Luật bầu cử Quốc hội và Hội đồng nhân dân mới nhất

bởi Thanh Loan
Luật bầu cử Quốc hội và Hội đồng nhân dân mới nhất

Nhà nước ta là Nhà nước của dân, do dân, vì dân, điều này đã được khẳng định trong Hiến pháp năm 2013. Nhân dân tổ chức nhà nước bằng cách bầu ra các cơ quan quyền lực nhà nước. Mỗi kì đều sẽ tổ chức bầu cử từ cấp hội đồng nhân dân để đảm bảo tính minh bạch. Để hiểu thêm quy định về bầu cử bạn đọc có thể tham khảo thêm trong Luật bầu cử Quốc hội và Hội đồng nhân dân mới nhất trong bài viêt sau đây của LSX nhé!

Tình trạng pháp lý

Số hiệu:85/2015/QH13Loại văn bản:Luật
Nơi ban hành:Quốc hộiNgười ký:Nguyễn Sinh Hùng
Ngày ban hành:25/06/2015Ngày hiệu lực:01/09/2015
Ngày công báo:28/07/2015Số công báo:Từ số 869 đến số 870
Tình trạng:Còn hiệu lực

Tải xuống Luật bầu cử Quốc hội và Hội đồng nhân dân mới nhất

Luật bầu cử Quốc hội và Hội đồng nhân dân mới nhất

Những điểm mới của Luật bầu cử Quốc hội và Hội đồng nhân dân

Để thể chế hóa Hội đồng bầu cử quốc gia theo quy định của Hiến pháp 2013, Luật bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu HĐND năm 2015 quy định Hội đồng bầu cử quốc gia do Quốc hội thành lập (luật cũ gọi là Ủy ban bầu cử quốc gia) là Hội đồng bầu cử trung ương do Uỷ ban thường vụ Quốc hội thành lập). Luật quy định nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng bầu cử quốc gia theo nghĩa cơ bản kế thừa Hội đồng bầu cử trung ương và bổ sung một số nhiệm vụ, quyền hạn mới. Quy định quyết định ngày bầu cử cả nước bầu cử đại biểu Quốc hội và bầu cử đại biểu hội đồng nhân dân các cấp. Theo đó, ngày bỏ phiếu phải là Chủ nhật và được công bố chậm nhất là 115 ngày trước ngày bỏ phiếu (luật cũ là 105 ngày).

Luật bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu HĐND năm 2015 với các nội dung chủ yếu như: Dự kiến ​​cơ cấu, thành phần đại biểu; ủy ban bầu cử; danh sách bầu cử; ứng cử và hiệp thương, tuyên truyền vận động bầu cử; Kết quả bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân được công bố ngày 25 tháng 6 năm 2015.

1. Dự kiến cơ cấu, thành phần và phân bổ đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân; đơn vị bầu cử, khu vực bỏ phiếu

Luật bầu cử 2015 quy định việc dự kiến cơ cấu, thành phần những người được giới thiệu ứng cử đại biểu Quốc hội: Chậm nhất là 105 ngày trước ngày bầu cử, UBTVQH dự kiến cơ cấu, thành phần đại biểu Quốc hội; theo Luật bầu cử đại biểu quốc hội, số lượng người của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị-xã hội, địa phương được giới thiệu ứng cử để bảo đảm tỷ lệ các tầng lớp nhân dân trong Quốc hội.

2. Hội đồng bầu cử quốc gia và các tổ chức phụ trách bầu cử ở địa phương

Nhiệm vụ, quyền hạn chung của Hội đồng bầu cử quốc gia theo Luật bầu cử quốc hội: Tổ chức, chỉ đạo, hướng dẫn bầu cử; Chỉ đạo công tác tuyên truyền và vận động, bảo vệ an ninh, trật tự bầu cử; Quy định mẫu hồ sơ ứng cử, mẫu thẻ cử tri, mẫu phiếu bầu cử, …

3. Danh sách cử tri theo Luật bầu cử đại biểu quốc hội

Nguyên tắc lập danh sách cử tri theo Luật bầu cử đại biểu quốc hội 2015:

  • Mọi công dân có quyền bầu cử đều được ghi tên vào danh sách cử tri nơi mình thường trú hoặc tạm trú và được phát thẻ cử tri, trừ các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 30 của Luật bầu cử 2015.
  • Cử tri là người tạm trú chưa đủ 12 tháng, là quân nhân ở các đơn vị vũ trang nhân dân được ghi tên vào danh sách cử tri ở nơi tạm trú hoặc đóng quân.
  • Luật bầu cử đại biểu quốc hội quy định công dân Việt Nam ở nước ngoài trở về Việt Nam trong khoảng thời gian từ sau khi danh sách cử tri đã được niêm yết đến trước thời điểm bắt đầu bỏ phiếu 24 giờ, được ghi tên vào danh sách cử tri.
  • Cử tri là người đang bị tạm giam, tạm giữ được ghi tên vào danh sách cử tri nơi người đó đang bị tạm giam, tạm giữ.

