Ly hôn có được đền bù tuổi thanh xuân không?

bởi TranQuynhTrang
Có được ly hôn khi một bên đang đi tù hay không? Thủ tục ly hôn đơn phương/ly hôn thuận tình với người đang chấp hành hình phạt tù

Trong xã hội hiện đại ngày nay, vấn đề ly hôn không còn là vấn đề xa lạ. Ly hôn thường xảy ra nhiều ở những cặp vợ chồng trẻ do nhiều nguyên nhân khác nhau. Về vấn đề ly hôn, có khá nhiều người băn khoăn và đặt câu hỏi Ly hôn có được đền bù tuổi thanh xuân không? Luật sư X sẽ giải đáp thắc mắc cho bạn tại bài viết dưới đây:

Căn cứ pháp lý

Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014

Tuổi thanh xuân là gì?

Người ta thường nói tuổi thanh xuân là tuổi đẹp độ nhất của đời người. Tuổi thanh xuân cho ta có sức khỏe và một trái tim yêu đời, yêu người đầy nhiệt huyết.

Ở độ tuổi này, ai cũng muốn nỗ lực cố gắng để có được một sự nghiệp tốt và tìm kiếm tình yêu cho riêng cuộc đời mình.

Vậy, tuổi thanh xuân là bao nhiêu tuổi? Hiện nay không có bất kỳ khái niệm cụ thể nào về độ tuổi thanh xuân cũng như giới hạn tuổi thanh xuân là bao nhiêu.

Do vậy, độ tuổi thanh xuân là bao nhiêu phụ thuộc vào quan điểm cá nhân của mỗi người.

Ly hôn có được đền bù tuổi thanh xuân không?

Điều 8 Luật hôn nhân và gia đình 2014 quy định về điều kiện kết hôn, trong có có điều kiện về sự tự nguyện:

b) Việc kết hôn do nam và nữ tự nguyện quyết định;

Việc kết hôn là do hai bên nam và nữ tự nguyện quyết định; không có sự ép buộc; lừa dối kết hôn; và phải đảm bảo theo nguyên tắc hôn nhân tự nguyện tiến bộ.

Xét về quyền yêu cầu ly hôn theo quy định tại Điều 51 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 thì đó cũng là quyền của mỗi bên thực hiện theo ý chí tự nguyện của họ.

Pháp luật cũng có quy định về quyền và nghĩa vụ của mỗi bên vợ chồng sau khi ly hôn.

Tuy nhiên không có quy định về vấn đề bồi thường tuổi thanh xuân sau khi ly hôn.

Theo quy định của Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 thì khi ly hôn, vợ chồng có quyền thỏa thuận hoặc yêu cầu tòa án giải quyết về:

  • Nhân thân – chấm dứt quan hệ hôn nhân;
  • Chia tài sản chung của vợ chồng, giải quyết nợ chung (nếu có);
  • Giải quyết vấn đề nuôi con chung.

Trong trường hợp vợ chồng có tài sản chung hoặc một bên có công sức đóng góp vào tài sản của vợ/chồng mình; hoặc tài sản chung của gia đình thì có quyền yêu cầu chia tài sản chung hoặc chia phần tài sản tương ứng với công sức đóng góp của mình vào khối tài sản đó.

Nếu vợ chồng không có tài sản chung; hoặc không đóng góp công sức vào khối tài sản với vợ/chồng/gia đình thì không được chia tài sản khi ly hôn.

Theo quy định của Bộ luật dân sự hiện hành; nghĩa vụ bồi thường trong trường hợp này về nguyên tắc chỉ phát sinh khi có hành vi trái pháp luật; có lỗi và có thiệt hại xảy ra theo quy định tại Điều 587 Bộ luật dân sự 2015:

“Người nào có hành vi xâm phạm tính mạng, sức khỏe; danh dự; nhân phẩm; uy tín; tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp khác của người khác mà gây thiệt hại thì phải bồi thường, trừ trường hợp Bộ luật này, luật khác có liên quan quy định khác”.

Những trường hợp có thiệt hại xảy ra; xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của người khác thì người đó có trách nhiệm bồi thường thiệt hại theo quy định của Bộ luật dân sự.

Như vậy; hiện nay chưa có bất kỳ văn bản pháp luật nào quy định cụ thể về vấn đề bồi thường tuổi thanh xuân khi vợ chồng ly hôn.

Do đó; khoản tiền gọi là khoản “bồi thường thiệt hại tuổi thanh xuân” này sẽ chỉ do hai bên thỏa thuận và không mang tính chất bắt buộc.

Quyền lợi của phụ nữ khi ly hôn

Để bảo vệ quyền lợi của phụ nữ khi ly hôn, luật HNGĐ có các quy định sau:

2.1 Không được yêu cầu ly hôn khi vợ đang mang thai

Khoản 3 điều 52 Luật Hôn nhân gia đình quy định:

Chồng không có quyền yêu cầu ly hôn trong trường hợp vợ đang có thai, sinh con hoặc đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi.

=> Khi người vợ đang mang thai; sinh con; nuôi con dưới 12 tháng tuổi thì chồng không được yêu cầu ly hôn nhưng lại không hạn chế quyền yêu cầu ly hôn của người vợ

2.2 Vợ ở nhà nội trợ vẫn là được xem là lao động có thu nhập

Quy định này đảm bảo cho việc chia tài sản chung khi ly hôn bởi vì Khoản 2 Điều 59 Luật HN&GĐ, tài sản chung của vợ chồng sẽ được chia đôi nhưng có căn cứ vào hoàn cảnh của gia đình, vợ, chồng, công sức đóng góp

Bên cạnh đó luật này còn quy định:

  • Công việc nội trợ và công việc khác có liên quan để duy trì đời sống chung được coi là lao động có thu nhập.
  • Không phân biệt giữa lao động trong gia đình và lao động có thu nhập

=> Khi ly hôn; chia tài sản; công sức đóng góp của vợ làm việc nội trợ cũng bằng với công sức đóng góp khi chồng đi làm việc ở bên ngoài.

