Chắc hẳn có nhiều người đang thắc mắc là vì sao khi tham gia giao thông chỉ thấy các phương tiện dừng đèn đỏ khi đi thẳng hoặc rẽ trái, còn rẽ phải thì không? Vậy rẽ phải khi có đèn đỏ có tính là lỗi vượt đèn đỏ không? Lỗi vượt đèn đỏ rẽ phải được pháp luật quy định như thế nào? Lỗi vượt đèn đỏ rẽ phải phạt bao nhiêu?
Bài viết dưới đây sẽ giải đáp cho bạn những thắc mắc về lỗi vượt đèn đỏ rẽ phải theo quy định của pháp luật hiện hành.
Căn cứ pháp lý
- Luật giao thông đường bộ 2008
- Nghị định 100/2019/NĐ-CP
- Nghị định 118/2021/NĐ-CP
- Nghị định 123/2021 NĐ-CP
Lỗi vượt đèn đỏ rẽ phải
Căn cứ theo các quy định của pháp luật hiện nay, lỗi vượt đèn đỏ khi rẽ phải được chia thành hai trường hợp sau đây:
Những trường hợp được phép vượt đèn đỏ khi rẽ phải
1. Có hiệu lệnh của người điều khiển giao thông
- Người tham gia giao thông phải chấp hành hiệu lệnh và chỉ dẫn của hệ thống báo hiệu đường bộ theo quy định tại khoản 1 Điều 11 Luật giao thông đường bộ năm 2008.
- Mặt khác, căn cứ theo Khoản 2 Điều 11 Luật Giao thông đường bộ năm 2008 thì: “Khi có người điều khiển giao thông thì người tham gia giao thông phải chấp hành hiệu lệnh của người điều khiển giao thông“.
Lưu ý: Khi đồng thời có các hình thức báo hiệu khác nhau là đền tín hiệu, biển báo, vạch kẻ đường và người điều khiển giao thông ở cùng một khu vực, người tham gia giao thông phải chấp hành hiệu lệnh của người điều khiển giao thông đầu tiên. (Theo Quy chuẩn QCVN:2019/BGTVT)
Như vậy, nếu có hiệu lệnh của Cảnh sát giao thông phân luồng cho phép rẽ phải thì kể cả khi tín hiệu đèn giao thông chuyển sang màu đỏ, người điều khiển phương tiện vẫn có thể rẽ phải mà không lo bị phạm lỗi.
2. Có biển báo phụ cho rẽ phải.
- Biển báo phụ cho phép rẽ phải có hình chữ nhật, thường được gắn ngay dưới cột đèn tín hiệu. Thường có nền xanh chữ trắng. Trường hợp biển báo có thêm ký hiệu xe máy , thì chỉ có xe máy được phép rẽ phải. Các phương tiện khác phải dừng trước vạch kẻ đường khi có đèn đỏ.
Lưu ý là trong trường hợp này phải bật xi nhan khi rẽ và nhường đường cho người đi bộ.
- Ngoài ra, tại Khoản 3 Điều 11 Luật giao thông đường bộ 2008 có đặt ra quy định: “Tại nơi có biển báo hiệu cố định lại có biển báo hiệu tạm thời thì người tham gia giao thông phải chấp hành hiệu lệnh của biển báo hiệu tạm thời”
3. Đèn báo hiệu hình mũi tên chuyển màu xanh, cho phép rẽ phải được lắp đặt kèm theo đèn tín hiệu giao thông.
- Theo quy định tại khoản 1 Điều 11 Luật giao thông đường bộ năm 2008: “Người tham gia giao thông phải chấp hành hiệu lệnh và chỉ dẫn của hệ thống báo hiệu đường bộ“
- Đây là đèn tín hiệu phụ, được lắp đặt ghi khách đèn tín hiệu giao thông thông thường. Có mũi tên màu xanh (được phép rẽ) hoặc màu đỏ (không được phép rẽ).
Lưu ý trường hợp này cũng phải bật xi nhan khi rẽ và nhường đường cho người đi bộ.
4. Có vạch mắt võng.
- Theo quy chuẩn QCVN 41: 2019/BGTVT, thì vạch mắt võng có màu vàng, được đan xen với nhau, xuất hiện ở làn xe trong cùng của người đi đường.
- Vạch này được sử dụng để báo cho người điều khiển không được dừng phương tiện trong phạm vi phần mặt đường có bố trí vạch để tránh ùn tắc giao thông.
- Khi đi trên vạch mắt võng này thì bắt buộc phải rẽ phải, không được dừng hay đỗ xe.
5. Tiểu đảo phân luồng cho phép rẽ phải trước khi đến đèn tín hiệu giao thông.
- Trong trường hợp này, người điều khiển phương tiện được phép rẽ phải ngay cả khi đèn tín hiệu chuyển sang màu đỏ.
