Dịch bệnh Covid – 19 diễn biến phức tạp; nhiều chốt trực đã được lập trên khắp cả nước để góp phần kiểm soát dịch bệnh. Nhiều lệnh giới nghiêm được đưa ra; đường phố vắng bóng người; nhiều quán hàng đóng cửa; không còn những ngày được vi vu khắp thành phố. Điều này có lẽ khiến nhiều người bí bách. Lực lượng trực chốt ở mọi nơi luôn cố gắng hết sức hoàn thành nhiệm vụ của mình. Nhưng lại có một vài chốt trực bỏ qua nhiệm vụ. Vậy lực lượng trực chốt tổ chức ăn nhậu sẽ bị xử lý như thế nào? Hãy cùng Luật sư X tìm hiểu qua bài viết sau:
“Sáng ngày 2/9; một đoạn clip xuất hiện trên đoạn xã hội. Trong clip ghi lại hình ảnh một nhóm lực lượng trực chốt đã tổ chức ăn nhậu ngay tại chốt trực. Vụ việc đã được người dân phát hiện và đã ghi lại bằng điện thoại. Nhưng một số người trong đội trực đã giằng lấy chiếc điện thoại đang quay. Vụ việc sau đó đã được thông báo tới chủ tịch UBND huyện Thạch Thất.”
Căn cứ pháp lý
Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017)
Trách nhiệm hành chính đối với lực lượng trực chốt tổ chức ăn nhậu
Theo đó, hành vi tổ chức ăn nhậu tại chốt trực của lực lượng trực chốt có thể phải đối mặt với những mức phạt tiền sau:
- Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi không thực hiện quyết định áp dụng biện pháp hạn chế tập trung đông người. Quy định tại khoản 3 Điều 12 Nghị định 117/2020/NĐ-CP.
- Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi không thực hiện quyết định cấm tập trung đông người tại vùng đã được ban bố tình trạng khẩn cấp về dịch; được quy định tại khoản 5 Điều 12 Nghị định 117/2020/NĐ-CP.
Trách nhiệm hình sự đối với lực lượng trực chốt tổ chức ăn nhậu
Bên cạnh đó, lực lượng trực chốt tổ chức ăn nhậu tại chốt có thể đối mặt với tội danh “Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng”. Theo đó, những mức hình phạt có thể được đặt ra là:
- Phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm; phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm trong trường hợp: người nào có chức vụ, quyền hạn vì thiếu trách nhiệm mà không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nhiệm vụ được giao; không thuộc trường hợp quy định tại Điều 179, Điều 308, Điều 376 BLHS năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) mà: làm chết người; gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên; gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 60% đến 121%; gây thiệt hại về tài sản từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng.
- Phạt tù từ 03 năm đến 07 năm trong trường hợp: làm chết 02 người; gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 122% đến 200%; gây thiệt hại về tài sản từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.500.000.000 đồng.
- Phạt tù từ 07 năm đến 12 năm trong trường hợp: làm chết 03 người trở lên; gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 03 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này 201% trở lên; gây thiệt hại về tài sản 1.500.000.000 đồng trở lên.
Giải quyết tình huống
Theo đó; do hiện tại chưa xác định được vụ việc ra sao. Nên khả năng cao những người trực chốt có thể bị phạt từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng. Ngoài ra, theo thông tin mới nhất; Chủ tịch UBND huyện Thạch Thất đã yêu cầu thay toàn bộ nhân sự tham gia trực chốt ngày hôm đó.
Có thể bạn quan tâm:
- Đánh người thi hành công vụ bị xử lý như thế nào?
- Không tuân thủ quy định phong tỏa thì bị xử phạt như thế nào?
- Thông chốt, tông trọng thương cảnh sát bị xử lý như thế nào?
Thông tin liên hệ
Trên đây là quan điểm của Luật sư X về vụ việc “Lực lượng trực chốt tổ chức ăn nhậu sẽ bị xử lý như thế nào?“. Để biết thêm thông tin chi tiết về vụ việc hoặc giải đáp những vấn đề pháp lý khó khăn; vui lòng sử dụng dịch vụ tư vấn pháp luật hoặc liên hệ hotline: 0833.102.102.
Câu hỏi thường gặp
Nếu hành vi ăn nhậu tại chốt trực gây bùng phát dịch bệnh; những người trực chốt có thể phải đối mặt với tội danh thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng.
Là hành vi của người có chức vụ, quyền hạn vì thiếu trách nhiệm mà không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nhiệm vụ được giao; không thuộc trường hợp quy định tại Điều 179, Điều 308, Điều 376 BLHS năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017).
Hành vi tụ tập đông người là hành vi tụ tập quá 03, 10, 20 người ngoài phạm vi công sở, bệnh viện, trường học tùy thuộc vào tình hình diễn biến của dịch bệnh Covid – 19.