Không ít lần, chúng ta bắt gặp hình ảnh của những bạn trẻ ăn mặc “hở hang”; “thiếu vải” thản nhiên đi giữa những nơi công cộng; hay giữa chốn linh thiêng như đền, chùa. Cũng không ít lần, những hình ảnh phản cảm đó được đăng lên mạng xã hội; và nhận về vô vàn gạch đá. Dưới góc độ xã hội, những cá nhân có cách ăn mặc quá phản cảm; thường không được mọi người đồng thuận; thậm chí là nhận chỉ trích. Vậy dưới góc độ pháp luật, hành vi mặc trang phục không lịch sự khi tham gia lễ hội có hình thức xử phạt như thế nào? Hãy cùng Luật sư X tìm hiểu nhé!
Căn cứ pháp lý
- Nghị định 110/2018/NĐ-CP.
- Nghị định 38/2021/NĐ-CP (Nghị định có hiệu lực từ 1/6/2021).
Nội dung tư vấn
Quyền và nghĩa vụ của người tham gia lễ hội
Theo quy định của pháp luật hiện hành, người tham gia lễ hội có quyền thể hiện lòng thành kính; biết ơn đối với bậc tiền nhân; nhân vật lịch sử; tôn trọng những giá trị đạo đức, văn hóa, tâm linh, tín ngưỡng; thể hiện mong muốn điều tốt đẹp, may mắn đến với cá nhân, gia đình, quê hương và đất nước; được giao lưu, sinh hoạt văn hóa và hưởng thụ những giá trị văn hóa tinh thần.
Tuy nhiên, người tham gia lễ hội cũng phải nghiêm chỉnh chấp hành các nghĩa vụ; khi tham gia lễ hội theo quy định của pháp luật.
Trong đó, tại Điểm b Khoản 2 Điều 6 Nghị định 110/2018/NĐ-CP có quy định:
“Điều 6. Quyền và trách nhiệm của người tham gia lễ hội
…
2. Người tham gia lễ hội có các trách nhiệm sau
…
b) Ứng xử có văn hóa trong hoạt động lễ hội; trang phục lịch sự, phù hợp với thuần phong mỹ tục của dân tộc Việt Nam; không nói tục, chửi thề xúc phạm tâm linh, gây ảnh hưởng xấu tới không khí trang nghiêm của lễ hội;”
Như vậy, người tham gia lễ hội phải có trang phục lịch sự; phù hợp với thuần phong mỹ tục của dân tộc Việt Nam. Đồng nghĩa, các cá nhân không được mặc trang phục hở hang quá mức; phải mặc trang phục lịch sự, phù hợp với thuần phong mỹ tục của dân tộc Việt Nam khi đi lễ hội, lễ chùa.
Mặc trang phục không lịch sự khi tham gia lễ hội bị xử phạt như thế nào?
Trước đây, tại Khoản 1 Điều 10 Nghị định 73/2010/NĐ-CP có quy định:
“Điều 10. Hành vi vi phạm quy định về nếp sống văn minh
Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 60.000 đồng đến 100.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
1. Không mặc quần, áo hoặc mặc quần áo lót ở nơi hội họp đông người, các địa điểm văn hóa, tín ngưỡng, nơi làm việc của các cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội;”
Như vậy, trường hợp cá nhân không mặc quần, áo; hoặc mặc quần áo lót ở các địa điểm văn hóa; tín ngưỡng sẽ có thể bị phạt tiền từ 60.000 đồng đến 100.000 đồng.
Tuy nhiên, Nghị định 73/2010/NĐ-CP đã hết hiệu lực thi hành; và được thay thế bằng Nghị định 167/2013/NĐ-CP. Quy định xử phạt hành chính đối với cá nhân không mặc quần, áo; hoặc mặc quần áo lót ở các địa điểm văn hóa; tín ngưỡng tại Nghị định 73/2010/NĐ-CP đã bị bãi bỏ tại Nghị định 167/2013/NĐ-CP.
Do đó, thời điểm hiện nay không có chế tài xử phạt hành chính đối với cá nhân có hành vi mặc trang phục không lịch sự; hở hang quá mức, không phù hợp với thuần phong mỹ tục của dân tộc Việt Nam khi đi lễ hội, lễ chùa.
Mới đây, theo Điều 14 Nghị định 38/2021/NĐ-CP (có hiệu lực từ ngày 1/6/2021) quy định: Hành vi mặc trang phục không lịch sự khi tham gia lễ hội bị phạt cảnh cáo; hoặc phạt tiền từ 200.000 đồng đến 500.000 đồng.
Ngoài ra, Điều 14 Nghị định 38/2021/NĐ-CP còn xử phạt những hành vi sau:
Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 200.000 đồng đến 500.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
- Thắp hương hoặc đốt vàng mã không đúng nơi quy định;
- Nói tục, chửi thề, xúc phạm tâm linh gây ảnh hưởng đến không khí trang nghiêm của lễ hội;
Phạt tiền từ 1 triệu đồng đến 3 triệu đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
- Bán vé, thu tiền tham dự lễ hội;
- Không có nhà vệ sinh hoặc có nhà vệ sinh nhưng không bảo đảm tiêu chuẩn theo quy định trong khu vực lễ hội, di tích;
- Không tuyên truyền, giới thiệu mục đích, ý nghĩa, giá trị của lễ hội trên hệ thống loa phát thanh hoặc bảng, biến và các hình thức tuyên truyền khác,
- Không thông báo số điện thoại đường dây nóng để tiếp nhận thông tin phản ánh của người tham gia lễ hội.
Như vậy, có thể bị phạt tới 500.000 đồng nếu mặc trang phục không lịch sự khi tham gia lễ hội.
Hi vọng rằng nội dung Luật sư tư vấn sẽ giúp ích được cho bạn đọc. Hãy liên hệ khi có nhu cầu sử dụng dịch vụ luật sư của Luật sư X: 0833 102 102.
Câu hỏi thường gặp
[sc_fs_multi_faq headline-0=”h4″ question-0=”Hành vi lợi dụng hoạt động tổ chức lễ hội để trục lợi bị phạt bao nhiêu tiền?” answer-0=”Đối với hành vi lợi dụng hoạt động tổ chức lễ hội để trục lợi hoặc tham gia các hoạt động mê tín dị đoan trong lễ hội có thể bị phạt từ 3.000.000 đồng đến 5.000.00 đồng.” image-0=”” count=”1″ html=”true” css_class=””]
[sc_fs_multi_faq headline-0=”h4″ question-0=”Nói tục, chửi thề tại lễ hội có thể bị phạt bao nhiêu tiền?” answer-0=”Điều 14 Nghị định 38/2021/NĐ-CP quy định phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 200.000 đồng đến 500.000 đồng đối với một trong các hành vi: Thắp hương hoặc đốt vàng mã không đúng nơi quy định; Nói tục, chửi thề, xúc phạm tâm linh gây ảnh hưởng đến không khí trang nghiêm của lễ hội.” image-0=”” count=”1″ html=”true” css_class=””]
[sc_fs_multi_faq headline-0=”h4″ question-0=”Không có nhà vệ sinh trong khu vực lễ hội bị xử phạt như thế nào?” answer-0=”Nghị định 38/2021/NĐ-CP quy định phạt tiền từ 1 triệu đồng đến 3 triệu đồng đối với một trong các hành vi sau: Không thành lập Ban Tổ chức lễ hội theo quy định; Bán vé, thu tiền tham dự lễ hội; Không có nhà vệ sinh hoặc có nhà vệ sinh nhưng không bảo đảm tiêu chuẩn theo quy định trong khu vực lễ hội, di tích; Không tuyên truyền, giới thiệu mục đích, ý nghĩa, giá trị của lễ hội trên hệ thống loa phát thanh hoặc bảng, biến và các hình thức tuyên truyền khác; Không thông báo số điện thoại đường dây nóng để tiếp nhận thông tin phản ánh của người tham gia lễ hội.” image-0=”” count=”1″ html=”true” css_class=””]