Những trường hợp không được phép vượt đèn đỏ khi rẽ phải
Nếu người điều khiển phương tiện tham gia giao thông không thuộc các trường hợp đã nêu ở trên thì có thể có thể sẽ phải chịu mức xử phạt khi vi phạm theo quy định của pháp luật hiện hành.
Lỗi vượt đèn đỏ rẽ phải phạt bao nhiêu?
Trong trường hợp đèn đỏ bật sáng, người điều khiển phương tiện phải cho phương tiện dừng trước vạch dừng. Trường hợp có đèn báo phụ hoặc biển báo phụ được rẽ phải thì được phép rẽ. Còn nếu có người điều khiển giao thông thì phải chấp hành hiệu lệnh của người điều khiển giao thông. Trong trường hợp đèn đỏ bật sáng mà không có đèn báo phụ, biển báo phụ, người điều khiển giao thông cho phép rẽ phải mà vẫn cứ rẽ phải thì sẽ bị xử phạt vi phạm cụ thể như sau:
Căn cứ theo một số quy định tại Nghị định 46/2016/NĐ-CP; Nghị định 100/2019/ NĐ-CP được sửa đổi bổ sung bởi Nghị định 123/NĐ-CP; và Nghị định 118/2021 NĐ-CP thì trường hợp lỗi vượt đèn đỏ rẽ phải bị xử phạt như sau:
- Phạt tiền từ 4 000 000 – 6 000 000 đồng và tước quyền sử dụng GPLX từ 01 – 03 tháng; đối với phương tiện vi phạm là xe ô tô, các loại xe tương tự xe ô tô.
- Phạt tiền từ 800.000 – 1 000 000 đồng; và tước quyền sử dụng GPLX đối với các trường hợp vi phạm là xe mô tô; xe gắn máy; xe gắn máy điện; các loại xe tương tự xe mô tô, xe gắn máy.
- Phạt tiền từ 2 000 000 – 3 000 000 đồng và tước quyền sử dụng GPLX; chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ từ 01 tháng – 03 tháng đối với phương tiện là máy kéo, xe máy chuyên dùng.
- Phạt tiền từ 100.000 – 200.000 đồng đối với phương tiện vi phạm là xe đạp; xe đạp máy, xe đạp điện, xe thô sơ khác.
Ngoài ra, theo Điểm b, Khoản 1, Điều 9 Nghị định 118/2021/NĐ-CP; thì mức phạt tiền cụ thể đối với một hành vi vi phạm là mức trung bình của khung phạt tiền.
Trường hợp có từ 02 tình tiết giảm nhẹ cho lên; người vi phạm sẽ được áp dụng mức tối thiểu. Còn nếu có từ 02 tính tiết tăng nặng trở lên, người vi phạm sẽ bị áp dụng mức phạt tối đa của khung phạt tiền. Ngoài ra có thể bị xử phạt thêm nếu trong trường hợp vi phạm mà:
+ Không đội mũ bảo hiểm;
+ Không mang theo giấy phép lái xe, giấy đăng ký xe;
+ Gây tai nạn giao thông;
+ Đội mũ bảo hiểm không cài quai;….
theo quy định của pháp luật hiện hành.
Thông tin liên hệ
Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của Luật Sư X về Lỗi vượt đèn đỏ khi rẽ phải, quý khách hàng muốn biết thêm thông tin về đăng kí thành lập công ty, quy định về bảo hiểm xã hội, văn bản tạm ngừng kinh doanh, thủ tục đăng kí kinh doanh,….vui lòng liên hệ với chúng tôi qua hotline: 0833.102.102.
Mời bạn tham khảo
- Thủ tục đăng ký, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
- Thủ tục chuyển hộ khẩu từ quận này sang quận khác
- Mẫu hợp đồng xây dựng nhà ở đơn giản
Câu hỏi thường gặp
Căn cứ theo Nghị định 100/2019/NĐ-CP thì trường hợp vượt đèn vàng rẽ phải sai quy định bị phạt tiền như sau:
” Phạt tiền từ 100.000 – 200.000 đồng đối với phương tiện vi phạm là xe đạp khi không chấp hành hiệu lệnh của đèn tín hiệu giao thông” (Điểm đ, Khoản 2 Điều 8)
Theo Quy chuẩn QCVN:2019/BGTVT ban hành kèm theo Thông tư 54/2019/TT-BGTVT thì thứ tự ưu tiên như sau:
1. Hiệu lệnh của người điều khiển giao thông;
2. Hiệu lệnh của đèn tín hiệu;
3. Hiệu lệnh của biển báo hiệu;
4. Hiệu lệnh của vạch kẻ đường và các dấu hiệu khác trên mặt đường.