Luật phòng cháy chữa cháy sửa đổi 2013 số: 40/2013/QH13

bởi Sao Mai
Luật phòng cháy chữa cháy sửa đổi 2013 số: 40/2013/QH13

Luật phòng cháy chữa cháy sửa đổi 2013 số: 40/2013/QH13 được thông qua tại kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XIII, sửa đổi, bổ sung 26 điều của Luật Phòng cháy, chữa cháy (PCCC) hiện hành. Luật này sẽ có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2014. Luật số 40/2013/QH13 đã bổ sung những quy định nhằm nâng cao hiệu lực quản lý của nhà nước đối với công tác PCCC, chỉnh lý một số quy định cho thống nhất với hệ thống văn bản quy phạm pháp luật mới ban hành. Luật sửa đổi, bổ sung lần này điều chỉnh để đảm bảo tính khả thi, nâng cao hiệu quả công tác PCCC góp phần đảm bảo trật tự an toàn xã hội, phục vụ sự phát triển bền vững của nền kinh tế, xã hội đất nước.

Sau đây mời quý độc giả cùng Luật sư X tham khảo bài viết liên quan đến : “Luật phòng cháy chữa cháy sửa đổi 2013 số: 40/2013/QH13” để có cái nhìn tổng quan và khái quát nhất về những quy định về phòng cháy chữa cháy.

Tình trạng pháp lý văn bản

Số hiệu:40/2013/QH13Loại văn bản:Luật
Nơi ban hành:Quốc hộiNgười ký:Nguyễn Sinh Hùng
Ngày ban hành:22/11/2013Ngày hiệu lực:01/07/2014
Ngày công báo:30/12/2013Số công báo:Từ số 1005 đến số 1006
Tình trạng:Còn hiệu lực

Nội dung cơ bản của Luật phòng cháy chữa cháy sửa đổi 2013 số: 40/2013/QH13

Luật số 40/2013/QH13 gồm 03 điều: Điều 1 có 33 khoản, Điều 2 có 02 khoản và Điều 3 có 02 khoản. Trong đó, bổ sung 5 điều mới và sửa đổi, bổ sung 28 điều của Luật Phòng cháy và chữa cháy số 27/2001/QH10. Luật sửa đổi, bổ sung lần này có 14 điểm quy định mới đáng chú ý quy định trong Điều 1 của Luật số 40/2013/QH13, cụ thể như sau:

           Về trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, hộ gia đình và cá nhân trong công tác PCCC (Khoản 2): Đã quy định cụ thể trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, hộ gia đình và cá nhân trong công tác PCCC nhằm nâng cao ý thức, trách nhiệm đối với công tác PCCC của các đối tượng này

Về trách nhiệm tuyên truyền (Khoản 3) đã bổ sung quy định quan trọng: “Cơ quan quản lý nhà nước về giáo dục đào tạo trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm quy định việc lồng ghép kiến thức và kỹ năng về phòng cháy và chữa cháy vào chương trình giảng dạy, hoạt động ngoại khóa trong nhà trường và các cơ sở giáo dục khác phù hợp với từng ngành học, cấp học.

           Về ban hành, áp dụng tiêu chuẩn, quy chuẩn (Khoản 4): Đã bổ sung các quy định cần thiết trong việc ban hành, áp dụng tiêu chuẩn, quy chuẩn mà Luật Tiêu chuẩn, Quy chuẩn năm 2006 chưa quy định được. Trên cơ sở các quy định này, việc áp dụng các tiêu chuẩn quốc gia về PCCC trở thành bắt buộc áp dụng; các tiêu chuẩn, quy chuẩn có quy định liên quan đến PCCC đều phải xin ý kiến của Bộ Công an. Ngoài ra, việc áp dụng tiêu chuẩn, quy chuẩn nước ngoài phải được sự đồng ý của Bộ Công an. Đối vói các trường hợp chưa có quy chuẩn, tiêu chuẩn áp dụng thì phải xin ý kiến của cơ quan quản lý nhà nước về PCCC có thẩm quyền (Bộ Công an).

