Việc những tổ chức, cá nhân nhận nuôi trẻ em bị bỏ rơi đã không còn xa lạ. Bên cạnh những trẻ em bị bỏ rơi được nhận nuôi; trong chùa cũng có những em được bố mẹ gửi vào để tu tập. Ngoài chùa, cũng còn rất nhiều những tổ chức khác hiện đang nuôi dưỡng những trẻ em cơ nhỡ. Những tổ chức này bên cạnh nhận được sự hỗ trợ của Nhà nước; còn nhận được sự giúp đỡ từ các mạnh thường quân. Có lẽ chính vì lí do này; nhiều tổ chức đã giả danh nhận nuôi trẻ em bị bỏ rơi để kiếm tiền từ thiện. Vậy lợi dụng trẻ em kiếm tiền từ thiện có thể bị phạt bao nhiêu năm tù? Hãy cùng Luật sư X tìm hiểu qua bài viết sau:
“Gần đây, vụ việc về “Tịnh thất bồng lai” bỗng nhiên nổi trở lại. Trước đó, sau khi 5 chú tiểu dễ thương, nhí nhảnh đã chiến thắng chương trình truyền hình; đem lại sự quan tâm của nhiều người; báo chí cũng đã từng lên tiếng về việc am này có hành vi trục lợi từ trẻ em. Tuy nhiên, mọi việc dần chìm vào quên lãng cho đến thời gian gần đây. Việc làm của am này có thực sự là lợi dụng trẻ em kiếm tiền từ thiện? Việc lợi dụng trẻ em kiếm tiền từ thiện có thể bị phạt bao nhiêu năm tù? Đây chính là những câu hỏi đang được đặt ra hiện tại.”
Căn cứ pháp lý
Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017)
Thế nào là trẻ em?
Trẻ em theo quy định tại Điều 1 Luật Trẻ em năm 2016; trẻ em là người dưới 16 tuổi. Còn theo quy định của luật quốc tế; trẻ em là người dưới 18 tuổi.
Những hành vi bị nghiêm cấm thực hiện với trẻ em
Cũng theo quy định tại Điều 6 Luật Trẻ em năm 2016; pháp luật nghiêm cấm thực hiện những hành vi sau với trẻ em:
- Tước đoạt quyền sống của trẻ em.
- Bỏ rơi, bỏ mặc, mua bán, bắt cóc, đánh tráo, chiếm đoạt trẻ em.
- Xâm hại tình dục, bạo lực, lạm dụng, bóc lột trẻ em.
- Tổ chức, hỗ trợ, xúi giục, ép buộc trẻ em tảo hôn.
- Sử dụng, rủ rê, xúi giục, kích động, lợi dụng, lôi kéo, dụ dỗ, ép buộc trẻ em thực hiện hành vi vi phạm pháp luật; xúc phạm danh dự, nhân phẩm người khác.
- Cản trở trẻ em thực hiện quyền và bổn phận của mình.
- Không cung cấp hoặc che giấu, ngăn cản việc cung cấp thông tin về trẻ em bị xâm hại hoặc trẻ em có nguy cơ bị bóc lột, bị bạo lực cho gia đình, cơ sở giáo dục, cơ quan, cá nhân có thẩm quyền.
- Kỳ thị, phân biệt đối xử với trẻ em vì đặc Điểm cá nhân, hoàn cảnh gia đình, giới tính, dân tộc, quốc tịch, tín ngưỡng, tôn giáo của trẻ em.
- Bán cho trẻ em hoặc cho trẻ em sử dụng rượu, bia, thuốc lá và chất gây nghiện, chất kích thích khác, thực phẩm không bảo đảm an toàn, có hại cho trẻ em.
- …
- Lợi dụng việc nhận chăm sóc thay thế trẻ em để xâm hại trẻ em; lợi dụng chế độ, chính sách của Nhà nước và sự hỗ trợ, giúp đỡ của tổ chức, cá nhân dành cho trẻ em để trục lợi.
- ….
Từ quy định trên có thể cho thấy, việc lợi dụng viện chăm sóc thay thế trẻ em để xâm hại trẻ em; lợi dụng chế độ, chính sách của Nhà nước và sự hỗ trợ, giúp đỡ của tổ chức, cá nhân dành cho trẻ em để trục lợi là hành vi bị cấm thực hiện với trẻ em.
Xử lý hành chính đối với hành vi lợi dụng trẻ em kiếm tiền từ thiện
Hành vi lợi dụng trẻ em kiếm tiền từ thiện phải đối mặt với những mức phạt sau:
- Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi lợi dụng việc nhận chăm sóc, nuôi dưỡng đối tượng để trục lợi.
Xử lý hình sự đối với hành vi lợi dụng trẻ em kiếm tiền từ thiện
Việc lợi dụng trẻ em kiếm tiền từ thiện có thể đối mặt với 02 tội danh: tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản và tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản.
Xử lý hình sự đối với tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản
Phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm; phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm đối với hành vi bằng thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tài sản của người khác trị gúa từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng; nhưng thuộc một trong các trường hợp sau:
- Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản mà còn vi phạm.
- Đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 168, 169, 170, 171, 172, 173, 175, 290 Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm.
- Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội.
- Tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ.
Phạt tù từ 02 năm đến 07 năm trong trường hợp: có tổ chức; có tính chất chuyên nghiệp; chiếm đoạt tài sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng; tái phạm nguy hiểm; lợi dụng chức vụ, quyền hạn hoặc lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức; dùng thủ đoạn xảo quyệt.
Phạt tù từ 07 năm đến 15 năm trong trường hợp: chiếm đoạt tài sản trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng; lợi dụng thiên tai, dịch bệnh.
Phạt tù từ 12 năm đến 20 năm; tù chung thân trong trường hợp: chiếm đoạt tài sản trị giá 500.000.000 đồng trở lên; lợi dụng hoàn cảnh chiến tranh, tình trạng khẩn cấp.
Xử lý hình sự đối với tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản
Phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm; phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm đối với hành vi chiếm đoạt tài sản của người khác trị giá từ 4.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng; dưới 4.000.000 đồng nhưng đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản hoặc đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội khá quy định tại điều 168, 169, 170, 171, 172, 173, 290 Bộ luật này; chưa được xóa án tích mà còn vi phạm; hoặc tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ.
Vay, mượn, thuê tài sản của người khác; hoặc nhận được tài sản của người khác bằng hình thức hợp đồng rồi dùng thủ đoạn gian dối hoặc bỏ trốn để chiếm đoạt tài sản đó hoặc đến thời hạn trả lại tài sản mặc dù có điều kiện, khả năng nhưng cố tình không trả.
Vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng hình thức hợp đồng và đã sử dụng tài sản đó vào mục đích bất hợp pháp dẫn đến không có khả năng trả lại tài sản.
Phạt tù từ 02 năm đến 07 năm trong trường hợp: có tổ chức; có tính chất chuyên nghiệp; chiếm đoạt tài sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng; lợi dụng chức vụ, quyền hạn hoặc lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức; gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội; tái phạm nguy hiểm.
Phạt tù từ 05 năm đến 12 năm trong trường hợp chiếm đoạt tài sản trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng.
Phạt tù từ 12 năm đến 20 năm trong trường hợp chiếm đoạt tài sản trị giá từ 500.000.000 đồng trở lên.
Giải quyết tình huống
Dựa vào tình huống thực tế, có thể thấy hành vi lợi dụng trẻ em để kiếm tiền từ thiện phù hợp hơn với cấu thành tội phạm của tội danh Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản. Hiện nay, chủ của thiền am này đang có phản bác rằng tiền mà thiền am này sử dụng đến từ youtube; số tiền có được từ phía các mạnh thường quân là rất ít. Vậy nên hiện tại, chưa có đủ căn cứ để xác định được mức phạt đối với hành vi này.
Có thể bạn quan tâm:
- Hành vi sát hại trẻ em bị xử phạt bao nhiêu năm tù theo quy định
- Lợi dụng trẻ em khuyết tật để trục lợi bị xử lý như thế nào?
- Lợi dụng trẻ em bán hàng rong kiếm tiền xử phạt thế nào ?
Thông tin liên hệ
Trên đây là quan điểm của Luật sư X về vụ việc “Lợi dụng trẻ em kiếm tiền từ thiện có thể bị phạt bao nhiêu năm tù?“. Để biết thêm thông tin chi tiết hoặc giải đáp những vấn đề pháp lý khó khăn; vui lòng sử dụng dịch vụ tư vấn pháp luật hoặc liên hệ hotline: 0833.102.102.
Câu hỏi thường gặp
Việc lợi dụng trẻ em khuyết tật để trục lợi có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng; và có thể bị phạt tù từ 01 năm đến 03 năm.
Việc lợi dụng trẻ em bán hàng rong để kiếm tiền có thể bị phạt tiền lên đến 10.000.000 đồng; phạt tù lên đến 07 năm.