Ly hôn đơn phương mất bao nhiêu tiền?

bởi NguyenTriet

Ly hôn là một sự giải quyết trách nhiệm giữa người nam và người nữ trong quan hệ vợ chồng, có thể vì nhiều lí do. Vậy ly hôn đơn phương mất bao nhiêu tiền, hãy tìm hiểu ở bài viết này của Luật sư X nhé!

Căn cứ

Nội dung tư vấn

1. Ly hôn đơn phương là gì?
Căn cứ khoản 14 Điều 3 luật hôn nhân gia đình 2014 thì ly hôn là việc chấm dứt quan hệ vợ chồng theo bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật của Tòa án.

Điều 3

14. Ly hôn là việc chấm dứt quan hệ vợ chồng theo bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật của Tòa án.

Vậy ly hôn đơn phương là việc chấm dứt pháp lý quan hệ hôn nhân xuất phát từ ý chí của một bên thông qua các chứng cứ thỏa mãn điều kiện của pháp luật. 

2. Điều kiện được Tóa án chấp nhận việc ly hôn đơn phương
Căn cứ Điều 56 luật hôn nhân gia đình 2014 đưa ra 3 điều kiện để Tòa án ra quyết định chấp nhận ly hôn theo yêu cầu của một bên tức ly hôn đơn phương, cụ thể như sau: 

Điều 56. Ly hôn theo yêu cầu của một bên
1. Khi vợ hoặc chồng yêu cầu ly hôn mà hòa giải tại Tòa án không thành thì Tòa án giải quyết cho ly hôn nếu có căn cứ về việc vợ, chồng có hành vi bạo lực gia đình hoặc vi phạm nghiêm trọng quyền, nghĩa vụ của vợ, chồng làm cho hôn nhân lâm vào tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích của hôn nhân không đạt được.
2. Trong trường hợp vợ hoặc chồng của người bị Tòa án tuyên bố mất tích yêu cầu ly hôn thì Tòa án giải quyết cho ly hôn.
3. Trong trường hợp có yêu cầu ly hôn theo quy định tại khoản 2 Điều 51 của Luật này thì Tòa án giải quyết cho ly hôn nếu có căn cứ về việc chồng, vợ có hành vi bạo lực gia đình làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe, tinh thần của người kia.

3. Vậy ly hôn đơn phương mất bao nhiêu tiền?
Có hai trường hợp khi ly hôn đơn phương:

Trường hợp 1: Không có tranh chấp về tài sản.

Căn cứ nghị quyết 326/2016/UBTVQH14, DANH MỤC ÁN PHÍ, LỆ PHÍ TÒA ÁN, Mục 1.1 đối với tranh chấp về dân sự, hôn nhân và gia đình, lao động không có giá ngạch là 300.000 đồng.

Trường hợp 2: Có tranh chấp phân chia tài sản.

Chi phí đầu tiên có thể kể đến, tùy vào tài sản và số lượng định giá lại giá trị của tài sản, phải trả phí cho dịch vụ định giá tài sản.
Căn cứ nghị quyết 326/2016/UBTVQH14 về danh mục lệ phí, án phí Tòa án, tại mục 1.3 quy định:
Đối với tranh chấp về dân sự, hôn nhân và gia đình có giá ngạch:
a. Từ 6.000.000 đồng trở xuống thì chi phí sẽ là 300.000 đồng.
b. Từ trên 6.000.000 đồng đến 400.000.000 đồng thì chi phí sẽ là 5% giá trị tài sản có tranh chấp.
c. Từ trên 400.000.000 đồng đến 800.000.000 đồng thì chi phí sẽ là 20.000. 000 đồng + 4% của phần giá trị tài sản có tranh chấp vượt quá 400.000.000 đồng.
d. Từ trên 800.000.000 đồng đến 2.000.000.000 đồng thì chi phí sẽ là 36.000.000 đồng + 3% của phần giá trị tài sản có tranh chấp vượt 800.000.000 đồng.
đ. Từ trên 2.000.000.000 đồng đến 4.000.000.000 đồng thì chi phí sẽ là 2.000.000 đồng + 2% của phần giá trị tài sản có tranh chấp vượt 2.000.000.000 đồng.
e. Từ trên 4.000.000.000 đồng thì chi phí sẽ là 112.000.000 đồng + 0,1% của phần giá trị tài sản tranh chấp vượt 4.000.000.000 đồng. 

Ví dụ: Anh A và chị B lấy nhau từ năm 2015, đến nay chung sống không được hạnh phúc, thường xuyên sảy ra cãi vã bất hòa. Đến nay anh A và chị B có một ngôi nhà trị giá 500.000.000đ là tài sản chung, Tòa án quyết định mỗi người được hưởng 1/2 giá trị ngôi nhà, thì mức án phí vợ/chồng bạn phải nộp là: 5% x 250.000.000 = 12.500.000 đồng.

Mong bài viết hữu ích cho các bạn!

Khuyến nghị

  1. LSX là thương hiệu hàng đầu về dịch vụ ly hôn nhanh tại Việt Nam
  2. Nội dung tư vấn pháp luật mà LSX cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo. Để có những những tư vấn rõ ràng và cụ thể hơn, hãy liên hệ với chúng tôi ngay

 

Bình chọn bài viết

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm