét. Đối với đường sắt tốc độ cao, phải xây dựng rào cách ly hành lang an toàn giao thông đường sắt để tránh mọi hành vi âm nhập trái phép;

b) Đường sắt đô thị đi trên mặt đất và đường sắt còn lại là 03 mét.

2. Chiều cao hành lang an toàn giao thông đường sắt được tính từ mặt đất trở lên theo phương thẳng đứng đến giới hạn phạm vi bảo vệ trên không của đường sắt theo quy định tại khoản 1 Điều 9 của Nghị định này.”

Tuy nhiên, trên thực tế rất nhiều trường hợp kinh doanh không hề tuân theo các quy định trên. Điển hình là phố đường tàu ở Hà Nội. Các hàng quán cà phê ở đây bày bàn ghế sát cạnh đường tàu, chỉ cách đường ray 20-50 cm. Đây là điều hết sức nguy hiểm, mất an toàn trong lưu thông đường sắt và kinh doanh. Vì vậy, cần có biện pháp xử phạt để dứt điểm việc kinh doanh trên đường tàu.

2. Xử phạt hành vi kinh doanh trên đường sắt

2.1. Đối với hành vi kinh doanh

Việc không đảm bảo các quy định về hành lang an toàn giao thông đường sắt sẽ bị xử phạt hành chính theo quy định của Nghị định 100/2019/NĐ-CP.

Tại khoản 1 Điều 53 quy định:

“1. Cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 300.000 đồng đến 500.000 đồng đối với cá nhân, từ 600.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với tổ chức thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:

b) Chăn thả súc vật, mua bán hàng hóa, họp chợ trên đường sắt, trong phạm vi bảo vệ công trình đường sắt, hành lang an toàn giao thông đường sắt.”

Như vậy, nếu thực hiện các hành vi mua bán, họp chợ trên đường sắt thì sẽ bị phạt từ 300.000 đồng đến 500.000 đồng đối với cá nhân thực hiện. Phạt từ 600.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với tổ chức thực hiện việc kinh doanh.

2.2. Đối với hành vi liên quan

Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với cá nhân. Từ 4.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng đối với hành vi:

  • Dựng lều, quán trái phép trong phạm vi đất dành cho đường sắt.
  • Đặt, treo biển quảng cáo, biển chỉ dẫn hoặc các vật che chắn khác trái phép trong phạm vi đất dành cho đường sắt.

Những hành vi liên quan đến hoạt động kinh doanh gây mất an toàn giao thông đường sắt thì sẽ xử phạt như trên.

Có thể thấy, không chỉ hành kinh doanh trực tiếp sẽ bị xử phạt. Mà cả những hành vi liên quan như đặt biển quảng cáo cũng sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính. Những quy định này được đặt ra nhằm khắc phục tình trạng gây mất an toàn giao thông đường sắt. Đồng thời, tạo môi trường kinh doanh an toàn hơn cho cá nhân, tổ chức kinh doanh.

3. Thẩm quyền xử phạt hành vi kinh doanh trên đường sắt

Khi có hành vi vi phạm kinh doanh trên đường sắt như trên, thì những cơ quan sau có thẩm quyền xử phạt hành chính các cá nhân, tổ chức vi phạm:

  • Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp trong phạm vi quản lý của địa phương.
  • Cảnh sát giao thông trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ được giao.
  • Cảnh sát trật tự; Cảnh sát phản ứng nhanh;  Cảnh sát cơ động; Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ được giao có liên quan.
  •  Trưởng Công an cấp xã trong phạm vi  chức năng, nhiệm vụ được giao.
  • Thanh tra giao thông vận tải, người được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành đường sắt trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ được giao.

Trên đây là những cơ quan, cá nhân có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi kinh doanh trên đường sắt. Có thể thấy, quy định các mức xử phạt vẫn còn quá nhẹ, chưa đủ tính răn đe. Có thể thấy, việc kinh doanh trên đường sắt vẫn đang diễn ra hàng ngày bất chấp việc xử phạt. Vì vậy, hy vọng trong thời gian tới, sẽ có sự điều chỉnh về mức xử phạt. Góp phần chấm dứt tình trạng này, tạo môi trường kinh doanh an toàn cho người dân.

Nội dung trên của LSX đã trình bày về vấn đề xử phạt việc kinh doanh trên đường sắt. Hy vọng giúp các bạn có thể tham khảo và hiểu thêm về vấn đề này.

Liên hệ LSX qua Dịch vụ luật sư giao thông hoặc hotline: 0833 102 102

Câu hỏi thường gặp

[sc_fs_multi_faq headline-0=”h4″ question-0=”Thẩm quyền xử phạt của Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp?” answer-0=”- Phạt cảnh cáo. – Phạt tiền. – Tước quyền sử dụng giấy phép (đối với cấp huyện, cấp tỉnh). – Tịch thu tang vật, phương tiện sử dụng để vi phạm.” image-0=”” headline-1=”h4″ question-1=”Thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính đối với hành vi kinh doanh trên đường sắt?” answer-1=”Công an viên có thẩm quyền lập biên bản đối với hành vi vi phạm xảy ra trong phạm vi quản lý của địa phương.” image-1=”” headline-2=”h4″ question-2=”Bán hàng rong trên tàu thì bị phạt bao nhiêu tiền?” answer-2=”Hành vi bán hàng rong trên tàu sẽ bị phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng.” image-2=”” count=”3″ html=”true” css_class=””]

Bình chọn bài viết

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm