Ngày nay, trên các phương tiện truyền thông ta thường xuyên bắt gặp những bản nhạc được phối khí, hòa âm (remix) theo xu hướng thị trường âm nhạc thu hút được nhiều giới trẻ, cộng đồng mạng. Từ những ca khúc cũ, xưa, nay đã được biến tấu thành ca khúc độc đáo, mới mẻ trở thành trào lưu trên thị trường. Tuy nhiên, những bản remix như vậy, có phải đăng ký bản quyền hay không? Cũng như có xâm phạm đến quyền tác giả theo quy định pháp luật hay không?
Xin mời quý độc giả hãy cùng Luật sư X theo dõi bài viết dưới đây để làm rõ vấn đề làm nhạc remix có bị bản quyền không theo quy định pháp luật?
Căn cứ pháp lý
- Luật Sở hữu trí tuệ 2005 (sửa đổi, bổ sung 2009, 2019)
- Nghị định 131/2013/NĐ-CP
- Nghị định 28/2017/NĐ-CP
Bản quyền là gì?
Bản quyền (được hiểu là quyền tác giả) căn cứ theo khoản 2 Điều 4 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 (sửa đổi, bổ sung 2009, 2019), quyền tác giả là quyền của tổ chức, cá nhân đối với tác phẩm do mình sáng tạo ra hoặc sở hữu.
Trong đó, đối tượng quyền tác giả bao gồm tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học; đối tượng quyền liên quan đến quyền tác giả bao gồm cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng, tín hiệu vệ tinh mang chương trình được mã hóa.
(Khoản 1 Điều 3 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 (sửa đổi, bổ sung 2009, 2019))
Quyền tác giả đối với tác phẩm bao gồm quyền nhân thân và quyền tài sản.
* Quyền nhân thân
Quyền nhân thân bao gồm các quyền sau đây:
– Đặt tên cho tác phẩm;
– Đứng tên thật hoặc bút danh trên tác phẩm; được nêu tên thật hoặc bút danh khi tác phẩm được công bố, sử dụng;
– Công bố tác phẩm hoặc cho phép người khác công bố tác phẩm;
– Bảo vệ sự toàn vẹn của tác phẩm, không cho người khác sửa chữa, cắt xén hoặc xuyên tạc tác phẩm dưới bất kỳ hình thức nào gây phương hại đến danh dự và uy tín của tác giả.
* Quyền tài sản
Quyền tài sản bao gồm các quyền sau đây:
– Làm tác phẩm phái sinh;
– Biểu diễn tác phẩm trước công chúng;
– Sao chép tác phẩm;
– Phân phối, nhập khẩu bản gốc hoặc bản sao tác phẩm;
– Truyền đạt tác phẩm đến công chúng bằng phương tiện hữu tuyến, vô tuyến, mạng thông tin điện tử hoặc bất kỳ phương tiện kỹ thuật nào khác;
– Cho thuê bản gốc hoặc bản sao tác phẩm điện ảnh, chương trình máy tính.
Điều 19 và Điều 20 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 (sửa đổi, bổ sung 2009, 2019)
Nhạc remix có phải là tác phẩm phái sinh không?
Nhạc remix được coi là tác phẩm phái sinh từ ca khúc gốc. Theo Khoản 8 Điều 4 Luật Sở hữu trí tuệ, tác phẩm phái sinh“là tác phẩm được sáng tạo trên cơ sở một hoặc nhiều tác phẩm đã có thông qua việc dịch từ ngôn ngữ này sang ngôn ngữ khác, phóng tác, biên soạn, chú giải, tuyển chọn, cải biên, chuyển thể nhạc và các chuyển thể khác”.
Một ca khúc remix là tác phẩm “phái sinh” từ ca khúc gốc nếu thỏa mãn các dấu hiệu sau:
- Được hình thành dựa trên sự kế thừa từ một tác phẩm đã có;
- Tác phẩm phái sinh không phải bản sao của tác phẩm gốc: pháp luật về quyền tác giả không bảo hộ nội dung ý tưởng mà chỉ bảo hộ hình thức thể hiện của ý tưởng, vậy nên, trong nhiều trường hợp, hình thức thể hiện của tác phẩm phái sinh phải khác biệt hoàn toàn hoặc khác biệt từng phần với hình thức thể hiện của tác phẩm gốc;
- Có sự sáng tạo: sự sáng tạo của ca khúc remix thể hiện ở việc lựa chọn, sắp xếp nhịp điệu, thêm thắt những hiệu ứng âm thanh mới để thể hiện được nội dung ca khúc như trong tác phẩm gốc; nhạc remix do tác giả trực tiếp sáng tạo bằng sự lao động trí tuệ của mình mà không sao chép của người khác;
- Dấu ấn của tác phẩm gốc trong tác phẩm phái sinh: cho dù tác phẩm phái sinh được sáng tạo nguyên gốc nhưng vẫn phải đảm bảo có dấu ấn của tác phẩm gốc. Có nghĩa là khi nhận biết tác phẩm phái sinh thì công chúng phải liên tưởng đến tác phẩm gốc, sự liên tưởng này được thể hiện qua lời bài hát, giai điệu… của ca khúc gốc.
Tác giả tác phẩm phái sinh chỉ được bảo hộ những nội dung có tính nguyên gốc do họ sáng tạo và tác phẩm phái sinh chỉ được bảo hộ nếu không gây phương hại đến quyền tác giả đối với tác phẩm được dùng để phái sinh. Việc tạo ra, khái thác, sử dụng tác phẩm phái sinh phải được sự cho phép của chủ sở hữu tác phẩm gốc.
Làm nhạc remix có bị bản quyền không theo quy định pháp luật?
Theo Điều 28 của Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005, được sửa đổi bởi khoản 8 của Điều 1 Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi năm 2022, có quy định về hành vi xâm phạm quyền tác giả. Một trong những hành vi đó là xâm phạm quyền tài sản quy định tại Điều 20 của Luật này.
Theo Điều 20 của Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005, được sửa đổi bởi khoản 5 của Điều 1 Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi năm 2022, có quy định về quyền tài sản của tác giả. Trong đó, quyền tài sản của tác giả bao gồm việc tạo ra tác phẩm phái sinh.
Khi tổ chức hoặc cá nhân khai thác hoặc sử dụng một phần hoặc toàn bộ các quyền được quy định tại khoản 1 của Điều này và khoản 3 của Điều 19 của Luật này, họ phải có sự cho phép của chủ sở hữu quyền tác giả và trả tiền bản quyền cũng như các quyền lợi vật chất khác (nếu có) cho chủ sở hữu quyền tác giả, trừ trường hợp được quy định tại khoản 3 của Điều này, và các Điều 25, 25a, 26, 32 và 33 của Luật này. Trường hợp làm tác phẩm phái sinh mà ảnh hưởng đến quyền nhân thân quy định tại khoản 4 của Điều 19 của Luật này, cũng phải có sự đồng ý bằng văn bản của tác giả.
Do đó, việc remix lại một bài hát có thể được xem là một tác phẩm phái sinh, thuộc vào quyền tài sản được bảo hộ của tác giả. Vì vậy, nếu một người remix lại bài hát mà không có sự cho phép của chủ sở hữu quyền tác giả và không trả tiền bản quyền cũng như các quyền lợi vật chất khác (nếu có) cho chủ sở hữu quyền tác giả, trừ trường hợp:
– Chủ sở hữu quyền tác giả không có quyền ngăn cấm tổ chức hoặc cá nhân khác thực hiện các hành vi theo quy định;
– Có các trường hợp ngoại lệ không xâm phạm quyền tác giả;
– Có các trường hợp ngoại lệ không xâm phạm quyền tác giả dành cho người khuyết tật;
– Có các trường hợp giới hạn quyền tác giả;
– Có các trường hợp ngoại lệ không xâm phạm quyền liên quan;
– Có các trường hợp giới hạn quyền liên quan.
Nếu rơi vào các trường hợp này, thì người remix lại bài hát không bị xem là xâm phạm quyền tác giả.
Làm nhạc remix có bị bản quyền không theo quy định pháp luật?
Làm thế nào để xin phép sử dụng để remix?
Việc bảo vệ bản quyền chưa bao giờ dễ dàng, đặc biệt khi bạn không có hiểu biết căn bản về tài sản sở hữu trí tuệ quan trọng này. Có nhiều vấn đề phức tạp có thể phát sinh khi bạn muốn tạo ra một video kết hợp nhiều nội dung và bản nhạc, làm video dạng parody hoặc cover lại một bài hát yêu thích của một ca sĩ nào đó và đăng lên trang cá nhân trên Youtube. Tuy nhiên, thực tế cho thấy vấn đề bản quyền không chỉ đơn giản như vậy. Bước đầu tiên để xin phép sử dụng bản quyền là xác định chủ sở hữu bản quyền sở hữu trí tuệ của bản nhạc, ghi âm hoặc bài hát đó, sau đó tìm cách liên hệ và đàm phán với họ.
Vậy làm thế nào để tìm chủ sở hữu của bản nhạc hoặc bài hát đó? Thông thường, việc liên hệ với chủ sở hữu bản quyền sẽ là bước khó khăn nhất, tuy nhiên không phải là không thể nếu bạn biết cách.
Bạn có thể tìm thông tin liên hệ qua các hiệp hội như Hội Nhạc sĩ Việt Nam hoặc các trung tâm ủy quyền mà nhiều nhạc sĩ gửi tác phẩm, ví dụ như Trung tâm Bảo vệ Quyền Tác giả, để thông qua họ tiếp cận chủ sở hữu tác phẩm mà bạn muốn xin phép.
Khi đã có số liên hệ hoặc địa chỉ email, bạn cần rõ ràng nêu rõ bài hát hoặc bản nhạc mà bạn muốn sử dụng, tự giới thiệu về bản thân và giải thích mục đích sử dụng bản nhạc đó và cách bạn dự định sử dụng. Nếu bạn không có ý định sử dụng với mục đích thu lợi nhuận hoặc mục đích thương mại, bạn cần yêu cầu chủ sở hữu xác nhận bằng văn bản ký tay về điều này.
Đôi khi bạn có thể xin phép sử dụng miễn phí, nhưng nếu bạn muốn sử dụng với mục đích kiếm lợi nhuận, bạn sẽ phải trả phí cho chủ sở hữu.
Xử phạt đối với hành vi làm nhạc remix không xin phép tác giả, chủ sở hữu tác phẩm
Việc tạo bản Remix và chia sẻ trên các mạng xã hội được coi là việc sử dụng tác phẩm, và khi sử dụng, người tạo Remix phải xin phép và trả thù lao cho tác giả hoặc chủ sở hữu tác phẩm. Trường hợp không xin phép hoặc không trả thù lao theo quy định, việc tạo bản Remix sẽ được coi là vi phạm quyền tác giả, và sẽ bị xử lý vi phạm như sau:
Trách nhiệm hành chính
Theo Điều 10 của Nghị định 131/2013/NĐ-CP và Khoản 2 Điều 3 của Nghị định 28/2017/NĐ-CP, hình thức xử lý hành chính đối với việc xâm phạm tác phẩm được quy định như sau:
– Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi tự ý sửa chữa, cắt xén tác phẩm gây hại cho danh dự và uy tín của tác giả.
– Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi xuyên tạc tác phẩm gây hại cho danh dự và uy tín của tác giả.
Ngoài ra, có các biện pháp khắc phục hậu quả như sau:
– Buộc phải chỉnh sửa công khai thông tin sai lệch trên phương tiện truyền thông công cộng về hành vi vi phạm như quy định trong Khoản 1 và Khoản 2 của Điều này.
– Buộc phải xóa bỏ bản sao tác phẩm vi phạm trên môi trường mạng và các nền tảng kỹ thuật số hoặc buộc tiêu hủy tài sản vi phạm đối với hành vi vi phạm như quy định trong Khoản 1 và Khoản 2 của Điều này.
Trách nhiệm dân sự
Khi hành vi xâm phạm quyền gây thiệt hại cho tác giả hoặc chủ sở hữu tác phẩm chính, người vi phạm sẽ có trách nhiệm bồi thường thiệt hại theo quy định của Bộ Luật Dân sự năm 2015.
Mời các bạn xem thêm bài viết
- Quyền sở hữu trí tuệ trong thương mại quốc tế quy định chi tiết
- Quy định chi tiết về hợp đồng chuyển nhượng quyền sở hữu trí tuệ
- Chuyển giao quyền sở hữu trí tuệ là gì theo quy định 2023?
Thông tin liên hệ
Vấn đề “Làm nhạc remix có bị bản quyền không theo quy định pháp luật?” đã được chúng tôi cung cấp qua thông tin bài viết trên. Luật sư X luôn có sự hỗ trợ nhiệt tình từ các chuyên viên tư vấn pháp lý, quý khách hàng có vướng mắc hoặc nhu cầu sử dụng dịch vụ pháp lý liên quan như là Dịch vụ luật sư Tp Hồ Chí Minh, vui lòng liên hệ đến hotline 0833.102.102 Chúng tôi sẽ giải quyết các khúc mắc của khách hàng, làm các dịch vụ một cách nhanh chóng, dễ dàng, thuận tiện.
- FB: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
Cụ thể tại Điều 27 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 (sửa đổi, bổ sung 2009, 2019), Thời hạn bảo hộ quyền tác giả được quy định như sau:
(1) Quyền nhân thân quy định tại các khoản 1, 2 và 4 Điều 19 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 (sửa đổi, bổ sung 2009, 2019) được bảo hộ vô thời hạn.
(2) Quyền nhân thân quy định tại khoản 3 Điều 19 và quyền tài sản quy định tại Điều 20 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 (sửa đổi, bổ sung 2009, 2019) có thời hạn bảo hộ như sau:
(i) Đối với tác phẩm điện ảnh, nhiếp ảnh, mỹ thuật ứng dụng, tác phẩm khuyết danh có thời hạn bảo hộ là bảy mươi lăm năm, kể từ khi tác phẩm được công bố lần đầu tiên.
(ii) Đối với tác phẩm điện ảnh, nhiếp ảnh, mỹ thuật ứng dụng chưa được công bố trong thời hạn hai mươi lăm năm, kể từ khi tác phẩm được định hình thì thời hạn bảo hộ là một trăm năm, kể từ khi tác phẩm được định hình.
(iii) Đối với tác phẩm khuyết danh, khi các thông tin về tác giả xuất hiện thì thời hạn bảo hộ được tính theo quy định tại (iv).
(iv) Tác phẩm không thuộc loại hình quy định tại (i) có thời hạn bảo hộ là suốt cuộc đời tác giả và năm mươi năm tiếp theo năm tác giả chết; trường hợp tác phẩm có đồng tác giả thì thời hạn bảo hộ chấm dứt vào năm thứ năm mươi sau năm đồng tác giả cuối cùng chết;
(v) Thời hạn bảo hộ quy định tại (i), (ii) chấm dứt vào thời điểm 24 giờ ngày 31 tháng 12 của năm chấm dứt thời hạn bảo hộ quyền tác giả.
Theo quy định tại Điều 50 Luật Sở hữu trí tuệ, hồ sơ đăng ký quyền tác giả sẽ bao gồm các loại giấy tờ sau đây:
– Tờ khai đăng ký quyền tác giả theo mẫu.
Tờ khai sử dụng tiếng Việt và do chính tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả hoặc người được ủy quyền nộp đơn ký tên và ghi đầy đủ thông tin yều cầu theo mẫu do Bộ Văn hóa – Thông tin quy định.
Mặt sau của mẫu tờ khai đăng ký quyền tác giả có hướng dẫn cách điền thông tin.
– 02 bản sao của tác phẩm mà tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả muốn đăng ký quyền tác giả: 01 bản được giữ bởi Cục Bản quyền tác giả Văn học – Nghệ thuật, 01 bản giao đối tượng đăng ký giữ sau khi cấp giấy chứng nhận
Riêng những tác phẩm có đặc thù riêng như tranh, tượng, tượng đài, phù điêu, tranh hoành tráng gắn với công trình kiến trúc; tác phẩm có kích thước quá lớn, cồng kềnh thì có thể thay thế bản sao tác phẩm đăng ký quyền tác giả bằng ảnh chụp không gian ba chiều (Theo khoản 2 Điều 38 Nghị định 22/2018/NĐ-CP).
– Giấy ủy quyền: Chỉ nộp nếu người nộp hồ sơ đăng ký quyền tác giả là người được ủy quyền, trên giấy ủy quyền phải có chữ ký, con dấu của tác giả, chủ sở hữu.
– Tài liệu chứng minh quyền nộp đơn.
– Văn bản đồng ý của các tác giả nếu tác phẩm đăng ký có đồng tác giả.
– Văn bản đồng ý của các đồng chủ sở hữu nếu có quyền tác giả thuộc sở hữu chung.
Lưu ý: Các giấy tờ trong hồ sơ đều phải sử dụng ngôn ngữ Việt Nam, nếu được viết bằng ngôn ngữ khác thì phải có bản dịch tiếng Việt.
Căn cứ Điều 6, Điều 13 và Điều 14, tác phẩm không cần công bố hay đăng ký cũng đều được bảo hộ quyền tác giả nhưng phải đáp ứng các điều kiện sau:
– Về tác phẩm:
Tác phẩm được trực tiếp sáng tạo bằng lao động trí tuệ của tác giả mà không sao chép từ tác phẩm của người khác.
Được thể hiện dưới một hình thức vật chất nhất định như: truyện, thơ, tác phẩm điện ảnh,… không phân biệt nội dung, chất lượng, hình thức, phương tiện, ngôn ngữ, đã công bố hay chưa công bố, đã đăng ký hay chưa đăng ký.
Thuộc một trong các loại hình nêu tại mục 1.2 kể trên.
– Về tác giả:
Là người trực tiếp sáng tạo ra tác phẩm và chủ sở hữu quyền tác giả.
Là tổ chức, cá nhân Việt Nam hoặc nước ngoài có tác phẩm được công bố lần đầu tiên tại Việt Nam mà chưa được công bố ở bất kỳ nước nào.
Là tổ chức, cá nhân Việt Nam hoặcnước ngoài có tác phẩm được công bố đồng thời tại Việt Nam trong 30 ngày, kể từ ngày tác phẩm đó được công bố lần đầu tiên ở nước khác.
Là tổ chức, cá nhân nước ngoài có tác phẩm được bảo hộ tại Việt Nam theo điều ước quốc tế về quyền tác giả mà Việt Nam là thành viên.