Luật chăn nuôi năm 2018

bởi Bảo Nhi
Luật chăn nuôi năm 2018

Luật Chăn nuôi được Nhà nước quy định bao gồm 8 chương, 83 điều được Quốc hội và thông qua ngày 19 tháng 11 năm 2018, Bộ luật này có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2020 nó có quy định rất rõ ràng về hoạt động chăn nuôi; quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân trong hoạt động chăn nuôi; hoặt động quản lý của Nhà nước về chăn nuôi. Xin mời các bạn độc giả cùng tìm hiểu qua bài viết của Luật sư X để hiểu và nắm rõ được những quy định về “Luật chăn nuôi năm 2018” có thể giúp các bạn độc giả hiểu sâu hơn về pháp luật.

Tình trạng pháp lý

Số hiệu:32/2018/QH14Loại văn bản:Luật
Nơi ban hành:Quốc hộiNgười ký:Nguyễn Thị Kim Ngân
Ngày ban hành:19/11/2018Ngày hiệu lực:01/01/2020
Ngày công báo:22/12/2018Số công báo:Từ số 1135 đến số 1136
Tình trạng:Còn hiệu lực

Một số điểm nổi bật của Luật chăn nuôi năm 2018

Phạm vi điều chỉnh

Quy định về hoạt động chăn nuôi; quyền và nghĩa vụ của các tổ chức, cá nhân trong hoạt động chăn nuôi, quản lý nhà nước về chăn nuôi.

Các hành vi bị nghiêm cấm trong chăn nuôi

– Chăn nuôi trong khu vực không được phép chăn nuôi của thành phố, thị xã, thị trấn, khu dân cư trừ nuôi động vật làm cảnh, nuôi động vật trong phòng thí nghiệm mà không gây ô nhiễm môi trường.

– Sử dụng chất cấm trong chăn nuôi.

– Sử dụng kháng sinh trong thức ăn chăn nuôi không phải thuốc thú y được phép lưu hành tại Việt Nam.

– Sử dụng kháng sinh trong thức ăn chăn nuôi nhằm mục đích kích thích sinh trưởng.

– Phá hoại, chiếm đoạt nguồn gen giống vật nuôi.

– Xuất khẩu trái phép nguồn gen giống vật nuôi quý hiếm.

– Nhập khẩu sản phẩm chăn nuôi có sử dụng chất cấm trong chăn nuôi.

– Nhập khẩu, kinh doanh, chế biến sản phẩm chăn nuôi từ vật nuôi chết do bệnh hoặc chết không rõ nguyên nhân.

– Nhập khẩu, nuôi, phóng thích, sử dụng trái phép vật nuôi biến đổi gen, sản phẩm chăn nuôi từ vật nuôi biến đổi gen.

– Sử dụng, đưa chất, vật thể, bơm nước cưỡng bức vào cơ thể vật nuôi, sản phẩm của vật nuôi nhằm mục đích gian lận thương mại.

– Thông đồng, gian dối trong thử nghiệm, khảo nghiệm, kiểm định, công bố chất lượng, chứng nhận sự phù hợp trong lĩnh vực chăn nuôi.

– Xả thải chất thải chăn nuôi chưa được xử lý hoặc chưa xử lý đạt yêu cầu vào nơi tiếp nhận chất thải theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường.

– Gian dối trong kê khai hoạt động chăn nuôi nhằm trục lợi.

– Cản trở, phá hoại, xâm phạm hoạt động chăn nuôi hợp pháp.

Đối xử nhân đạo với vật nuôi trong giết mổ

Cơ sở giết mổ vật nuôi phải thực hiện các yêu cầu:

– Có nơi lưu giữ vật nuôi đảm bảo vệ sinh; cung cấp nước uống phù hợp với vật nuôi trong thời gian chờ giết mổ;

– Hạn chế gây sợ hãi, đau đớn cho vật nuôi; không đánh đập, hành hạ vật nuôi;

– Có biện pháp gây ngất vật nuôi trước khi giết mổ; không để vật nuôi chứng kiến đồng loại bị giết mổ.

Kê khai hoạt động chăn nuôi

Tổ chức, cá nhân chăn nuôi phải kê khai hoạt động chăn nuôi với Ủy ban nhân dân cấp xã. Tổ chức, cá nhân đã thực hiện việc kê khai hoạt động chăn nuôi theo quy định được hỗ trợ thiệt hại, khôi phục sản xuất khi bị thiên tai, dịch bệnh theo quy định pháp luật.

Chăn nuôi nông hộ  

Chăn nuôi nông hộ phải đáp ứng các điều kiện sau:

– Chuồng nuôi phải tách biệt nơi ở với nơi ở người.

– Định kỳ vệ sinh, khử trùng, tiêu độc chuồng trại, dụng cụ chăn nuôi.

– Có các biện pháp phù hợp để vệ sinh phòng dịch; thu gom, xử lý phân, nước thải chăn nuôi, xác vật nuôi và chất thải chăn nuôi khác theo quy định của pháp luật về thú y, bảo vệ môi trường.

Luật chăn nuôi năm 2018

Mời các bạn xem thêm bài viết

Thông tin liên hệ

Vấn đề “Luật chăn nuôi năm 2018” đã được chúng tôi cung cấp qua thông tin bài viết trên. Luật sư X luôn có sự hỗ trợ nhiệt tình từ các chuyên viên tư vấn pháp lý, quý khách hàng có vướng mắc hoặc nhu cầu sử dụng dịch vụ pháp lý liên quan như là Luật biên phòng Việt Nam năm 2020 số 66/2020/QH14… vui lòng liên hệ đến hotline 0833.102.102. Chúng tôi sẽ giải quyết các khúc mắc của khách hàng, làm các dịch vụ một cách nhanh chóng, dễ dàng, thuận tiện

Câu hỏi thường gặp

Nguyên tắc hoạt động chăn nuôi như thế nào?

1. Phát triển chăn nuôi theo chuỗi giá trị, khai thác có hiệu quả tiềm năng, lợi thế các vùng đáp ứng nhu cầu trong nước và xuất khẩu.
2. Ứng dụng khoa học và công nghệ trong chăn nuôi nhằm nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả, khả năng cạnh tranh của ngành chăn nuôi; bảo đảm an toàn thực phẩm, an toàn dịch bệnh, bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu.
3. Bảo tồn, khai thác và phát triển hợp lý nguồn gen giống vật nuôi bản địa, nguồn gen giống vật nuôi quý, hiếm; tiếp thu nhanh tiến bộ di truyền giống của thế giới; kết hợp chăn nuôi hiện đại với chăn nuôi truyền thống; phát triển chăn nuôi phù hợp với vùng sinh thái.
4. Xã hội hóa hoạt động chăn nuôi; bảo đảm hài hòa lợi ích của Nhà nước với lợi ích của tổ chức, cá nhân trong phát triển chăn nuôi; bình đẳng giữa các tổ chức, cá nhân, thành phần kinh tế trong chăn nuôi.
5. Đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế, tuân thủ điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.

 Các hành vi nào bị nghiêm cấm trong chăn nuôi hiện nay

1. Chăn nuôi trong khu vực không được phép chăn nuôi của thành phố, thị xã, thị trấn, khu dân cư; trừ nuôi động vật làm cảnh, nuôi động vật trong phòng thí nghiệm mà không gây ô nhiễm môi trường.
2. Sử dụng chất cấm trong chăn nuôi.
3. Sử dụng kháng sinh trong thức ăn chăn nuôi không phải là thuốc thú y được phép lưu hành tại Việt Nam.
4. Sử dụng kháng sinh trong thức ăn chăn nuôi nhằm mục đích kích thích sinh trưởng.
5. Phá hoại, chiếm đoạt nguồn gen giống vật nuôi.
6. Xuất khẩu trái phép nguồn gen giống vật nuôi quý, hiếm.
7. Nhập khẩu sản phẩm chăn nuôi có sử dụng chất cấm trong chăn nuôi.
8. Nhập khẩu, kinh doanh, chế biến sản phẩm chăn nuôi từ vật nuôi chết do bệnh hoặc chết không rõ nguyên nhân.
9. Nhập khẩu, nuôi, phóng thích, sử dụng trái phép vật nuôi biến đổi gen, sản phẩm chăn nuôi từ vật nuôi biến đổi gen.

5/5 - (1 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm