Hiện nay, hầu hết mỗi công dân sẽ được cấp một mã định danh riêng biệt gồm 12 chữ số. Mã định danh có vai trò quan trọng đối với mỗi cá nhân khi thực hiện các thủ tục hành chính hay tham gia một số giao dịch dân sự. Thông qua mã số này, cá nhân cũng như chủ thể có thẩm quyền liên quan có thể dễ dàng thực hiện việc tra cứu, cập nhật các thông tin cần thiết về cư trú trên cổng dịch vụ công nhanh chóng nhất. Vậy mã định danh được pháp luật là gì? Mã định danh có phải là số căn cước công dân không hay có ý nghĩa khác?
Căn cứ pháp lý
- Luật Căn cước Công dân năm 2014
- Nghị định 137/2015/NĐ-CP
- Thông tư 59/2021/TT-BCA
Mã định danh cá nhân là gì?
Điều 12 Luật căn cước công dân năm 2014 quy định về số định danh như sau:
“Điều 12. Số định danh cá nhân
1. Số định danh cá nhân được xác lập từ Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư dùng để kết nối, cập nhật, chia sẻ, khai thác thông tin của công dân trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư và các cơ sở dữ liệu chuyên ngành.
2. Số định danh cá nhân do Bộ Công an thống nhất quản lý trên toàn quốc và cấp cho mỗi công dân Việt Nam, không lặp lại ở người khác.
3. Chính phủ quy định cấu trúc số định danh cá nhân; trình tự, thủ tục cấp số định danh cá nhân”.
Theo đó, mã định danh cá nhân là số định danh cá nhân cấp riêng cho mỗi công dân được xác lập từ Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư.
Mã định danh có phải là số căn cước công dân không?
Mã định danh chính là số thẻ hãy dãy số trên CCCD đối với những cá nhân đã có CCCD theo quy định tại khoản 2 Điều 19 Luật căn cước công dân năm 2014.
– Đối với những công dân chưa có CCCD thì mà số định danh là mã số được cấp khi làm giấy khai sinh
- Trường hợp công dân không có mã định danh trên giấy khai sinh thì có thể tra cứu mã định danh trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư hoặc trực tiếp đến cơ quan công an để được cấp mã định danh.
– Về cấu trúc của mã định danh
+ Theo quy định tại Điều 13 Nghị định 137/2015/NĐ-CP: “Số định danh cá nhân là dãy số tự nhiên gồm 12 số, có cấu trúc gồm 6 số là mã thế kỷ sinh, mã giới tính, mã năm sinh của công dân, mã tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương hoặc mã quốc gia nơi công dân đăng ký khai sinh và 6 số là khoảng số ngẫu nhiên“.
+ Tại Điều 4 Thông tư 59/2021/TT-BCA quy định mã trong số trong số định danh cá nhân bao gồm:
- Mã tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; mã quốc gia nơi công dân đăng ký khai sinh quy định tại Phụ lục I, Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư này.
- Mã thế kỷ sinh, mã giới tính, mã năm sinh quy định tại Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư này.
Như vậy, mã định danh cá nhân là số trên CCCD, là dãy 12 số bao gồm mã thế kỷ sinh, mã giới tính, mã năm sinh của công dân, mã tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương hoặc mã quốc gia nơi công dân đăng ký khai sinh và 6 số là khoảng số ngẫu nhiên.
Nội dung trên thẻ căn cước công dân gồm những gì?
Thẻ Căn cước công dân là giấy tờ tùy thân của công dân Việt Nam có giá trị chứng minh về căn cước công dân của người được cấp thẻ để thực hiện các giao dịch trên lãnh thổ Việt Nam (khoản 1 Điều 21 Luật căn cước công dân 2014)
Căn cứ tại khoản 1 Điều 3 Luật căn cước công dân năm 2014, căn cước công dân (CCCD) là thông tin cơ bản về lai lịch; nhân dạng của công dân bao gồm đặc điểm cá biệt và ổn định bên ngoài của một người để phân biệt người này với người khác.
Theo quy định tại khoản 1 Điều 18 Luật căn cước công dân năm 2014 các nội dung trên thẻ CCCD bao gồm các thông tin sau đây:
- Mặt trước thẻ có hình Quốc huy nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; dòng chữ Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Độc lập – Tự do – Hạnh phúc; dòng chữ “Căn cước công dân”; ảnh, số thẻ Căn cước công dân, họ, chữ đệm và tên khai sinh, ngày, tháng, năm sinh, giới tính, quốc tịch, quê quán, nơi thường trú; ngày, tháng, năm hết hạn;
- Mặt sau thẻ có bộ phận lưu trữ thông tin được mã hóa; vân tay, đặc điểm nhân dạng của người được cấp thẻ; ngày, tháng, năm cấp thẻ; họ, chữ đệm và tên, chức danh, chữ ký của người cấp thẻ và dấu có hình Quốc huy của cơ quan cấp thẻ.
Độ tuổi làm căn cước công dân hiện nay là bao nhiêu?
Theo quy định tại khoản 1 Điều 19 Luật căn cước công dân năm 2014: “Công dân Việt Nam từ đủ 14 tuổi được cấp thẻ Căn cước công dân”.
Tại Điều 18 Nghị định 137/2015/NĐ-CP quy định: “Công dân Việt Nam từ đủ 14 tuổi trở lên đã đăng ký thường trú được cấp thẻ Căn cước công dân. Cơ sở để tính tuổi căn cứ vào ngày, tháng, năm sinh của công dân trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư; trường hợp thông tin về ngày, tháng, năm sinh của người đó chưa có trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư thì căn cứ vào giấy khai sinh bản chính hoặc sổ hộ khẩu để xác định ngày, tháng, năm sinh của người đó”.
Thời hạn bắt buộc đổi thẻ CCCD theo quy định tại Điều 21 của Luật này khi công dân đủ 25 tuổi, đủ 40 tuổi và đủ 60 tuổi. Trường hợp thẻ Căn cước công dân được cấp, đổi, cấp lại trong thời hạn 2 năm trước tuổi quy định tại như đã nêu thì vẫn có giá trị sử dụng đến tuổi đổi thẻ tiếp theo.
Như vậy căn cứ theo quy định trên thì độ tuổi làm CCCD là từ đủ 14 tuổi trở lên.
Khuyến nghị
Luật sư X là đơn vị pháp lý đáng tin cậy, những năm qua luôn nhận được sự tin tưởng tuyệt đối của quý khách hàng. Với vấn đề Mã định danh có phải là số căn cước công dân không chúng tôi cung cấp dịch vụ đổi tên căn cước công dân Công ty Luật sư X luôn hỗ trợ mọi thắc mắc, loại bỏ các rủi ro pháp lý cho quý khách hàng.
Liên hệ
Vấn đề “Mã định danh có phải là số căn cước công dân không?” đã được Luật sư X giải đáp thắc mắc ở bên trên. Với hệ thống công ty Luật sư X chuyên cung cấp dịch vụ pháp lý trên toàn quốc. Chúng tôi sẽ giải đáp mọi thắc mắc của quý khách hàng liên quan tới tư vấn pháp lý về thủ tục làm đơn ly hôn. Với đội ngũ luật sư, chuyên viên, chuyên gia dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ giúp quý khách giải quyết vấn đề một cách nhanh chóng, thuận tiện, tiết kiệm chi phí và ít đi lại. Chi tiết vui lòng liên hệ tới hotline: 0833102102
Mời bạn xem thêm
- Đổi từ cmnd sang cccd có phải đính chính sổ đỏ, sổ hồng hay không?
- Có được làm được làm CCCD khi là trẻ mẫu giáo không?
- Theo quy định hiện nay có phải đổi CCCD khi công dân đủ 60 tuổi không?
Câu hỏi thường gặp
Theo quy đinh của Luật căn cước công dân thì mã định danh sẽ cấp trọn đởi cho một cá nhân và mã này sẽ không thay đổi trừ trường hợp bị trùng mã định danh hoặc mã định danh bị sai cấu trúc theo quy định của Luật này.
Công dân có thể tra cứu mã định danh trên CCCD hoặc trên trang web Cổng dịch vụ công về quản lý cư trú