Quy định về kinh doanh dịch vụ PCCC (Khoản 6). Đây là một quy định mới nhằm đẩy mạnh xã hội hóa PCCC, đồng thời đưa các hoạt động dịch vụ về PCCC vào dưới sự quản lý chặt chẽ của các cơ quan quản lý về an ninh trật tự. Trong đó, quy định tới đây mỗi doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực này phải có người được đào tạo chuyên ngành PCCC; đề xuất Chính phủ giao cho Bộ Công an quy định việc cấp chứng chỉ hành nghề PCCC và các điều kiện cụ thể tổ chức kinh doanh dịch vụ PCCC (hiện tại các chứng chỉ chủ trì thiết kế PCCC; giám sát thi công đều do sở xây dựng cấp).

           Chế độ, chính sách đối với người tham gia chữa cháy (Khoản 7): Đã bổ sung quy định người tham gia chữa cháy (không thuộc lực lượng PCCC nào) được hưởng chế độ bồi dưỡng về vật chất khi tham gia chữa cháy theo quy định của Chính phủ.

 Về phòng cháy đối với khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao (Khoản 12):Giao cho Chính phủ quy định cụ thể về quy mô khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao phải thành lập đội PCCC cơ sở hoạt động theo chế độ chuyên trách; quy định trang bị xe chữa cháy và phương tiện chữa cháy phù hợp với phương án PCCC cho toàn khu.

 Về phòng cháy đối với một số công trình đặc thù về PCCC:

–  Phòng cháy đối với nhà khung thép mái tôn (Khoản 14): Bổ sung quy định để tăng khả năng chịu lửa, hạn chế khả năng sụp đổ công trình khung thép mái tôn khi có cháy để phục vụ chữa cháy có hiệu quả. Đồng thời, giao bộ, ngành nghiên cứu xây dựng, ban hành, công bố quy chuẩn, tiêu chuẩn về loại hình nhà khung thép, mái tôn.

 –  Phòng cháy đối với cơ sở hạt nhân (Khoản 16):Đây là loại hình công trình có yêu cầu đặc biệt về PCCC và trong thời gian tới đây sẽ xuất hiện công trình nhà máy điện hạt nhân. Do vậy, cần có quy định cụ thể về việc bảo đảm an toàn PCCC đôí với loại hình công trình này.

 –  Phòng cháy đối với chợ (Khoản 17): Bổ sung quy định các chủ hộ kinh doanh hàng hóa dễ cháy, nổ trong chợ phải trang bị dụng cụ. phương tiện chữa cháy tại chỗ (ngoài các phương tiện chữa cháy được trang bị chung).

 –  Phòng cháy đối với cơ sở sản xuất, kho vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ: Các văn bản quy phạm pháp luật đã quy định về loại hình công trình này, để bảo đảm an toàn vể phòng chống cháy, nổ thì Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật PCCC quy định cụ thể hơn trong tổ chức công tác PCCC. Cụ thể: “Cơ sở sản xuất, kho vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ phải bảo đảm an toàn về phòng chống cháy, nổ; có vành đai an toàn đối với các khu dân cư và công trình công cộng”.

 Về phương án chữa cháy (Khoản 20). Luật sửa đổi đã bổ sung quy định có 02 loại phương án: 01 loại do cơ sở lập Phương án chữa cháy sử dụng lực lượng, phương tiện tại chỗ (Phương án này do cơ sở lập) và 01 loại do Cảnh sát PCCC lập. Quy định này khắc phục sự bất cập khi giao cho cơ sở phải lập phương án huy động lực lượng, phương tiện của Cảnh sát PCCC, của các cấp, ngành.

 Về lực lượng PCCC chuyên ngành (Khoản 25), bổ sung cơ sở thuộc một số  ngành phải thành lập đội PCCC chuyên ngành là: Hạt nhân; cảng hàng không, cảng biển; cơ sở khai thác và chế biến dầu mỏ, khí đốt; cơ sở khai thác than; cơ sở sản xuất, kho vũ khí, vật liêu nổ.

          Về chế độ, chính sách cho lực lượng dân phòng, PCCC cơ sở (Khoản 26): Đã bổ sung được quy định cho Đội trưởng, Đội phó đội dân phòng, đội phòng cháy và chữa cháy cơ sở không chuyên trách được hưởng chế độ hỗ trợ thường xuyên theo quy định của Chính phủ.

 Về phòng cháy và chữa cháy tình nguyện. Tại Khoản 27, Điều 1 của Luật số 40 đã bổ sung quy định khung về lực lượng PCCC tình nguyện: “Người tình nguyện tham gia phòng cháy và chữa cháy được bổ sung vào đội dân phòng hoặc đội phòng cháy và chữa cháy cơ sở”.

          Về tổ chức của Cảnh sát PCCC (Khoản 28): Bổ sung quy định khẳng định cảnh sát phòng cháy và chữa cháy thuộc Công an nhân dân “Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy thuộc CAND, là một bộ phận của lực lượng vũ trang, được quản lý thống nhất từ trung ương đến địa phương”.

          Về ngân sách cho hoạt động PCCC ở địa phương (Khoản 30): Bổ sung quy định “Trong danh mục chi ngân sách quốc phòng và an ninh hàng năm của ủy ban nhân dân các cấp phải có nội dung chi cho công tác phòng cháy và chữa cháy”. Quy định này khắc phục được tình trạng tại một số địa phương không có căn cứ để chi ngân sách cho hoạt động PCCC, đặc biệt là ở cấp huyện, cấp xã.

          Về khắc phục tình trạng cơ sở không bảo đảm yêu cầu về phòng cháy và chữa cháy được đưa vào sử dụng trước khi Luật Phòng cháy và chữa cháy số 27/2001-QH10 có hiệu lực. Đó là hầu hết công trình được đưa vào sử dụng trước khi Luật PCCC và văn bản hướng dẫn thi hành Luật có hiệu lực đều không đảm bảo yêu cầu về PCCC, điều kiện thoát nạn và hiện có nguy cơ cháy cao (đặc biệt là các chợ, chung cư cao tầng; cơ sở sản xuất, kho chứa hàng hóa trong khu công nghiệp…). nhiều vụ cháy lớn đã xảy ra tại các cơ sở này. Đặc biệt, một số cơ sở hóa chất; kho chứa, công trình chế biến sản phẩm dầu mỏ, khí đốt trong khu dân cư phải có phương án di chuyển, cải tạo để đảm bảo khỏang cách an toàn. Việc Luật giao cho Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quy định phương án giải quyết, khắc phục tồn tại này là rất cần thiết và phù hợp.

Luật phòng cháy chữa cháy sửa đổi 2013 số: 40/2013/QH13
Luật phòng cháy chữa cháy sửa đổi 2013 số: 40/2013/QH13

Lực lượng phòng cháy, chữa cháy được ưu tiên ra sao?

Căn cứ Điều 36, Luật PCCC, ưu tiên đi trên các  phương tiện giao thông đối với người được huy động làm nhiệm vụ chữa cháy.

Ngoài ra, lực lượng, phương tiện khi làm nhiệm vụ chữa cháy có các quyền ưu tiên: Được sử dụng còi, đèn, cờ ưu tiên, tín hiệu đặc biệt khác; ưu tiên đi trên đường giao thông theo quy định.

Bên cạnh đó, người và phương tiện tham gia giao thông phải nhanh chóng nhường đường khi thấy tín hiệu còi, đèn, cờ ưu tiên của phương tiện đi làm nhiệm vụ chữa cháy.

Đồng thời, lực lượng Cảnh sát giao thông, các lực lượng khác khi làm nhiệm vụ có trách nhiệm bảo đảm cho lực lượng, phương tiện đi chữa cháy được lưu thông nhanh nhất.

Tải Luật phòng cháy chữa cháy sửa đổi 2013 số: 40/2013/QH13

Loader Loading…
EAD Logo Taking too long?

Reload Reload document
| Open Open in new tab

Download [162.00 B]

Mời bạn xem thêm

Thông tin liên hệ

Vấn đề “Luật ngân hàng nhà nước Việt Nam năm 1997 số 01/1997/QH10” đã được chúng tôi cung cấp qua thông tin bài viết trên. Luật sư X luôn có sự hỗ trợ nhiệt tình từ các chuyên viên tư vấn pháp lý, quý khách hàng có vướng mắc hoặc nhu cầu sử dụng dịch vụ pháp lý khác như là thủ tục xin giấy phép kinh doanh bán lẻ thuốc lá… vui lòng liên hệ đến  hotline: 0833.102.102. Chúng tôi sẽ giải quyết các khúc mắc của khách hàng, làm các dịch vụ một cách nhanh chóng, dễ dàng, thuận tiện. Hoặc quý khách hàng tham khảo thêm qua các kênh sau:

Câu hỏi thường gặp

Theo quy định Luật phòng cháy chữa cháy sửa đổi 2013 công tác phòng cháy đối với cơ sở hạt nhân phải bảo đảm những yêu cầu nào?

Theo Khoản 16 Điều 1 Luật phòng cháy chữa cháy sửa đổi 2013 quy định như sau:
Công tác phòng cháy đối với cơ sở hạt nhân phải bảo đảm các yêu cầu sau đây:
a) Có hệ thống phòng cháy và chữa cháy đáp ứng quy chuẩn, tiêu chuẩn an toàn về phòng cháy và chữa cháy đối với cơ sở hạt nhân;
b) Người làm việc tại cơ sở hạt nhân phải được huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ về phòng cháy và chữa cháy phù hợp với tính chất công việc;
c) Đội phòng cháy và chữa cháy chuyên ngành được trang bị phù hợp với đặc thù từng cơ sở;
d) Các điều kiện bảo đảm an toàn về phòng cháy và chữa cháy khác.

Chức năng, nhiệm vụ của lực lượng Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy được quy định như thế nào?

Theo Khoản 29 Điều 1 Luật phòng cháy chữa cháy sửa đổi 2013
Điều 48 được sửa đổi, bổ sung như sau:
“Điều 48. Chức năng, nhiệm vụ của lực lượng Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy
1. Trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn được giao, tham mưu, đề xuất với cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành, chỉ đạo và tổ chức thực hiện các quy định của pháp luật về phòng cháy và chữa cháy.
2. Tổ chức tuyên truyền, phổ biến pháp luật; hướng dẫn xây dựng phong trào toàn dân tham gia hoạt động phòng cháy và chữa cháy; huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ, kiến thức về phòng cháy và chữa cháy.
3. Thực hiện các biện pháp phòng cháy; thẩm định, phê duyệt thiết kế và nghiệm thu về phòng cháy và chữa cháy; chữa cháy kịp thời, hiệu quả.
4. Xây dựng lực lượng phòng cháy và chữa cháy; trang bị và quản lý phương tiện, thiết bị phòng cháy và chữa cháy.
5. Tổ chức nghiên cứu, ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ trong lĩnh vực phòng cháy và chữa cháy; kiểm tra, kiểm định kỹ thuật và chứng nhận phù hợp đối với phương tiện, thiết bị, hàng có yêu cầu nghiêm ngặt về phòng cháy và chữa cháy theo quy định.
6. Kiểm tra, thanh tra, xử lý các hành vi vi phạm pháp luật về phòng cháy và chữa cháy; cấp giấy phép vận chuyển hàng nguy hiểm về cháy, nổ theo quy định.
7. Thực hiện một số hoạt động điều tra theo quy định của pháp luật về tổ chức điều tra hình sự.
8. Thực hiện nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật.”

Theo Luật phòng cháy chữa cháy sửa đổi 2013 kinh doanh dịch vụ phòng cháy và chữa cháy bao gồm những ngành nghề gì?

Theo Khoản 6 Điều 1 Luật phòng cháy chữa cháy sửa đổi 2013
Kinh doanh dịch vụ phòng cháy và chữa cháy là ngành, nghề kinh doanh có điều kiện, bao gồm:
a) Tư vấn thiết kế, tư vấn thẩm định, tư vấn giám sát; tư vấn kiểm tra, kiểm định kỹ thuật; thi công, lắp đặt hệ thống phòng cháy và chữa cháy; tư vấn chuyển giao công nghệ phòng cháy và chữa cháy; sản xuất, lắp ráp phương tiện, thiết bị phòng cháy và chữa cháy;
b) Huấn luyện, hướng dẫn về nghiệp vụ phòng cháy và chữa cháy;
c) Kinh doanh phương tiện, thiết bị, vật tư phòng cháy và chữa cháy.
2. Kinh doanh dịch vụ phòng cháy và chữa cháy phải đáp ứng đủ các điều kiện sau đây:
a) Người đứng đầu doanh nghiệp và người đại diện theo pháp luật của cơ sở kinh doanh dịch vụ phòng cháy và chữa cháy phải có văn bằng, chứng chỉ phù hợp với hoạt động kinh doanh;
b) Có cơ sở vật chất, phương tiện, thiết bị và các điều kiện bảo đảm cho hoạt động kinh doanh.
3. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.”


5/5 - (3 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm