Luật giao thông khi qua vòng xuyến sao cho đúng

bởi Lò Chum
Luật giao thông khi qua vòng xuyến

Để tránh tình trạng ùn tắc giao thông, giúp cho các phương tiện luôn được lưu thông đều thì việc đặt vị trí vòng xuyến là điều hết sức cần thiết. Vì thế ở các đoạn giao nhau của nhiều tuyến đường người tham gia giao thông thường xuyên phải đi qua các vòng xuyến.

Tuy nhiên không phải ai cũng nắm rõ quy tắc đi vòng xuyến và thực hiện một cách trơn tru và tốt nhất. Vì thế khi tham gia giao thông các xe chạy lộn xộn không theo một quy tắc đồng nhất và văn minh. Quy tắc khi đi qua vòng xuyến? Mức xử phạt khi không xi nhan vòng xuyến? Vậy thì Luật giao thông khi qua vòng xuyến quy định như thế nào?; Hãy cùng tham khảo qua bài viết dưới đây của LSX nhé!

Căn cứ pháp luật

Nghị định 100/2019/NĐ-CP

Luật giao thông đường bộ năm 2008

Việc điều khiển phương tiện đi qua vòng xuyến rất phổ biến khi tham gia giao thông. Tuy nhiên, đi thế nào cho đúng các quy tắc giao thông đường bộ thì nhiều người vẫn rất mơ hồ, và việc xi nhan qua vòng xuyến. 

Vòng xuyến là gì?

Vòng xuyến hay còn gọi là vòng xoay, bùng binh là ụ tròn nằm tại giao lộ mà tại đó, các phương tiện sẽ chạy theo hình vòng tròn với chiều ngược chiều kim đồng hồ. Trước chỗ giao cắt phải đặt biển báo số 303 với ý nghĩa: “Nơi giao nhau chạy theo vòng xuyến”.

Quy tắc đi qua vòng xuyến

Vòng xuyến là một nút giao thông mà mọi phương tiện khi tham gia vô đó đều phải đi theo một vòng tròn. Chính vì thế nó sẽ có các điểm xác định vào và ra. Tuy nhiên việc vào và ra khỏi vòng xuyến đối với mỗi người điều khiển xe lại khác nhau vì xuất phát điểm và đích khác nhau chia ra cụ thể như sau.

  • Điểm vào và điểm ra gần nhau: đây là dành cho những xe tham gia vào vòng xuyến; với quãng đường ngắn nhất gần như là thực hiện một bước rẽ phải chuyển hướng: vậy khi tham gia vòng xuyến; người điều khiển đánh xe ôm phải và đi sát mép ngoài cùng của vòng xuyến; để tới lối ra gần nhất và ra khỏi vòng xuyến. Việc đi sát mép ngoài cũng giúp cho người lái xe; tránh khỏi các làn xe hỗn lộn bên trong để vào và ra khỏi vòng xuyến; nhanh nhất, tránh gây ùn tắc giao thông cũng như người; điều khiển tiết kiệm quãng đường và thời gian tốt nhất .
  •  Điểm vào và ra cách nhau 1 lối ra gần như là quãng đường ngắn thứ hai. Khi rẽ phải vào vòng xuyến các người điều khiển thực hiện; đánh lái đi ở làn xe sát làn ngoài cùng gần với làn của xe có quãng đường ngắn nhất. Như vậy nếu hai xe cùng vào vòng xuyến; 1 xe thoát ra ở lối ra đầu tiên sẽ đi ở làn ngoài cùng và xe thoát ra; ở lối tiếp theo sẽ đi ở làn trong kế bên .
  • Điểm vào và ra cách nhau với quãng đường khoảng hai lối ra. Khi tham gia vào vòng xuyến các người điều khiển; phải nhanh chóng đánh lái vào làn xe ở giữa kế bên làn xe ở lối ra thứ hai. Khi đi tới gần lối ra của mình các tài xế bật tín hiệu xin ra; và nhanh chóng đánh lái để tới đường ra cần thiết, đồng thời quan sát các xe kế bên cạnh để đảm bảo an toàn .
  • Với vòng xuyến nhỏ : người có thể đi thẳng qua; (mà không cần bám theo bùng binh), thì không cần bật xi nhan làm gì cho xe sau hiểu nhầm. Bản chất là không thay đổi hướng đi, theo luật không cần bật tín hiệu gì. Còn nếu tại đó các bác muốn rẽ phải, rẽ trái, hoặc; quay đầu thì phải bật xi nhan như bình thường.
  • Với vòng xuyến lớn, nằm chắn giữa đường (không lệch hẳn về bên nào): tôi thấy có 2 trường hợp. Trường hợp 1: nếu chỉ cần rẽ phải ngay khi vừa đến chỗ giao cắt, mà không cần bám; theo bùng binh, khi đó chỉ cần xi nhan phải trước khi rẽ, vì bản chất; là chỉ có 1 lần chuyển hướng sang phải. Trường hợp 2: nếu cần cua một đoạn; theo vòng tròn trước khi rẽ phải vào đường nhánh; thì cần phải xi nhan 2 lần, theo nguyên tắc “vào trái ra phải”: trước khi vào bùng binh; thì bật xi nhan trái, và chuẩn bị ra khỏi bùng binh thì xi nhan phải.
  • Nếu vòng xuyến lớn; nằm lệch hẳn về một bên đường, thì có lẽ cũng cần đến 3 lần xi nhan. Lần 1: báo chuyển sang hướng bùng binh. Lần 2: báo vào bùng binh, và lần 3: báo ra khỏi bùng binh đi vào đường nhánh. Nếu vào và rẽ phải luôn (không ôm cua) thì cũng chỉ cần xi nhan phải là xong.
Luật giao thông khi qua vòng xuyến
Luật giao thông khi qua vòng xuyến

Mức xử phạt khi không xi nhan vòng xuyến

Cùng với quy định này thì cũng có quy định mới về việc xử phạt vi phạm hành chính; đối với hành vi không tuân thủ theo quy định nêu trên, cụ thể theo quy định; tại Điểm c Khoản 3 Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP thì mức xử phạt cụ thể như sau:

“Điều 5. Xử phạt người điều khiển xe ô tô và các loại xe tương tự xe ô tô vi phạm; quy tắc giao thông đường bộ
3. Phạt tiền từ 800.000 đồng đến 1.000.000 đồng; đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
c) Chuyển hướng không giảm tốc độ hoặc không có tín hiệu báo hướng rẽ; (trừ trường hợp điều khiển xe đi theo hướng cong của đoạn đường bộ; ở nơi đường không giao nhau cùng mức);

Điều 6. Xử phạt người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện); các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy vi phạm quy tắc giao thông đường bộ
3. Phạt tiền từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng đối với người điều khiển xe; thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:

a) Chuyển hướng không giảm tốc độ hoặc không có tín hiệu báo hướng rẽ; (trừ trường hợp điều khiển xe đi theo hướng cong của đoạn đường bộ ở nơi đường không giao nhau cùng mức);

Đối với xe máy

Người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện); chuyển hướng không có tín hiệu báo hướng rẽ (trừ trường hợp điều khiển xe đi theo hướng cong; của đoạn đường bộ ở nơi đường không giao nhau cùng mức) thì bị phạt tiền từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng (Điểm a Khoản 3 Điều 6).

Đối với xe ô tô, tương tự xe ô tô:

Phạt tiền từ 800.000 đồng đến 1.000.000 đồng với người điều khiển xe ô tô; không có tín hiệu báo hướng rẽ (trừ trường hợp điều khiển xe đi theo hướng cong; của đoạn đường bộ ở nơi đường không giao nhau cùng mức). (Điểm c Khoản 3 Điều 5).

Một lưu ý là tất cả các xe ô tô khi tham gia vào vòng xoay; cũng như thoát ra khỏi vòng xoay cần phải bật xi nhan theo quy tắc vào trái và ra phải. Nếu người điều khiển không bật xi nhan hoặc bật xi nhan; không đúng cách khi tham gia vòng xuyến thì cũng không bị phạt, nhưng khuyến cáo; nên bật để các phương tiện xung quanh dễ nhận biết. Tuy nhiên với quy tắc vào xi nhan; trái ra xi nhan phải duy nhất không áp dụng cho xe đi ở làn ngoài cùng thoát ra; ở lối gần nhất vì xe này phải bật xi nhan phải.

Thông tin liên hệ

Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi về; “Luật giao thông khi qua vòng xuyến”. Nếu quý khách có nhu cầu soạn thảo hồ sơ ngừng kinh doanh; mã số thuế cá nhân tìm hiểu về; thủ tục thành lập công ty ở việt nam; đơn xác nhận tình trạng hôn nhân; đăng ký bảo hộ thương hiệu độc quyền hoặc muốn sử dụng dịch vụ tạm ngừng kinh doanh; dịch vụ hợp pháp hóa lãnh sự hà nội của chúng tôi; mời quý khách hàng liên hệ đến hotline để được tiếp nhận.

Liên hệ hotline: 0833.102.102.

Mời bạn xem thêm bài viết:

Câu hỏi thường gặp

Quy định biển báo vòng xuyến?

Khi đi vào vòng xuyến, người điều khiển phương tiện phải tiến hành việc nhập vào vòng xuyến và đi ra khỏi vòng xuyến khi đến đường cần đi tiếp. Có nghĩa là phải chạy theo chiều mũi tên, cho đến khi tách khỏi vòng tròn rẽ sang đường nhánh nào đó.
Trước chỗ giao cắt phải đặt biển báo số R.303 với ý nghĩa: “Nơi giao nhau chạy theo vòng xuyến”. Biển có hiệu lực bắt buộc các loại xe muốn chuyển hướng phải chạy vòng theo đảo an toàn theo hướng mũi tên.

Qua vòng xuyến có phải xi nhan không?

Theo đó, việc bật xi nhan khi di chuyển tại vòng xuyến không có trong quy định. Tại Nghị định 100/2019 về xử phạt vi phạm hành chính lĩnh vực giao thông đường bộ cũng chưa có quy định về xử phạt lỗi không xi nhan khi ra vào vòng xuyến. Như vậy, việc xi nhan khi ra vào vòng xuyến không phải trường hợp bắt buộc. 

Lỗi cắt vòng xuyến phạt bao nhiêu tiền?

Khi đến gần đường giao nhau có biển báo báo hiệu đi theo vòng xuyến, người điều khiển phương tiện phải cho xe giảm tốc độ và nhường đường cho xe đi bên trái. Biển báo có hiệu lực bắt buộc các loại xe muốn chuyển hướng phải chạy vòng theo đảm bảo an toàn theo hướng mũi tên.

Mức phạt đối với người điều khiển xe máy không chấp hành hiệu lệnh và biển báo hiệu đường bộ vi phạm theo Nghị định 100/2019/NĐ-CP như sau:
Phạt tiền từ 100.000 – 200.000 đồng, nếu gây tai nạn giao thông thì bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 02 tháng – 04 tháng. 

5/5 - (2 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm