Mối quan hệ vợ chồng mâu thuẫn trong cuộc sống xuất phát từ nhiều nguyên nhân; không hiểu nhau hôn nhân, không đồng cảm, chia sẻ những khó khăn trong cuộc sống, quan điểm sống, làm việc khác nhau khiến mọi việc trở nên tồi tệ; và ly hôn là giải pháp cuối cùng. Vậy ly hôn thuận tình là gì và thủ tục ly hôn mới nhất thế nào? Đây là các câu hỏi của các cặp vợ chồng không thể hàn gắn được; tuy nhiên để ly hôn diễn ra nhanh và thuận lợi các bạn; cần nắm được một chút về thủ tục và các điều cần biết trước khi ly hôn. Dưới đây là phần làm rõ những vấn đề trên từ Luật sư X!
Căn cứ pháp lý:
Ly hôn là gì?
Ly hôn là quá trình không còn sống chung của chồng và vợ, do cả chồng và vợ không có cùng quan điểm, cùng chí hướng, sự mâu thuẫn trong quá trình sống chung mà cả hai không thể giải quyết được.
Tuy nhiên theo luật hôn nhân và gia đình; ly hôn là việc chấm dứt quan hệ vợ chồng theo bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật của Tòa án.
Trong ly hôn, khái niệm ly hôn thuận tình và ly hôn đơn phương được đưa ra dựa trên nguyên tắc ly hôn; là sự thỏa thuận ly hôn của chồng và vợ quá trình thỏa thuận ly hôn (quyền nuôi còn, phân chia tài sản..); sẽ quyết định phương án ly hôn phù hợp cho cả hai.
Ly hôn thuận tình là gì?
Ly hôn thuận tình là quá trình ly hôn có sự thỏa thuận, đồng thuận của cả vợ và chồng về ly hôn, nuôi con, phân chia tài sản..
Tuy nhiên pháp luật quy định rất rõ về vấn đề này như sau:
Khoản 14 Điều 3 Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014 nêu rõ:
Nếu cả hai vợ chồng cùng yêu cầu ly hôn thì thực hiện theo thủ tục thuận tình ly hôn. Đồng thời; Điều 55 Luật này quy định về điều kiện để Tòa án công nhận việc thuận tình ly hôn của hai vợ chồng; cụ thể:
– Vợ chồng cùng yêu cầu ly hôn một cách tự nguyện.
– Hai bên đã thỏa thuận được về việc chia tài sản, nuôi con, cấp dưỡng con… trên cơ sở đảm bảo quyền lợi chính đáng của vợ và con.
– Tòa án công nhận thuận tình ly hôn.
Hồ sơ chuẩn bị ly hôn thuận tình bao gồm
- Giấy chứng nhận đăng ký kết hôn (bản chính).
- Chứng minh nhân dân của vợ và chồng (bản sao có chứng thực).
- Giấy khai sinh của các con (nếu có con chung, bản sao có chứng thực);
- Sổ hộ khẩu gia đình (bản sao có chứng thực);
- Giấy tờ chứng minh quyền sở hữu đối với tài sản chung (nếu có tài sản chung, bản sao có chứng thực).
- Đơn xin ly hôn thuận tình (Hai vợ chồng đều phải ký vào đơn).
Trình tự, thủ tục giải quyết việc thuận tình ly hôn
Để thực hiện thủ tục ly hôn thuận tình; cần phải làm theo các bước sau:
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ và nộp tại Tòa án nhân dân cấp huyện nơi có thẩm quyền
Bước 2: Nộp lệ phí và thụ lý vụ án
Sau khi nhận được đầy đủ hồ sơ; trong thời hạn 03 ngày; Chánh án Tòa án sẽ phân công Thẩm phán giải quyết. Nếu hồ sơ đủ điều kiện; Thẩm phán sẽ ra thông báo về nộp lệ phí và trong vòng 05 ngày; hai vợ chồng phải thực hiện xong.
Trong thời hạn 03 ngày kể từ ngày thụ lý; ác đương sự sẽ được thông báo về việc giải quyết yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn.
Bước 3: Tòa án chuẩn bị xét đơn yêu cầu và mở phiên họp công khai để giải quyết việc yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn
Thời hạn chuẩn bị xét đơn yêu cầu là 01 tháng, kể từ ngày thụ lý. Trong thời gian này; Tòa án sẽ phải tiến hành hòa giải theo quy định tại Điều 207 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015.
Khi đó, Thẩm phán sẽ tiến hành hòa giải để vợ chồng đoàn tụ, giải thích quyền, nghĩa vụ của vợ chồng, cha mẹ với con, về trách nhiệm cấp dưỡng…
Bước 4: Ra quyết định công nhận thuận tình ly hôn
Trong trường hợp hòa giải thành, vợ chồng sẽ đoàn tụ với nhau thì Tòa án sẽ ra quyết định đình chỉ giải quyết yêu cầu ly hôn của hai người.
Nếu hòa giải không thành, vợ chồng vẫn muốn ly hôn thì Tòa án ra quyết định công nhận thuận tình ly hôn. Quan hệ hôn nhân chấm dứt kể từ ngày quyết định công nhận ly hôn có hiệu lực pháp luật.
Liên hệ Luật Sư X
Trên đây là toàn bộ nội dung về một trong những vấn đề Ly hôn thuận tình là gì? Hồ sơ, thủ tục như thế nào? Để sử dụng dịch vụ của chúng tôi mời quý khách hàng liên hệ đến hotline để được tiếp nhận.
Liên hệ hotline: 0833.102.102
Câu hỏi thường gặp
Ly hôn thuận tình là quá trình ly hôn có sự thỏa thuận, đồng thuận của cả vợ và chồng về ly hôn, nuôi con, phân chia tài sản. Nghĩa là nếu cả hai vợ chồng cùng yêu cầu ly hôn thì thực hiện theo thủ tục của ly hôn thuận tình.
Giấy chứng nhận đăng ký kết hôn (bản chính).
Chứng minh nhân dân của vợ và chồng (bản sao có chứng thực).
Giấy khai sinh của các con (nếu có con chung, bản sao có chứng thực);
Sổ hộ khẩu gia đình (bản sao có chứng thực);
Giấy tờ chứng minh quyền sở hữu đối với tài sản chung (nếu có tài sản chung, bản sao có chứng thực).
Đơn xin ly hôn thuận tình (Hai vợ chồng đều phải ký vào đơn).
Điều kiện để Tòa án công nhận việc thuận tình ly hôn của hai vợ chồng; cụ thể:
– Vợ chồng cùng yêu cầu ly hôn một cách tự nguyện.
– Hai bên đã thỏa thuận được về việc chia tài sản, nuôi con, cấp dưỡng con… trên cơ sở đảm bảo quyền lợi chính đáng của vợ và con.
– Tòa án công nhận thuận tình ly hôn.
Xem thêm: Mẫu đơn ly hôn mới 2021 và hướng dẫn làm đơn ly hôn chính xác