Mất dấu vân tay được làm Căn cước công dân hay không?

bởi
Mất dấu vân tay được làm Căn cước công dân hay không?

Thực tế, có nhiều trường hợp người dân vì lý do nào đó mà dấu vân tay không rõ hoặc mất dấu vân tay. Trong khi, muốn làm Căn cước công dân thì cần có dấu vân tay. Vậy những người mất dấu vân tay được làm Căn cước công dân không? Pháp luật quy định như thế nào về vấn đề này để đảm bảo quyền lợi công dân. Luật sư X sẽ làm rõ vấn đề này.

Câu hỏi:

Tôi hiện tại đang 22 tuổi nhưng chưa có thẻ Căn cước công dân. Nghe nói khi làm thẻ cần lấy dấu vân tay mà do hồi nhỏ bị bỏng nên 3 ngón tay trái không còn dấu vân tay. Vậy tôi có thể làm thẻ Căn cước công dân được không?

LSX xin được trả lời câu hỏi như sau:

Căn cứ pháp lý

  • Luật Căn cước công dân năm 2014.
  • Thông tư số 11/2016/TT-BCA.

Nội dung tư vấn

Quy định pháp luật về thẻ Căn cước công dân

Căn cước công dân là thông tin cơ bản về lai lịch; nhân dạng của công dân theo quy định của pháp luật.

Đối tượng làm thẻ Căn cước công dân là công dân Việt Nam từ đủ 14 tuổi trở lên. Thẻ Căn cước công dân là giấy tờ tùy thân của người dân và có giá trị để thực hiện các giao dịch trên lãnh thổ Việt Nam. Đồng thời, thẻ được dùng để xuất trình khi cơ quan có thẩm quyền yêu cầu; có thể thay hộ chiếu trong một trường hợp pháp luật quy định.

Trước khi làm rõ việc mất dấu vân tay được làm Căn cước công dân hay không; thì chúng ta sẽ làm rõ những nội dung cần có của một thẻ Căn cước công dân.

Nội dung thể hiện trên thẻ Căn cước công dân

Thẻ Căn cước công dân bao gồm những thông tin sau:

  • Mặt trước thẻ có hình Quốc huy nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; dòng chữ Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Độc lập – Tự do -Hạnh phúc; dòng chữ “Căn cước công dân”; ảnh, số thẻ Căn cước công dân, hộ, chữ đệm và tên khai sinh, ngày, tháng, năm sinh, giới tính, quốc tịch, quê quán, nơi thường trú; ngày, tháng, năm hết hạn.
  • Mặt sau thẻ có bộ phận lưu trữ thông tin được mã hóa; vân tay, đặc điểm nhân dạng của người được cấp thẻ; ngày, thág, năm cấp thẻ; họ, chữ đệm và tên, chức danh, chữ ký của người cấp thẻ và dấu có hình Quốc huy của cơ quan cấp thẻ.

Như vậy, có thể thấy trên đây là nội dung cơ bản cần có của một thẻ Căn cước công dân.

Mời bạn xem thêm: Làm mất thẻ căn cước công dân gắn chip có sao không?

Quy trình cấp thẻ Căn cước công dân

– Công dân điền vào tờ khai theo mẫu quy định.

– Người được giao nhiệm vụ sẽ thu thập; cập nhật thông tin; tài liệu quy định theo luật để kiểm tra, đối chiếu thông tin từ Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư để xác định chính xác người cần cấp thẻ Căn cước công dân. Trường hợp công dân chưa có thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư; thì xuất trình các giấy tờ hợp pháp về những thông tin cần ghi trong tờ khai theo mẫu quy định.

– Cán bộ cơ quan quản lý căn cước công dân chụp ảnh, thu nhập vân tay của người đến làm thủ tục.

– Cán bộ cơ quan quản lý căn cước công dân cấp giấy hẹn trả thẻ Căn cước công dân cho người đến làm thủ tục.

– Trả thẻ Căn cước công dân theo thời hạn và địa điểm đã quy định. Trường hợp công dân có yêu cầu trả thẻ tại địa điểm khác; thì cơ quan quản lý căn cước công dân trả thẻ tại địa điểm theo yêu cầu của công dân và công dân phải trả phí dịch vụ chuyển phát.

Xem thêm: Thủ tục làm thẻ Căn cước công dân

Vậy mất dấu vân tay được làm Căn cước công dân không?

Theo những quy định trên; có thể thấy việc thu thập dấu vân tay là việc bắt buộc để làm thẻ Căn cước công dân. Vậy trong trường hợp công dân mất dấu vân tay thì pháp luật quy định xử lý như thế nào.

Căn cứ vào khoản 3 Điều 5 Thông tư số 11/2016/TT-BCA quy định về việc thu nhận dấu vân tay là:

“Thu nhận vân tay của công dân của công dân: Thu nhận vân tay chụm của 4 ngón bàn tay phải; vân tay chụm của 4 ngón bàn tay trái; vân tay của 2 ngón cái.

Trường hợp nếu không thu nhận được đủ 10 vân tay của công dân thì mô tả và nhập thông tin về tình trạng vân tay không thu nhận được.”

Vậy nếu công dân không thể thu được đủ 10 dấu vân tay thì người được giao nhiệm vụ sẽ mô tả và nhập thông tin về tình trạng vân tay không thu nhận được.

Như vậy, dấu vân tay là nội dung bắt buộc có trong căn cước công dân. Nhưng vì bạn bị bỏng nên ba ngón tay không còn dấu vân tay; bạn vẫn có thể làm thẻ Căn cước công dân. Do không thể thu đủ 10 dấu vân tay nên người được giao nhiệm vụ sẽ mô tả; nhận thông tin về tình trạng vân tay không thu nhận được của bạn.

Mất dấu vân tay được làm Căn cước công dân gắn chip không?

Hiện nay, Việt Nam đang triển khai làm Căn cước công dân gắn chip cho người dân; với mục tiêu cấp 50 triệu Căn cước công dân có gắn chip điện tử cho các trường hợp đủ điều kiện trước ngày 01/7/2021. Tuy nhiên, trong quá trình làm Căn cước công dân gắn chip phát sinh trường hợp công dân mất dấu vân tay không thể thu nhận để làm thẻ. Theo quan sát thực tế, phần lớn những trường hợp như vậy đều bị cán bộ trả giấy tờ, người dân không thể làm thẻ.

Do mới triển khai thực hiện, nên đối với những trường hợp như vậy vẫn chưa có quy định để xử lý. Nhưng việc người dân không thể làm thẻ sẽ khiến quyền lợi của công dân không được đảm bảo. Vậy hy vọng rằng trong thời gian tới; các cơ quan có thẩm quyền có thể ra những quy định để giải quyết trường hợp trên sao cho công dân được làm thẻ Căn cước công dân đầy đủ.

Trên đây là nội dung tư vấn của Luật sư X về việc mất dấu vân tay được làm Căn cước công dân hay không. Để biết thêm thông tin chi tiết, truy cập mục Hỏi đáp pháp luật hoặc liên hệ hotline: 0833.102.102.

Câu hỏi thường gặp

Thời hạn cấp thẻ Căn cước công dân là bao lâu?

– Tại thành phố, thị xã không quá 07 ngày làm việc đối với trường hợp cấp mới và đổi; không quá 15 ngày làm việc đối với trường hợp cấp lại;
– Tại các huyện miền núi vùng cao, biên giới, hải đảo không quá 20 ngày làm việc đối với tất cả các trường hợp;
– Tại các khu vực còn lại không quá 15 ngày làm việc đối với tất cả các trường hợp;

Địa điểm cấp thẻ Căn cước công dân?

– Tại cơ quan quản lý căn cước công dân của Bộ Công an;
– Tại cơ quan quản lý căn cước công dân của Công an tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;
– Tại cơ quan quản lý căn cước công dân của Công an huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và đơn vị hành chính tương đương;
– Cơ quan quản lý căn cước công dân có thẩm quyền tổ chức làm thủ tục cấp thẻ Căn cước công dân tại xã, phường, thị trấn, cơ quan, đơn vị hoặc tại chỗ ở của công dân trong trường hợp cần thiết.

Thẩm quyền cấp thẻ Căn cước công dân?

Thủ trưởng cơ quan quản lý căn cước công dân của Bộ Công an có thẩm quyền cấp thẻ Căn cước công dân.

5/5 - (1 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm