Cần sa vốn được biết đến là một chất gây nghiện; bị cấm lưu thông bởi pháp luật Việt Nam. Mọi hành vi liên quan đến buôn bán ma túy, cần sa trái phép đều sẽ bị xử lý theo quy định của Bộ luật Hình sự. Nhóm tội phạm này cũng là một trong bốn nhóm tội phạm phải chịu hình phạt tử hình bên cạnh giết người; chống, phá chính quyền nhân dân; chống lại loài người. Vậy hành vi lừa bán cần sa cho người khác có bị phạt tù không? Nếu có, hành vi lừa bán cần sa cho người khác có thể bị phạt tù lên đến bao nhiêu năm? Hãy cùng Luật sư X tìm hiểu qua bài viết sau:
“Ngày 25/10; thông tin khẩn cấp từ một trường cấp 3 tại Hạ Long cho biết 10 học sinh của trường có kết quả xét nghiệm dương tính với cần sa. Theo đó, vào giờ chào cờ đầu tuần; một nữ sinh lớp 10 bỗng nhiên xuất hiện biểu hiện tâm lí lạ: đau đầu, buồn nôn, chóng mặt, tê bì chân tay. Ngay sau đó, trường phát hiện thêm 9 học sinh nữa có cùng những biểu hiện như trên. Qua kết quả xét nghiệm cho thấy các em đều dương tính với cần sa. Được biết, các em được nói đến ở trên đều một cây kẹo lạ được một người bạn mời. Người bạn này cho biết đã mua loại kẹo này ở một quán cafe gần nhà. Công an hiện đang tiến hành điều tra và làm rõ.”
Căn cứ pháp lý
Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017)
Cần sa là gì?
Cần sa là một loại ma túy được chế từ hoa và lá khô của cây cần sa Cannabis Sativa. Giới trẻ còn gọi loại cần sa này với những cái tên như “bồ đà”, “tài mà”… và được sử dụng dưới dạng hút (hút vape, ống điếu); dạng hít hoặc trộn vào đồ uống, thức ăn, thuốc lá…. để phục vụ nhu cầu cá nhân hoặc giải trí. Tuy nhiên cần sa có chứa các hợp chất gây ảnh hưởng đến tâm trí, não bộ và thể chất do đó gây hại cho sức khỏe của người sử dụng.
Thế nào là hành vi lừa bán cần sa cho người khác?
Hành vi lừa bán cần sa cho người khác có thể được hiểu là hành vi sử dụng thủ đoạn gian dối để lừa người khác mua cần sa của mình. Khiến cho người mua cần sa nghiện; từ đó biến người mua trở thành người phải phụ thuộc vào cân sa nhằm mục đích vụ lợi.
Các trường hợp có thể xảy ra trong vụ việc lừa bán cần sa cho người khác trên
Trường hợp 1: Nếu bạn học sinh mua kẹo từ quán cafe mà không biết trong kẹo đó có chứa cần sa
Trong trường hợp này, bạn học sinh có hành vi mua kẹo từ quán cafe nhưng không biết rằng trong kẹo đó có chứa cần sa. Việc em đem đến mời các bạn ăn xuất phát từ việc em chỉ đơn thuần mời kẹo. Việc em này chưa có biểu hiện gì là do em chưa ăn kẹo.
Tuy nhiên, trong trường hợp này, chúng ta cần đặt ra nhiều câu hỏi. Tại sao em lại đã mua số kẹo đó từ quán cafe gần nhà nhưng lại không ăn luôn mà lại mang đến trường mời các bạn cùng ăn? Bởi xuất phát từ mục đích của việc mua hàng hóa là nhằm phục vụ cho nhu cầu của bản thân. Nếu em mua kẹo vì nhu cầu của bản thân; em sẽ phải nóng lòng thử ngay lập tức.
Bên cạnh đó, số kẹo em mua có lẽ là quá nhiều. Hoặc có thể không nhiều nhưng em đã mời rất nhiều người. Nhưng em lại không hề ăn số kẹo đó. Đặt lại vấn đề, nếu em mua kẹo đơn thuần vì em muốn mời bạn bè. Vậy tức là em đã phải từng ăn qua loại kẹo đó. Và nếu em đã từng ăn qua, chứng tỏ rằng em sẽ có kết quả xét nghiệm dương tính với cần sa. Đó là vấn đề đang được bỏ ngỏ và cần được xác minh.
Trường hợp 2: Bạn học sinh mua kẹo từ quán cafe và biết trong kẹo đó có chứa cần sa
Nối tiếp với những lập luận từ phía trên. Nếu em đã từng thử qua loại kẹo đó, chứng tỏ việc em mua kẹo và mời rất nhiều bạn ăn thử sẽ phù hợp với chi tiết em không có bất cứ biểu hiện gì kể cả em có ăn hay không ăn kẹo
- Nếu em đã ăn kẹo: em đã từng ăn và đã quen với nó nên không có biểu hiện.
- Nếu em chưa ăn kẹo: em đã từng ăn và lần mua này là cho các bạn thử.
Từ trường hợp này có thể đưa ra 02 giả thuyết xoay quanh vấn đề: liệu nhóm 10 học sinh dương tính với cần sa có biết trong kẹo này có chứa cần sa không?
Xử lý hình sự đối với hành vi lừa bán cần sa cho người khác
Theo đó, hành vi lừa bán cần sa cho người khác tùy vào hành vi cụ thể mà có thể phải chịu những tội danh sau:
Xử lý về tội mua bán trái phép chất ma túy
- Phạt tù từ 02 năm đến 07 năm với hành vi mua bán trái phép chất ma túy.
- Phạt tù từ 07 năm đến 15 năm trong trường hợp: có tổ chức; phạm tội 02 lần trở lên; mua bán với 02 người trở lên; lợi dụng chức vụ, quyền hạn; lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức; sử dụng người dưới 16 tuổi vào việc phạm tội hoặc bán ma túy cho người dưới 16 tuổi; nhựa thuốc phiện, nhựa cần sa hoặc cao côca có khối lượng từ 500 gam đến dưới 01 kilôgam; các chất ma túy khác ở thể rắn có khối lượng từ 20 gam đến dưới 100 gam; tái phạm nguy hiểm.
- Phạt tù từ 15 năm đến 20 năm trong trường hợp: các chất ma túy khác ở thể rắn có khối lượng từ 100 gam đến dưới 300 gam.
- Phạt tù 20 năm; tù chung thân; tử hình trong trường hợp: nhựa thuốc phiện, nhựa cần sa hoặc cao côca có khối lượng 05 kilôgam trở lên; các chất ma túy khác ở thể rắn có khối lượng 300 gam trở lên.
Xử lý về tội lôi kéo người khác sử dụng trái phép chất ma túy
- Phạt tù từ 01 năm đến 05 năm đối với hành vi rủ rê, dụ dỗ, xúi giục hoặc bằng thủ đoạn khác lôi kéo người khác sử dụng trái phép chất ma túy.
- Phạt tù từ 05 năm đến 10 năm trong trường hợp: có tổ chức; phạm tội 02 lần trở lên; vì động cơ đê hèn hoặc vì tư lợi; đối với người từ đủ 13 đến dưới 18 tuổi; đối với phụ nữ mà biết là có thai; đối với 02 người trở lên; đối với người đang cai nghiện; gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%; gây bệnh nguy hiểm cho người khác; tái phạm nguy hiểm.
- Phạt tù từ 10 năm đến 15 năm trong trường hợp: gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên hoặc gây chết người; gây bệnh nguy hiểm cho 02 người trở lên; đối với người dưới 13 tuổi.
- Phạt tù từ 15 năm đến 20 năm; tù chung thân trong trường hợp: gây chết 02 người trở lên.
Giải quyết tình huống
Hiện tại, có thể thấy vấn đề cần nhất bây giờ là xác minh rõ nội dung và trình tự vụ việc. Bởi lẽ việc ma túy len lỏi vào môi trường học đường là điều đã và đang xảy ra. Lứa tuổi học sinh lại là lứa tuổi đang phát triển, thường xuyên bị cảm xúc chi phối nên dễ hành động thiếu lý trí. Nghe theo rủ rê của bạn bè, của người khác mà không biết những hành vi đó sẽ tác động lớn đến tương lai của các em sau này.
Có thể bạn quan tâm:
- Đối tượng buôn bán ma túy là học sinh cấp 3 có bị phạt tù không?
- Xác chết trong đám cháy, xử lý tên sát nhân nghiện ma túy
- Rủ nhau sử dụng trái phép chất ma túy xử lý ra sao?
- Buôn bán ma túy dưới 18 tuổi có bị phạt tù theo quy định hay không?
Thông tin liên hệ
Trên đây là quan điểm của Luật sư X về vụ việc “Lừa bán cần sa cho người khác có thể bị phạt tù lên đến 20 năm“. Để biết thêm thông tin chi tiết hoặc giải đáp những vấn đề pháp lý khó khăn; vui lòng sử dụng dịch vụ tư vấn pháp luật hoặc liên hệ hotline: 0833.102.102.
Câu hỏi thường gặp
Việc lừa bán cần sa nếu không đủ điều kiện để bị xử lý về tội danh trong nhóm tội phạm về ma túy; thì có thể bị xử lý về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
Bởi trong cấu thành tội phạm lừa đảo chiếm đoạt tài sản thì có chi tiết sử dụng thủ đoạn khác để chiếm đoạt tài sản của người khác. Và hành vi sử dụng ma túy có thể được coi là sử dụng thủ đoạn khác.