4. Ứng cử và hiệp thương, giới thiệu người ứng cử đại biểu Quốc hội, đại biểu HĐND

Theo Luật bầu cử quốc hội và HĐND, những trường hợp sau không được ứng cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân:

  • Người đang bị tước quyền ứng cử theo bản án, quyết định của Tòa án, người đang chấp hành hình phạt tù, người bị hạn chế hoặc mất năng lực hành vi dân sự.
  • Người đang bị khởi tố bị can.
  • Người đang hoặc đã chấp hành bản án, quyết định hình sự chưa được xóa án tích.
  • Người đang chấp hành biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc hoặc giáo dục tại xã, phường, thị trấn.

Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân 2015 quy định việc giới thiệu người của cơ quan, tổ chức, đơn vị ở địa phương ứng cử đại biểu Quốc hội

Căn cứ vào tiêu chuẩn của đại biểu Quốc hội, cơ quan, tổ chức, đơn vị ở địa phương tiến hành lựa chọn, giới thiệu người đơn vị mình ứng cử đại biểu Quốc hội như sau: Ban lãnh đạo dự kiến người của tổ chức mình để giới thiệu ứng cử đại biểu Quốc hội, tổ chức lấy ý kiến nhận xét của hội nghị cử tri nơi người đó công tác, tổ chức hội nghị để thảo luận, giới thiệu người cửa tổ chức mình ứng cử đại biểu Quốc hội;

5. Nguyên tắc và trình tự bỏ phiếu

Nguyên tắc bỏ phiếu theo Luật bầu cử Quốc hội và Hội đồng nhân dân 2015

Mỗi cử tri có quyền bỏ một phiếu bầu đại biểu Quốc hội và bỏ một phiếu bầu đại biểu Hội đồng nhân dân tương ứng với mỗi cấp Hội đồng nhân dân.

Cử tri phải tự mình đi bầu cử, trừ trường hợp:

  • Cử tri không thể tự viết được phiếu bầu thì nhờ người khác viết hộ, khuyết tật không tự bỏ phiếu được thì nhờ người khác bỏ phiếu vào hòm phiếu;
  • Cử tri ốm đau, già yếu, khuyết tật không thể đến phòng bỏ phiếu được, người đang bị tạm giam, bị tạm giữ thì Tổ bầu cử mang hòm phiếu phụ và phiếu bầu đến để cử tri thực hiện việc bầu cử.

Luật bầu cử đại biểu quốc hội quy định khi cử tri viết phiếu bầu, không ai được xem.

Luật bầu cử còn quy định tuyên truyền, vận động bầu cử; kết quả bầu cử đại biểu; bầu cử bổ sung đại biểu có hiệu lực từ ngày 01/09/2015.

Thông tin liên hệ:

Luật sư X đã cung cấp đầy đủ thông tin liên quan đến vấn đề “Luật bầu cử Quốc hội và Hội đồng nhân dân mới nhất”. Ngoài ra, chúng tôi có hỗ trợ dịch vụ pháp lý khác liên quan đến Ly hôn nhanh Bắc Giang. Hãy nhấc máy lên và gọi cho chúng tôi qua số hotline 0833102102 để được đội ngũ Luật sư, luật gia giàu kinh nghiệm tư vấn, hỗ trợ, đưa ra giải đáp cho quý khách hàng.

Mời bạn xem thêm bài viết:

Câu hỏi thường gặp

Mặt trận Tổ quốc Việt Nam có trách nhiệm gì trong công tác bầu cử

Theo quy định tại Khoản 5 Điều 4 của Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân:
 Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tổ chức hiệp thương lựa chọn, giới thiệu người ứng cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp; tham gia giám sát việc bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp.

Tại sao nói bầu cử là quyền và nghĩa vụ của công dân?

Quyền bầu cử là quyền chính trị cơ bản của công dân được Hiến pháp và pháp luật quy định nhằm bảo đảm cho mọi công dân có đủ điều kiện thực hiện việc lựa chọn người đại biểu của mình vào cơ quan quyền lực nhà nước. Quyền của công dân không tách rời nghĩa vụ của công dân.
Thông qua bầu cử, công dân trực tiếp bỏ phiếu bầu người đại diện cho ý chí, nguyện vọng và quyền làm chủ của mình, thay mặt mình thực hiện quyền lực nhà nước, góp phần thiết lập bộ máy nhà nước để tiến hành các hoạt động quản lý xã hội. Vì vậy, thực hiện bầu cử là trách nhiệm của công dân đối với đất nước.

5/5 - (1 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm