Vào ngày 16/6/2017, Luật đường sắt năm 2017 đã được Quốc hội thông qua và chính thức có hiệu lực từ ngày 01/7/2018. Luật Đường sắt năm 2017 quy định điều chỉnh mọi hoạt động trong lĩnh vực đường sắt, có vai trò quan trọng và tác động rất lớn tới sự phát triển của ngành Đường sắt và Kinh tế – xã hội. Để nắm được những nội dung nổi bật vvàquan quan trong của Luật Đường sắt năm 2017. Hãy xem trước và tải xuống Luật Đường sắt năm 2017 tại bại viết dưới đây của Luật sư X nhé.
Tình trạng pháp lý
Số hiệu: | 06/2017/QH14 | Loại văn bản: | Luật | |
Nơi ban hành: | Quốc hội | Người ký: | Nguyễn Thị Kim Ngân | |
Ngày ban hành: | 16/06/2017 | Ngày hiệu lực: | 01/07/2018 | |
Ngày công báo: | 25/07/2017 | Số công báo: | Từ số 513 đến số 514 | |
Tình trạng: | Còn hiệu lực |
Nội dung nổi bật
Luật Đường sắt 2017 có 9 điểm mới đáng quan tâm như sau:
Đầu tiên là chính sách phát triển đường sắt đã được bổ sung quy định đầy đủ, chi tiết trong các lĩnh vực đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng đường sắt, kinh doanh đường sắt, công nghiệp đường sắt, phát triển đường sắt chuyên dùng. Đặc biệt, có chính sách ưu tiên phân bổ ngân sách Trung ương trong kế hoạch đầu tư công để bảo đảm phát triển hạ tầng đường sắt quốc gia.
Điểm mới thứ hai, là về kết cấu hạ tầng đường sắt được quy định tại Chương II của luật. Luật Đường sắt 2017 bổ sung quy định cụ thể các chủ thể trong công tác quản lý nhà nước về tài sản kết cấu hạ tầng đường sắt, chủ thể có trách nhiệm trong quản lý tài sản hạ tầng đường sắt là của cơ quan quản lý Nhà nước. Theo đó, Bộ Giao thông vận tải thực hiện chức năng đại diện chủ sở hữu đối với tài sản hạ tầng đường sắt do Nhà nước đầu tư. UBND cấp tỉnh thực hiện đại diện chủ sở hữu đối với tài sản kết cấu hạ tầng đô thị.
Điểm nổi bật thứ ba, là về phát triển công nghiệp đường sắt tại Mục 1, Chương III. Đây là quy định mới được bổ sung trong Luật Đường sắt 2017, bao gồm các quy định về yêu cầu phát triển công nghiệp đường sắt, đầu tư phát triển công nghiệp đường sắt, nghiên cứu, ứng dụng khoa học công nghệ đào tạo phát triển nguồn nhân lực, chuyển giao công nghệ…
Điểm mới thứ tư về phương tiện giao thông đường sắt quy định tại Mục 2, Chương III, Luật Đường sắt 2017 bổ sung quy định đối với niên hạn sử dụng phương tiện giao thông đường sắt. Tuy nhiên, sẽ được thực hiện có lộ trình để đảm bảo không ảnh hưởng đến hoạt động của Doanh nghiệp kinh doanh vận tải đường sắt.
Điểm mới thứ năm là quy định về phí, giá sử dụng kết cấu hạ tầng đường sắt quy định tại Điều 66. Luật Đường sắt 2017 lần này bổ sung cơ chế giá sử dụng kết cấu hạ tầng đường sắt. Theo đó, phí sử dụng kết cấu hạ tầng đường sắt trực tiếp liên quan đến chạy tàu áp dụng đối với phương thức giao sử dụng tài sản kết cấu hạ tầng đường sắt do Nhà nước đầu tư. Đối với giá sử dụng kết cấu hạ tầng đường sắt trực tiếp liên quan đến chạy tàu áp dụng đối với phương thức cho thuê hoặc chuyển nhượng có thời hạn quyền sử dụng tài sản kết cấu hạ tầng đường sắt do Nhà nước đầu tư.
Điểm mới thứ sáu, về giá dịch vụ điều hành Giao thông vận tải đường sắt quy định tại Điều 67 Luật Đường sắt 2017, xác định rõ giá dịch vụ điều hành Giao thông vận tải đường sắt để chạy tàu trong ga, trên tuyến hoặc trong khu đoạn đường sắt. Đồng thời, xác định rõ trách nhiệm thẩm quyền quyết định giá của Bộ Giao thông vận tải đối với dịch vụ điều hành Giao thông vận tải đường sắt trên kết cấu hạ tầng đường sắt do Nhà nước đầu tư. Tổ chức, cá nhân quyết định giá dịch vụ điều hành Giao thông vận tải đường sắt trên kết cầu hạ tầng đường sắt do mình đầu tư.
Điểm mới thứ bảy về hỗ trợ đối với doanh nghiệp kinh doanh đường sắt trong việc thực hiện nhiệm vụ đặc biệt, an sinh xã hội tại Điều 68, Luật Đường sắt 2017 đã bổ sung quy định về việc Nhà nước hỗ trợ cho doanh nghiệp kinh doanh đường sắt trong trường hợp vận tải phục vụ nhiệm vụ đặc biệt, an ninh xã hội theo nguyên tắc bảo đảm bù đắp đủ chi phí hợp lý của doanh nghiệp.
Điểm mới thứ tám là Luật Đường sắt lần này dành hẳn một chương (Chương VII) để quy định về đường sắt đô thị, bổ sung cụ thể các quy định về yêu cầu chung đối với đường sắt đô thị, quyền, nghĩa vụ của doanh nghiệp kinh doanh đường sắt đô thị, hệ thống kiểm soát vé, quản lý an toàn đường sắt đô thị, yêu cầu đối với kết cấu hạ tầng đường sắt đô thị, trách nhiệm của UBND cấp tỉnh trong việc đầu tư xây dựng, quản lý đường sắt đô thị.
Cuối cùng, Luật Đường sắt 2017 cũng dành một chương (Chương VIII) để quy định về đường sắt trên cao. Đây là điểm hoàn toàn mới mà Luật Đường sắt năm 2005 chưa có. Trong đó có, yêu cầu chung đối với đường sắt tốc độ cao, chính sách phát triển đường sắt tốc độ cao, yêu cầu về kết cấu hạ tầng đường sắt tốc độ cao, quản lý, khai thác, bảo trì, quản lý an toàn đường sắt tốc độ cao.
Theo đó, dành 01 Chương để quy định về các vấn đề liên quan đến đường sắt trên cao, đơn cử như:
– Yêu cầu chung đối với đường sắt tốc độ cao (Kết nối hiệu quả các đô thị lớn, trung tâm kinh tế, vùng kinh tế trọng điểm và phương thức vận tải khác; Bảo đảm đồng bộ, hiện đại, an toàn…).
– Chính sách phát triển đường sắt tốc độ cao (Tập trung phát triển đường sắt tốc độ cao kết nối các vùng kinh tế trọng điểm, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế – xã hội…).
– Yêu cầu đối với kết cấu hạ tầng đường sắt tốc độ cao (bảo đảm ổn định, bền vững và đáp ứng yêu cầu kỹ thuật về an toàn, môi trường, phòng, chống cháy, nổ…).
– Quản lý, khai thác, bảo trì đường sắt tốc độ cao.
– Quản lý an toàn đường sắt tốc độ cao.
Luật đường sắt năm 2017 chính thức có hiệu lực từ ngày 01/7/2018
Tải xuống Luật Đường sắt năm 2017
Khuyến nghị
Với phương châm “Đưa luật sư đến ngay tầm tay bạn”, Luật sư X sẽ cung cấp dịch vụ pháp lý tới quý khách hàng. Với kinh nghiệm nhiều năm trong ngành và đội ngũ chuyên gia pháp lý chuyên nghiệp, chúng tôi sẽ hỗ trợ khách hàng tháo gỡ vướng mắc, không gặp bất kỳ trở ngại nào.
Thông tin liên hệ
Luật sư X sẽ đại diện khách hàng để giải quyết các vụ việc có liên quan đến vấn đề “Luật Đường sắt năm 2017 có còn hiệu lực không?” hoặc các dịch vụ, thông tin pháp lý khác liên quan như là tạm hoãn nghĩa vụ quân sự đại học. Với kinh nghiệm nhiều năm trong ngành và đội ngũ chuyên gia pháp lý dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ hỗ trợ quý khách hàng tháo gỡ vướng mắc, không gặp bất kỳ trở ngại nào. Hãy liên lạc với số hotline 0833102102 để được trao đổi chi tiết, xúc tiến công việc diễn ra nhanh chóng, bảo mật, uy tín.
Câu hỏi thường gặp
Điều 4 Luật Đường sắt năm 2017 quy định về Nguyên tắc cơ bản trong hoạt động đường sắt như sau:
“Điều 4. Nguyên tắc cơ bản trong hoạt động đường sắt
1. Bảo đảm hoạt động giao thông vận tải đường sắt thông suốt, trật tự, an toàn, chính xác và hiệu quả; phục vụ nhu cầu đi lại thuận tiện của người dân, phát triển kinh tế – xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh và bảo vệ môi trường.
2. Phát triển đường sắt theo quy hoạch, kế hoạch, gắn kết với các loại hình giao thông vận tải khác và hội nhập quốc tế, bảo đảm văn minh, hiện đại và đồng bộ.
3. Điều hành thống nhất, tập trung hoạt động giao thông vận tải đường sắt.
4. Tách bạch giữa chức năng quản lý nhà nước của cơ quan nhà nước với hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, giữa kinh doanh kết cấu hạ tầng với kinh doanh vận tải trên đường sắt do Nhà nước đầu tư.
5. Bảo đảm cạnh tranh lành mạnh, bình đẳng giữa các tổ chức, cá nhân thuộc mọi thành phần kinh tế tham gia kinh doanh đường sắt.“
Điều 9 Luật Đường sắt năm 2017 quy định về Các hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động đường sắt như sau:
“Điều 9. Các hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động đường sắt
1. Phá hoại công trình đường sắt, phương tiện giao thông đường sắt.
2. Lấn chiếm hành lang an toàn giao thông đường sắt, phạm vi bảo vệ công trình đường sắt.
3. Tự mở lối đi qua đường sắt; xây dựng trái phép cầu vượt, hầm chui, cống hoặc công trình khác trong phạm vi đất dành cho đường sắt; khoan, đào trái phép trong phạm vi bảo vệ công trình đường sắt.
4. Làm sai lệch công trình, hệ thống báo hiệu trên đường sắt; làm che lấp hoặc làm sai lạc tín hiệu giao thông đường sắt.
5. Ngăn cản việc chạy tàu, tùy tiện báo hiệu hoặc sử dụng các thiết bị để dừng tàu, trừ trường hợp phát hiện có sự cố gây mất an toàn giao thông đường sắt.
6. Vượt rào, vượt chắn đường ngang, vượt qua đường ngang khi có tín hiệu cấm; vượt rào ngăn giữa đường sắt với khu vực xung quanh.
7. Xả chất thải không bảo đảm vệ sinh môi trường lên đường sắt; để vật chướng ngại, đổ chất độc hại, chất phế thải lên đường sắt; để chất dễ cháy, chất dễ nổ trong phạm vi bảo vệ công trình đường sắt và hành lang an toàn giao thông đường sắt.
8. Chăn thả súc vật, họp chợ trên đường sắt, trong phạm vi bảo vệ công trình đường sắt và hành lang an toàn giao thông đường sắt.
9. Đi, đứng, nằm, ngồi hoặc hành vi khác trên nóc toa xe, đầu máy, bậc lên xuống toa xe; đu bám, đứng, ngồi hai bên thành toa xe, đầu máy, nơi nối giữa các toa xe, đầu máy; mở cửa lên, xuống tàu, đưa đầu, tay, chân và vật khác ra ngoài thành toa xe khi tàu đang chạy, trừ nhân viên đường sắt, lực lượng chức năng đang thi hành nhiệm vụ.
10. Đi, đứng, nằm, ngồi hoặc hành vi khác trên đường sắt, trừ nhân viên đường sắt, lực lượng chức năng đang thi hành nhiệm vụ.
11. Ném đất, đá hoặc vật khác lên tàu hoặc từ trên tàu xuống.
12. Mang, vận chuyển hàng hóa cấm lưu thông, động vật có dịch bệnh vào ga, lên tàu; mang, vận chuyển trái phép động vật hoang dã, chất phóng xạ, chất dễ cháy, chất dễ nổ và hàng nguy hiểm khác vào ga, lên tàu; mang, vận chuyển thi hài, hài cốt vào ga, lên tàu đường sắt đô thị.
13. Làm, tiêu thụ vé giả; bán vé trái quy định.
14. Đưa phương tiện giao thông đường sắt, trang thiết bị không bảo đảm an toàn kỹ thuật vào hoạt động phục vụ giao thông đường sắt; sử dụng toa xe chở hàng để vận chuyển hành khách; tự ý thay đổi kết cấu, hình dáng, tính năng sử dụng của phương tiện giao thông đường sắt; giao hoặc để cho người không đủ điều kiện điều khiển phương tiện giao thông đường sắt.
15. Nối vào tàu khách các toa xe vận tải động vật, hàng hoá có mùi hôi thối, chất dễ cháy, chất dễ nổ, chất độc hại và hàng nguy hiểm khác.
16. Điều khiển tàu chạy quá tốc độ quy định.
17. Nhân viên đường sắt trực tiếp phục vụ chạy tàu trong khi làm nhiệm vụ mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn hoặc có chất kích thích khác mà pháp luật cấm sử dụng.“