2.3 Quyền nuôi con dưới 36 tháng tuổi

Khoản 3 điều 81 Luật Hôn nhân gia đình quy định:

Con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi; trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom; chăm sóc; nuôi dưỡng; giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con.

=> Con dưới 36 tháng tuổi được ưu tiên giao cho mẹ nuôi dưỡng; nhưng cũng loại trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để nuôi con hoặc để đảm bảo lợi ích của con

Trình tự thủ tục tiến hành ly hôn

Bước 1. Chuẩn bị hồ sơ

Hồ sơ xin ly hôn gồm các giấy tờ sau:

 Hồ sơ để yêu cầu ly hôn bao gồm các giấy tờ sau:

  • Đơn yêu cầu ly hôn (theo mẫu/mẫu của Tòa án);
  • Giấy chứng nhận đăng ký kết hôn (bản chính);
  • Sổ hộ khẩu, Chứng minh nhân dân của vợ/chồng (bản sao chứng thực);
  • Giấy khai sinh của con (bản sao chứng thực);
  • Các tài liệu, chứng cứ khác chứng minh tài sản chung (bản sao chứng thực).

Bước 2. Nộp hồ sơ tại tòa án có thẩm quyền

Nộp hồ sơ về việc xin ly hôn tại Tòa án nhân dân cấp quận/huyện nơi cư trú; làm việc của vợ hoặc chồng;

Bước 3. Tòa án có thẩm quyền tiếp nhận hồ sơ và giải quyết

Tòa án kiểm tra đơn và ra thông báo nộp tiền tạm ứng án phí sau khi nhận đơn khởi kiện cùng hồ sơ hợp lệ;

Nộp tiền tạm ứng án phí dân sự sơ thẩm tại Chi cục thi hành án quận/huyện; và nộp lại biên lai tiền tạm ứng án phí cho Tòa án;

Sau khi tòa án tiến hành mở phiên hòa giải, trong thời hạn 07 ngày kể từ ngày hòa giải không thành (không thay đổi quyết định về việc ly hôn) nếu các bên không thay đổi ý kiến thì Tòa án sẽ công nhận việc thuận tình ly hôn.

Về vấn đề tài sản và con chung; 2 vợ chồng có thể tự thỏa thuận về việc chia tài sản chung; và thỏa thuận về việc ai sẽ là người trực tiếp nuôi con; chế độ cấp dưỡng như thế nào. Trong trường hợp không thỏa thuận được các bên có quyền yêu cầu Tòa án đứng ra giải quyết việc chia tài sản và xác định quyền nuôi con.

Thời điểm chấm dứt quan hệ hôn nhân

Theo quy định tại Điều 57; Luật Hôn nhân và gia đình thì quan hệ hôn nhân chấm dứt kể từ ngày bản án; quyết định ly hôn của Tòa án có hiệu lực pháp luật.

Tòa án đã giải quyết ly hôn phải gửi bản án, quyết định ly hôn đã có hiệu lực pháp luật cho cơ quan đã thực hiện việc đăng ký kết hôn để ghi vào sổ hộ tịch; hai bên ly hôn; cá nhân, cơ quan, tổ chức khác theo quy định của Bộ luật tố tụng dân sự và các luật khác có liên quan.

Video Luật sư X giải đáp thắc mắc Ly hôn có được đền bù tuổi thanh xuân không?

Ly hôn có được đền bù tuổi thanh xuân không?

Mời bạn xem thêm bài viết:

Trên đây là tư vấn của Luật sư X về nội dung “Ly hôn có được đền bù tuổi thanh xuân không?”

Chúng tôi hi vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống. Nếu có thắc mắc và cần nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ của luật sư ; hãy liên hệ qua hotline 0833102102.

Câu hỏi thường gặp:

Có được ủy quyền cho người khác ly hôn đơn phương không?

Ly hôn là việc của mỗi cá nhân; có liên quan đến nhiều vấn đề về nhân thân; tài sản; con cái và cấp dưỡng sau này. Do đó mà ly hôn không thể được thực hiện qua ủy quyền. Cho dù là ly hôn thuận tình hay ly hôn đơn phương thì không thể ủy quyền cho người khác.
Tuy nhiên, có thể nộp đơn xin ly hôn qua ủy quyền.

Mức cấp dưỡng đã thỏa thuận sau ly hôn có thay đổi được không?

Có thể thấy là mức cấp dưỡng sẽ do các bên thỏa thuận mà không có một con số cụ thể nào. Mức cấp dưỡng sẽ còn phụ thuộc vào khả năng của người thực hiện cấp dưỡng; và nhu cầu trên thực tế của người được cấp dưỡng.
Và mức cấp dưỡng cho con đã thỏa thuận khi ly hôn; hoặc theo bản án, quyết định của Tòa án hoàn toàn có thể thay đổi theo quy định tại Khoản 2 Điều 116 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014:
Khi có lý do chính đáng, mức cấp dưỡng có thể thay đổi. Việc thay đổi mức cấp dưỡng do các bên thỏa thuận; nếu không thỏa thuận được thì yêu cầu Tòa án giải quyết.”
Như vậy; việc thay đổi mức cấp dưỡng hai bên có thể tiến hành thỏa thuận lại với nhau; trong trường hợp không tiến hành thỏa thuận được thì có thể yêu cầu tòa án giải quyết.

5/5 - (1 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm