Gần đây Ủy ban Kiểm tra Trung ương quyết định thi hành kỷ luật một số lãnh đạo. Chắc hẳn có rất nhiều người quan tâm đến vấn đề kỷ luật cách chức đối với đảng viên được quy định như thế nào? Người bị kỷ luật có được hưởng lương không? Hãy cùng Luật Sư X tìm hiểu vấn đề này thông qua bài viết dưới đây.
Căn cứ pháp lý
- Luật Cán bộ, công chức năm 2008
- Nghị định số 112/2020/NĐ-CP
Khái niệm cách chức
Cách chức là việc người có thẩm quyền ra quyết định cho người được bổ nhiệm đang giữ một chức vụ nhất định thôi không giữ chức vụ đó nữa; do vi phạm pháp luật thuộc phạm vi nhiệm vụ; quyền hạn của người đó, không còn xứng đáng với sự tín nhiệm và trách nhiệm được giao.
Theo Luật Cán bộ, Công chức, cách chức là việc cán bộ, công chức lãnh đạo, quản lý không được tiếp tục giữ chức vụ lãnh đạo; quản lý khi chưa hết nhiệm kỳ hoặc chưa hết thời hạn bổ nhiệm. Cách chức là hình thức kỷ luật; chỉ áp dụng với cán bộ, công chức lãnh đạo, quản lý khi chưa hết nhiệm kỳ; hoặc chưa hết thời hạn bổ nhiệm; mà vi phạm quy định đến mức độ bị áp dụng hình thức kỷ luật này.
Bị kỷ luật cách chức, công chức có được nâng lương không
Điều 82 Luật Cán bộ, công chức nêu rõ:
Cán bộ, công chức bị khiển trách hoặc cảnh cáo thì thời gian nâng lương bị kéo dài 06 tháng, kể từ ngày quyết định kỷ luật có hiệu lực; nếu bị giáng chức, cách chức thì thời gian nâng lương bị kéo dài 12 tháng, kể từ ngày quyết định kỷ luật có hiệu lực
Công chức mà bị cách chức thì thời gian nâng lương sẽ bị kéo dài 12 tháng kể từ ngày quyết định kỷ luật cách chức của công chức có hiệu lực.
Theo khoản 17 Điều 1 Luật sửa đổi năm 2019, nếu công chức bị kỷ luật cách chức thì không thực hiện nâng ngạch, quy hoạch, đào tạo, bổ nhiệm trong thời hạn 24 tháng kể từ ngày quyết định kỷ luật có hiệu lực.
Khi hết thời hạn nêu trên mà công chức không vi phạm ở mức phải kỷ luật thì sẽ được tiếp tục nâng ngạch, quy hoạch, đào tạo, bổ nhiệm. Riêng trường hợp bị cách chức do tham nhũng thì không được bổ nhiệm vào vị trí lãnh đạo, quản lý (theo khoản 4 Điều 82 Luật Cán bộ, công chức).
Đặc biệt, nếu công chức bị cách chức mà sau đó được kết luận là sai, oan nhưng vị trí công tác cũ đã bố trí người khác thay thế thì người đứng đầu cơ quan có thẩm quyền có trách nhiệm bố trí vào vị trí công tác, chức vụ lãnh đạo, quản lý phù hợp.
Như vậy, nếu công chức bị cách chức thì theo quy định nêu trên sẽ bị kéo dài thời hạn nâng lương lần sau đến 12 tháng kể từ ngày quyết định kỷ luật có hiệu lực.
Kỷ luật cách chức khi nào
- Đã bị kỷ luật giáng chức mà tái phạm.
- Có hành vi vi phạm lần đầu, gây hậu quả rất nghiêm trọng thuộc một trong các trường hợp:
– Công chức lãnh đạo, quản lý không thực hiện đúng; đầy đủ chức trách, nhiệm vụ quản lý, điều hành theo sự phân công.
– Người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị để xảy ra hành vi vi phạm pháp luật nghiêm trọng; trong phạm vi phụ trách mà không có biện pháp ngăn chặn.
- Có hành vi vi phạm lần đầu, gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng; thuộc một trong các trường hợp bị kỷ luật khiển trách nhưng chưa đến mức bị buộc thôi việc.
- Người vi phạm có thái độ tiếp thu, sửa chữa, chủ động khắc phục hậu quả; và có nhiều tình tiết giảm nhẹ.
- Sử dụng giấy tờ không hợp pháp để được bầu, phê chuẩn, bổ nhiệm vào chức vụ.
Kỷ luật cách chức đảng viên có được trả lương không
Theo quy định tại khoản 1 và khoản 3 Điều 41 Nghị định số 112/2020/NĐ-CP quy định như sau:
1. Trong thời gian tạm giữ, tạm giam; hoặc được cho tại ngoại nhưng áp dụng biện pháp cấm đi khỏi nơi cư trú; mà không thể tiếp tục đi làm để phục vụ cho công tác điều tra, truy tố, xét xử; hoặc tạm đình chỉ công tác; mà chưa bị xem xét xử lý kỷ luật thì được hưởng 50% của mức lương hiện hưởng; cộng với phụ cấp chức vụ lãnh đạo, phụ cấp thâm niên vượt khung; phụ cấp thâm niên nghề và hệ số chênh lệch bảo lưu lương (nếu có).
Trường hợp cán bộ, công chức, viên chức giữ chức vụ lãnh đạo; quản lý bị tạm đình chỉ chức vụ thì không được hưởng phụ cấp chức vụ lãnh đạo, quản lý.
3. Trường hợp cán bộ, công chức, viên chức bị xử lý kỷ luật; hoặc bị Tòa án tuyên là có tội thì không được truy lĩnh 50% còn lại quy định tại khoản 1 Điều này.
Trong thời gian tạm giữ, tạm giam để phục vụ cho công tác điều tra, truy tố, xét xử; hoặc tạm đình chỉ công tác; mà chưa bị xem xét xử lý kỷ luật thì được hưởng 50% mức lương hiện hưởng; cộng với một số phụ cấp tùy theo từng trường hợp. Nếu không bị xử lý kỷ luật; hoặc oan, sai thì được hưởng 50% còn lại. Trường hợp cán bộ công chức viên chức bị xử lý kỷ luật cách chức; hoặc bị tòa tuyên án có tội thì không được truy lĩnh 50% còn lại.
Thông tin liên hệ
Trên đây là quan điểm của Luật Sư X. Để biết thêm thông tin chi tiết vui lòng liên hệ qua hotline: 0833 102 102. Hoặc qua các kênh sau:
Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
– Thời hiệu, thời hạn xử lý kỷ luật đối với cán bộ, công chức thực hiện theo Điều 80 Luật Cán bộ, công chức được sửa đổi, bổ sung tại khoản 16 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số Điều của Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức.
– Thời hiệu, thời hạn xử lý kỷ luật đối với viên chức được thực hiện theo Điều 53 Luật Viên chức được sửa đổi, bổ sung tại khoản 7 Điều 2 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức
– Đối với các chức vụ, chức danh trong cơ quan hành chính nhà nước do Quốc hội phê chuẩn thì Thủ tướng Chính phủ ra quyết định xử lý kỷ luật.
– Đối với công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý, người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị có thẩm quyền bổ nhiệm hoặc được phân cấp thẩm quyền bổ nhiệm tiến hành xử lý kỷ luật và quyết định hình thức kỷ luật.