Căn cứ pháp lý:
- Khoản 6 Điều 23 Nghị định 46/2016/NĐ-CP
Mức phạt: 3.000.000đ – 5.000.000đ
Mức phạt cụ thể: 4.000.000đ (Nguyên tắc phạt tiền cụ thể)
Nội dung điều luật:
Điều 23. Xử phạt người điều khiển xe ô tô chở hành khách, ô tô chở người vi phạm quy định về vận tải đường bộ
6. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Vận chuyển hàng nguy hiểm, hàng độc hại, dễ cháy, dễ nổ hoặc động vật, hàng hóa khác có ảnh hưởng đến sức khỏe của hành khách trên xe chở hành khách;
b) Chở người trên mui xe, nóc xe, trong khoang chở hành lý của xe;
c) Hành hung hành khách;
d) Điều khiển xe ô tô quá thời gian quy định tại Khoản 1 Điều 65 của Luật Giao thông đường bộ;
đ) Điều khiển xe chở hành khách không có hoặc không gắn phù hiệu (biển hiệu) theo quy định hoặc có nhưng đã hết giá trị sử dụng hoặc sử dụng phù hiệu (biển hiệu) không do cơ quan có thẩm quyền cấp;
e) Điều khiển xe chở hành khách liên vận quốc tế không có hoặc không gắn ký hiệu phân biệt quốc gia, phù hiệu liên vận theo quy định hoặc có nhưng đã hết giá trị sử dụng hoặc sử dụng phù hiệu không do cơ quan có thẩm quyền cấp.
Dẫn chiếu bổ sung:
Khoản 1 Điều 65 của Luật Giao thông đường bộ:
Điều 65. Thời gian làm việc của người lái xe ô tô
1. Thời gian làm việc của người lái xe ô tô không được quá 10 giờ trong một ngày và không được lái xe liên tục quá 4 giờ.
2. Người vận tải và người lái xe ô tô chịu trách nhiệm thực hiện quy định tại khoản 1 Điều này.
Danh mục hàng hóa độc, nguy hiểm, dễ cháy:
- Nghị định 104/2009/NĐ-CP
Hình phạt bổ sung:
- Tước giấy phép lái xe từ 1 đến 3 tháng
- Tịch thu phù hiệu sai (Điểm đ, e)
- Căn cứ: Điểm a Khoản 8 Điều 23 Nghị định 46/2016/NĐ-CP
Luật sư chuyên giải quyết vụ việc liên quan tai nạn, tranh chấp, bồi thường trong vấn đề giao thông, vận tải: 0833.102.102