Năm 2020, Quốc hội khóa XIV đã thông qua Luật Xử lý vi phạm hành chính sửa đổi năm 2020 số: 67/2020/QH14. Luật Xử lý vi phạm hành chính sửa đổi 2020 số: 67/2020/QH14 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong nhiều lĩnh vực. Vậy, Luật Xử lý vi phạm hành chính sửa đổi 2020 số: 67/2020/QH14 có gì nổi bật? Hãy xem và tải xuống Luật Xử lý vi phạm hành chính sửa đổi 2020 số: 67/2020/QH14 dưới bài viết này nhé.
Tình trạng pháp lý
Số hiệu: | 67/2020/QH14 | Loại văn bản: | Luật | |
Nơi ban hành: | Quốc hội | Người ký: | Nguyễn Thị Kim Ngân | |
Ngày ban hành: | 13/11/2020 | Ngày hiệu lực: | 01/01/2022 | |
Ngày công báo: | 23/12/2020 | Số công báo: | Từ số 1181 đến số 1182 | |
Tình trạng: | Còn hiệu lực |
Nội dung nổi bật
5 trường hợp tạm giữ người theo thủ tục hành chính từ 01/01/2022
Ngày 13/11/2020, Quốc hội khóa XIV thông qua Luật Xử lý vi phạm hành chính sửa đổi năm 2020.
Theo đó, việc tạm giữ người theo thủ tục hành chính chỉ được áp dụng trong 05 trường hợp sau đây:
(1) Cần ngăn chặn, đình chỉ ngay những hành vi gây rối trật tự công cộng, gây thương tích cho người khác;
(2) Cần ngăn chặn, đình chỉ ngay hành vi buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới;
(3) Để thi hành quyết định đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc;
(4) Người có hành vi bạo lực gia đình vi phạm quyết định cấm tiếp xúc theo quy định của pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình;
(5) Để xác định tình trạng nghiện ma túy đối với người sử dụng trái phép chất ma túy.
Như vậy, so với quy định hiện hành tại Điều 122 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 (đã được sửa đổi bởi Khoản 1 Điều 102 Luật Hải quan 2014) thì quy định mới đã bổ sung thêm các trường hợp (3), (4), (5).
Từ 2022, Quốc hội tăng mức phạt tiền tối đa của 10 lĩnh vực
Ngày 13/11/2020, Quốc hội đã ban hành Luật 67/2020/QH14 về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính.
Cụ thể, so với Luật Xử lý vi phạm hành chính hiện hành, mức phạt tiền tối đa trong các lĩnh vực quản lý Nhà nước tại Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính được thay đổi theo hướng: Tăng mức phạt tiền tối đa của 10 lĩnh vực bao gồm Giao thông đường bộ; Phòng, chống tệ nạn xã hội; Cơ yếu; Quản lý và bảo vệ biên giới quốc gia; Giáo dục; Điện lực; Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng; Thủy lợi; Báo chí; Kinh doanh bất động sản.
Bên cạnh đó, Luật này cũng bổ sung quy định mức phạt tiền tối đa của một số lĩnh vực như: Tín ngưỡng; Đối ngoại; Cứu nạn; Cứu hộ; In; An ninh mạng; An toàn thông tin mạng; Kiểm toán Nhà nước; Cản trở hoạt động tố tụng.
Đồng thời, Luật đã sửa đổi, bổ sung quy định về hoãn, giảm, miễn tiền phạt tại Điều 76 và Điều 77 Luật Xử lý vi phạm hành chính theo hướng bổ sung quy định tổ chức cũng được hoãn, giảm miễn tiền phạt để kịp thời tháo gỡ khó khăn cho tổ chức/doanh nghiệp khi gặp khó khăn về tài chính do thiên tai, hỏa hoạn, tai nạn bất ngờ (Khoản 37, 38 Điều 1 Luật 67/2020/QH14).
Ngoài ra, Luật bổ sung một số chức danh có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính thuộc các lực lượng (Cơ quan) như: Kiểm ngư (Điều 43a); Ủy ban Cạnh tranh quốc gia (Điều 45a); Kiểm toán Nhà nước (Điều 48a)…
Vi phạm hành chính nhiều lần có thể xem xét là tình tiết tăng nặng
Nguyên tắc xử lý vi phạm hành chính quy định tại điểm d khoản 1 Điều 3 Luật xử lý vi phạm hành chính 2012 được sửa đổi như sau:
“d) Chỉ xử phạt vi phạm hành chính khi có hành vi vi phạm hành chính do pháp luật quy định.
Một hành vi vi phạm hành chính chỉ bị xử phạt một lần.
Nhiều người cùng thực hiện một hành vi vi phạm hành chính thì mỗi người vi phạm đều bị xử phạt về hành vi vi phạm hành chính đó.
Một người thực hiện nhiều hành vi vi phạm hành chính hoặc vi phạm hành chính nhiều lần thì bị xử phạt về từng hành vi vi phạm, trừ trường hợp hành vi vi phạm hành chính nhiều lần được Chính phủ quy định là tình tiết tăng nặng;”
Như vậy, từ 01/01/2022 một người thực hiện nhiều hành vi vi phạm hành chính hoặc vi phạm hành chính nhiều lần có thể được xem là tình tiết tăng nặng trong trường hợp hành vi vi phạm hành chính nhiều lần được Chính phủ quy định là tình tiết tăng nặng.
Tăng thời hạn ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính
Khoản 34 Điều 1 Luật Xử lý vi phạm hành chính sửa đổi 2020 quy định sửa đổi thời hạn ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính như sau:
- Đối với vụ việc thông thường, thời hạn ra quyết định xử phạt là 07 ngày làm việc, kể từ ngày lập biên bản vi phạm hành chính; vụ việc thuộc trường hợp phải chuyển hồ sơ đến người có thẩm quyền xử phạt thì thời hạn ra quyết định xử phạt là 10 ngày làm việc, kể từ ngày lập biên bản vi phạm hành chính;
- Đối với vụ việc thuộc trường hợp giải trình hoặc phải xác định giá trị tang vật, phương tiện, giám định, kiểm nghiệm, kiểm định, xét nghiệm hoặc phải xác minh các tình tiết có liên quan thì thời hạn ra quyết định xử phạt tối đa là 01 tháng, kể từ ngày lập biên bản;
- Đối với vụ việc thuộc trường hợp phải giải trình hoặc xác định giá trị tang vật… mà đặc biệt nghiêm trọng, có nhiều tình tiết phức tạp, cần có thêm thời gian để xác minh, thu thập chứng cứ thì thời hạn ra quyết định xử phạt tối đa là 02 tháng, kể từ ngày lập biên bản.
Theo đó, Luật Xử lý vi phạm hành chính sửa đổi 2020 đã tăng thời hạn ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính lên 10 ngày làm việc đối với vụ việc thuộc trường hợp phải chuyển hồ sơ đến người có thẩm quyền xử phạt. Đối với vụ việc thuộc trường hợp phải giải trình hoặc xác định giá trị tang vật… mà đặc biệt nghiêm trọng, có nhiều tình tiết phức tạp, cần có thêm thời gian để xác minh, thu thập chứng cứ thì thời hạn ra quyết định xử phạt tối đa là 02 tháng, kể từ ngày lập biên bản.
Luật Xử lý vi phạm hành chính sửa đổi năm 2020 có hiệu lực thi hành từ 01/01/2022.
Tải xuống Luật Xử lý vi phạm hành chính sửa đổi 2020 số: 67/2020/QH14
Thông tin liên hệ
Trên đây là nội dung bài viết liên quan đến vấn đề “Luật Xử lý vi phạm hành chính sửa đổi 2020 số: 67/2020/QH14 có gì nổi bật?”. Hy vọng bài viết có ích cho độc giả, LSX với đội ngũ luật sư, luật gia và chuyên viên pháp lý dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ cung cấp dịch vụ pháp lý như Mẫu hợp đồng hợp tác đầu tư. Chúng tôi luôn sẵn sàng lắng nghe mọi thắc mắc của quý khách hàng. Thông tin chi tiết quý khách hàng vui lòng liên hệ qua số hotline: 0833.102.102
Mời bạn xem thêm bài viết
- Mức xử phạt hành chính hành vi buôn lậu năm 2023 là bao nhiêu?
- Thẩm quyền ra quyết định thanh tra hành chính quy định mới
- Xử phạt hành chính kinh doanh trái phép tại Việt Nam
Câu hỏi thường gặp
Cụ thể, tại điểm a khoản 61 Điều 1 Luật Xử lý vi phạm hành chính sửa đổi 2020 quy định việc tạm giữ người theo thủ tục hành chính chỉ được áp dụng trong các trường hợp sau đây:
– Cần ngăn chặn, đình chỉ ngay hành vi gây rối trật tự công cộng, gây thương tích cho người khác;
– Cần ngăn chặn, đình chỉ ngay hành vi buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới;
– Để thi hành quyết định đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc;
– Người có hành vi bạo lực gia đình vi phạm quyết định cấm tiếp xúc theo quy định của pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình;
– Để xác định tình trạng nghiện ma túy đối với người sử dụng trái phép chất ma túy.
Khoản 34 Điều 1 Luật Xử lý vi phạm hành chính sửa đổi 2020 quy định sửa đổi thời hạn ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính như sau:
– Đối với vụ việc thông thường, thời hạn ra quyết định xử phạt là 07 ngày làm việc, kể từ ngày lập biên bản vi phạm hành chính; vụ việc thuộc trường hợp phải chuyển hồ sơ đến người có thẩm quyền xử phạt thì thời hạn ra quyết định xử phạt là 10 ngày làm việc, kể từ ngày lập biên bản vi phạm hành chính;
– Đối với vụ việc thuộc trường hợp giải trình hoặc phải xác định giá trị tang vật, phương tiện, giám định, kiểm nghiệm, kiểm định, xét nghiệm hoặc phải xác minh các tình tiết có liên quan thì thời hạn ra quyết định xử phạt tối đa là 01 tháng, kể từ ngày lập biên bản;
– Đối với vụ việc thuộc trường hợp phải giải trình hoặc xác định giá trị tang vật… mà đặc biệt nghiêm trọng, có nhiều tình tiết phức tạp, cần có thêm thời gian để xác minh, thu thập chứng cứ thì thời hạn ra quyết định xử phạt tối đa là 02 tháng, kể từ ngày lập biên bản.