Mới đây, vào thời điểm cuối ngày 31/3, trên một số trang mạng xã hội đăng tải văn bản số 314/UBND-KGVX ngày 31/3 của chủ tịch UBND tỉnh Bắc Ninh; về việc tiếp tục cho học sinh nghỉ học từ ngày 1 đến ngày 16/4; để phòng chống dịch bệnh Covid-19. Trước thông tin trên, tỉnh Bắc Ninh khẳng định đây là văn bản giả mạo; vi phạm pháp luật; không đúng với tình hình thực tế của tỉnh; và sự chỉ đạo về công tác phòng chống dịch Covid-19 trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh tại thời điểm hiện nay. Vậy hành vi làm giả văn bản cho học sinh nghỉ học bị xử phạt như thế nào? Hãy cùng Luật sư X tìm hiểu nhé!
Căn cứ pháp lý
- Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017).
- Nghị định 15/2020/NĐ-CP.
Nội dung tư vấn
Hành vi làm giả văn bản, giấy tờ, tài liệu của cơ quan, tổ chức là hành vi vi phạm pháp luật; tùy vào tính chất mức độ mà hành vi này sẽ bị xử phạt hành chính; hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
Mức xử phạt hành chính
Đối với hành vi làm giả văn bản, tài liệu của cơ quan tổ chức; nhưng chưa thỏa mãn các dấu hiệu cấu thành tội phạm; hoặc chưa gây nguy hiểm cho xã hội thì có thể bị xử phạt hành chính; với hành vi đưa tin giả, sai sự thật trên mạng xã hội cũng sẽ bị xử phạt theo Nghị định 15/2020/NĐ-CP. Về xử phạt hành chính trong lĩnh vực bưu chính viễn thông; tần số vô tuyến điện với mức xử phạt có thể lên đến 20.000.000 đồng với tổ chức; và 10.000.000 đồng đối với cá nhân. Cụ thể, Điểm a Khoản 1 Điều 101 Nghị định 15/2020/NĐ-CP quy định:
“1. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi lợi dụng mạng xã hội để thực hiện một trong các hành vi sau:
a) Cung cấp, chia sẻ thông tin giả mạo, thông tin sai sự thật, xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín của cơ quan, tổ chức, danh dự, nhân phẩm của cá nhân;”
Đồng thời, Khoản 3 Điều 4 Nghị định 15/2020/NĐ-CP quy định:
“3. Mức phạt tiền quy định từ Chương II đến Chương VII tại Nghị định này được áp dụng đối với hành vi vi phạm hành chính của tổ chức, trừ quy định tại Điều 106 Nghị định này. Trường hợp cá nhân có hành vi vi phạm như của tổ chức thì mức phạt tiền bằng 1/2 mức phạt tiền đối với tổ chức.”
Trong thời điểm dịch bệnh đang bùng phát và chuyển biến phức tạp như hiện nay; thì những thông tin chính thống; chính xác của cơ quan chức năng về phòng chống dịch bệnh là rất quan trọng, cần thiết; và người dân, doanh nghiệp rất cần những thông tin chính xác để thực hiện phòng chống dịch bệnh; cũng như đảm bảo hoạt động sản xuất, kinh doanh.
Việc làm giả văn bản, đưa ra những thông tin giả mạo trong thời điểm dịch bệnh như thế này sẽ tác động rất xấu đến xã hội; có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt động phòng chống dịch bệnh; cũng như đến đời sống của nhiều người. Đối với trường hợp làm giả văn bản cho học sinh nghỉ học tại Bắc Ninh, cơ quan chức năng đang điều tra, xác minh; và xử lý nghiêm trường hợp vi phạm này theo quy định của pháp luật. Với những người đã từ đủ 16 tuổi thì hoàn toàn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự; nếu hành vi được xác định là nguy hiểm cho xã hội khi đưa tin sai sự thật; hoặc làm giả văn bản, giấy tờ tài liệu của cơ quan tổ chức.
Xử lý hình sự hành vi làm giả văn bản
Hành vi làm giả văn bản, giấy tờ tài liệu của cơ quan tổ chức có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự; theo quy định tại Điều 341 Bộ luật Hình sự năm 2015. Cụ thể tội danh và hình phạt được quy định như sau.
Điều 341 tội làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức; tội sử dụng con dấu hoặc tài liệu giả của cơ quan, tổ chức. Theo đó, người nào làm giả con dấu, tài liệu; hoặc giấy tờ khác của cơ quan, tổ chức; hoặc sử dụng con dấu, tài liệu; hoặc giấy tờ giả thực hiện hành vi trái pháp luật; thì bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng; cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 02 năm.
Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 05 năm: Có tổ chức; Phạm tội 02 lần trở lên; Làm từ 02 đến 05 con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác; Sử dụng con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác thực hiện tội phạm ít nghiêm trọng hoặc tội phạm nghiêm trọng; Thu lợi bất chính từ 10.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng; Tái phạm nguy hiểm.
Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 07 năm: Làm 06 con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác trở lên; Sử dụng con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác thực hiện tội phạm rất nghiêm trọng hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng; Thu lợi bất chính 50.000.000 đồng trở lên. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng.
Ngoài ra, hành vi làm giả văn bản, đưa tin sai sự thật về phòng chống dịch bệnh Covid-19 sẽ bị xử lý hình sự theo Điều 288 Bộ luật Hình sự năm 2015; và theo hướng dẫn của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao tại Công văn số 45/TANDTC-PC có nội dung:
“Người có hành vi đưa lên mạng máy tính, mạng viễn thông thông tin giả mạo, thông tin sai sự thật, thông tin xuyên tạc về tình hình dịch bệnh Covid-19, gây dư luận xấu thì bị xử lý về tội đưa hoặc sử dụng trái phép thông tin mạng máy tính, mạng viễn thông theo quy định tại Điều 288.”
Bộ luật hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) quy định như sau:
“Điều 288. Tội đưa hoặc sử dụng trái phép thông tin mạng máy tính, mạng viễn thông
1. Người nào thực hiện một trong các hành vi sau đây, thu lợi bất chính từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng hoặc gây thiệt hại từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng hoặc gây dư luận xấu làm giảm uy tín của cơ quan, tổ chức, cá nhân, thì bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc bị phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:
a) Đưa lên mạng máy tính, mạng viễn thông những thông tin trái với quy định của pháp luật, nếu không thuộc một trong các trường hợp quy định tại các Điều 117, 155, 156 và 326 của Bộ luật này;
b) Mua bán, trao đổi, tặng cho, sửa chữa, thay đổi hoặc công khai hóa thông tin riêng hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân trên mạng máy tính, mạng viễn thông mà không được phép của chủ sở hữu thông tin đó;
c) Hành vi khác sử dụng trái phép thông tin trên mạng máy tính, mạng viễn thông.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 200.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:
a) Có tổ chức;
b) Lợi dụng quyền quản trị mạng máy tính, mạng viễn thông;
c) Thu lợi bất chính 200.000.000 đồng trở lên;
d) Gây thiệt hại 500.000.000 đồng trở lên;
đ) Xâm phạm bí mật cá nhân dẫn đến người bị xâm phạm tự sát;
e) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội hoặc quan hệ đối ngoại của Việt Nam;
g) Dẫn đến biểu tình.
3. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.”
Bởi vậy, cơ quan điều tra sẽ vào cuộc xác minh làm rõ hành vi vi phạm; đánh giá tính chất mức độ nguy hiểm của hành vi; hậu quả xảy ra với xã hội để quyết định xử lý hình sự hay không. Trong trường hợp hành vi được xác định là nghiêm trọng; có dấu hiệu làm giả văn bản, tài liệu cơ quan tổ chức thì sẽ xử lý hình sự theo quy định tại Điều 341 Bộ luật Hình sự; và còn có thể xử lý theo Điều 288 Bộ luật Hình sự nêu trên.
Hi vọng rằng nội dung Luật sư tư vấn sẽ giúp ích được cho bạn đọc. Hãy liên hệ khi có nhu cầu sử dụng dịch vụ của Luật sư X: 0833 102 102
Câu hỏi thường gặp
[sc_fs_multi_faq headline-0=”h4″ question-0=”Tội “Làm giả tài liệu của cơ quan, tổ chức; tội sử dụng con dấu tài liệu của cơ quan tổ chức” được quy định tại Điều 341 Bộ luật Hình sự năm 2015 bao gồm những hành vi gì? ” answer-0=”Tội “Làm giả tài liệu của cơ quan, tổ chức; tội sử dụng con dấu tài liệu của cơ quan tổ chức” được quy định tại Điều 341 Bộ luật Hình sự năm 2015; Điều luật này bao gồm 02 tội danh là: “Tội làm giả tài liệu của cơ quan, tổ chức”; và “Tội sử dụng con dấu tài liệu của cơ quan tổ chức”; đây là tội phạm ghép nên hành vi khác nhau như: Đối với “Tội làm giả tài liệu của cơ quan, tổ chức”, bao gồm các hành vi: Đúc, khắc… để tạo ra con dấu giả giống như con dấu thật của cơ quan, tổ chức; vẽ, in, phôtô, viết, các kỹ thuật khác… để làm ra các loại giấy tờ, tài liệu giả giống như các loại tài liệu, giấy tờ thật của cơ quan, tổ chức. Đối với “Tội sử dụng con dấu tài liệu của cơ quan tổ chức”, bao gồm các hành vi sử dụng con dấu, giấy tờ, tài liệu giả để thực hiện hành vi vi phạm pháp luật như bán lại cho người khác, giao nộp tài liệu giả cho cơ quan chức năng… ” image-0=”” count=”1″ html=”true” css_class=””]
[sc_fs_multi_faq headline-0=”h4″ question-0=”Xâm phạm bí mật cá nhân dẫn đến người bị xâm phạm tự sát thì bị xử phạt như thế nào?” answer-0=”Xâm phạm bí mật cá nhân dẫn đến người bị xâm phạm tự sát bị phạt tiền từ 200.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 02 năm đến 07 năm” image-0=”” count=”1″ html=”true” css_class=””]
[sc_fs_multi_faq headline-0=”h4″ question-0=”Làm giả con dấu của cơ quan bị xử phạt như thế nào?” answer-0=”Làm giả con dấu của cơ quan bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 02 năm.” image-0=”” count=”1″ html=”true” css_class=””]