Thông thường hiện nay tại các khu chung cư đều sẽ có bảo vệ trông cửa ra vào, thậm chí nhiều trường hợp khu chung cư sẽ yêu cầu khách khi ra vào sẽ cần xuất trình chứng minh thư hoặc căn cước công dân hay giấy tờ tuỳ thân khác để giám sát việc ra vào này. Theo đó hầu hết khi muốn ra vào chung cư đều sẽ phải gửi xe tại khu vực bảo vệ hay có thể gửi xe tại hầm của chung cư. Với khách hàng đến chung cư sẽ nhận vé hàng ngày và đối với cư dân sẽ nhận vé tháng. Vậy nhiều thắc mắc đặt ra rằng khi mất xe ở chung cư ai là người chịu trách nhiệm? Mức bồi thường khi mất xe tại chung cư là bao nhiêu? Bạn đọc hãy cùng LSX tìm hiểu về quy định này tại nội dung bài viết dưới đây nhé!
Căn cứ pháp lý
Mất xe ở chung cư ai là người chịu trách nhiệm?
Theo khoản 2 Điều 106 Luật Nhà ở, chi phí trông giữ xe không thuộc vào giá dịch vụ quản lý vận hành nhà chung cư. Do đó, cá nhân, tổ chức thực hiện trông giữ xe và thu phí trông giữ xe không phải Ban quản lý toà nhà mà thường sẽ do Ban quản lý thuê một đơn vị độc lập bên ngoài.
Khi cư dân hoặc khách hàng đến chung cư, gửi xe và nhận vé xe thì giữa đơn vị trông giữ xe của chung cư và cư dân/khách hàng đã tồn tại hợp đồng gửi giữ tài sản. Theo Điều 554 Bộ luật Dân sự năm 2015, hợp đồng gửi giữ tài sản được quy định như sau:
Hợp đồng gửi giữ tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên giữ nhận tài sản của bên gửi để bảo quản và trả lại chính tài sản đó cho bên gửi khi hết thời hạn hợp đồng, bên gửi phải trả tiền công cho bên giữ, trừ trường hợp gửi giữ không phải trả tiền công.
Đồng thời, nghĩa vụ của bên giữ tài sản được nêu tại khoản 1 Điều 557 Bộ luật Dân sự:
1. Bảo quản tài sản theo đúng thoả thuận, trả lại tài sản cho bên gửi theo đúng tình trạng như khi nhận giữ
Khi xe gửi ở chung cư bị mất thì do tồn tại hợp đồng gửi giữ nên chủ phương tiện có quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại nếu bên giữ làm mất xe trừ trường hợp bất khả kháng (khoản 2 Điều 556 Bộ luật Dân sự năm 2015).
Căn cứ các quy định nêu trên, có thể thấy, nếu bị mất xe ở chung cư thì người có trách nhiệm bồi thường là cá nhân, tổ chức được Ban quản lý thuê để trông giữ xe của người đến chung cư nếu giữa người mất xe và người trông xe có vé gửi xe.
Ngược lại, nếu không có vé xe hoặc không gửi xe ở bãi đậu xe của khu chung cư thì khi mất xe, người bị mất sẽ không được bồi thường thiệt hại.
Mức bồi thường thiệt hại khi mất xe ở chung cư
Để xác định mức bồi thường trong trường hợp bên nhận trông giữ xe tại chung cư phải bồi thường thiệt hại, căn cứ Điều 13, Điều 360, Điều 419 Bộ luật Dân sự, người bị mất xe sẽ được bồi thường thiệt hại theo thoả thuận giữa các bên hoặc nếu do lỗi của bên trông xe thì sẽ được bồi thường toàn bộ thiệt hại.
Theo đó, để xác định mức bồi thường, các bên có thể thoả thuận hoặc sử dụng các biện pháp khác để xác định thiệt hại như:
– Thuê tổ chức thẩm định giá.
– Tham khảo giá mua bán xe cùng loại, cùng thương hiệu hoặc cùng thời gian sử dụng ở các cửa hàng bán xe.
– Tính giá trị xe căn cứ theo cách tính lệ phí trước bạ với xe cũ. Theo đó, căn cứ khoản 3 Điều 3 Thông tư 13/2022/TT-BTC, giá tính lệ phí trước bạ với xe đã qua sử dụng được tính theo công thức:
Giá trị xe = Giá trị xe mới x tỷ lệ phần trăm chất lượng còn lại
Trong đó:
Giá xe mới tính theo khoản 2 Điều 7 Nghị định 10/2022/NĐ-CP và khoản 2 Điều 3 Thông tư 13/2022/TT-BTC.
Tỷ lệ chất lượng còn lại được tính theo bảng sau:
Thời gian đã sử dụng | Tỷ lệ (%) chất lượng còn lại |
Tài sản mới | 100% |
Trong 01 năm | 90% |
Từ > 01 – 03 năm | 70% |
Từ > 03 – 06 năm | 50% |
Từ > 06 – 10 năm | 30% |
> 10 năm | 20% |
Mất xe tại quán ăn, nhà hàng ai sẽ là người chịu trách nhiệm?
Việc mất xe khi đến cửa hàng ăn uống là một việc không ai mong muốn. Tuy nhiên, để xét về trách nhiệm bồi thường thiệt hại thì có thể xét hai trường hợp sau đây:
Khi cửa hàng không có nhân viên giữ xe
Nếu cửa hàng không có điều kiện tổ chức nhân viên trông xe cho khách, không có nhân viên bảo vệ hướng dẫn khách đậu xe, hoặc khách hàng không được thông báo về việc bảo quản, giữ xe tại thời điểm đó. Nếu khách hàng ăn uống trong cửa hàng thì giữa khách hàng và cửa hàng không có thỏa thuận nào về việc bảo quản tài sản.
Đặc biệt, có một số cửa hàng còn dán thông báo “khách hàng tự bảo quản đồ đạc, mũ bảo hiểm, phương tiện… Nếu mất, cửa hàng không chịu trách nhiệm”.
Do đó, trong trường hợp này, nếu khách bị mất xe thì chủ cửa hàng sẽ không có trách nhiệm bồi thường thiệt hại. Bởi theo quy định tại Điều 360 Bộ luật Dân sự, nếu có thiệt hại do vi phạm nghĩa vụ thì bên có nghĩa vụ phải bồi thường toàn bộ thiệt hại trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật có quy định khác.
Trong trường hợp này, do không hình thành thỏa thuận gửi giữ giữa chủ cửa hàng và khách hàng nên cửa hàng không có nghĩa vụ phải trông xe cho khách. Do đó, nếu mất xe thì chủ cửa hàng cũng không phải chịu trách nhiệm bồi thường.
Khi cửa hàng có vé xe, có người trông giữ xe cho khách hàng
Khi xảy ra việc mất xe mà giữa khách hàng và cửa hàng có thỏa thuận gửi giữ (có vé xe hoặc có bảo vệ trông xe, có nhân viên trông xe, dắt xe hoặc không yêu cầu khách hàng phải tự bảo quản xe…) thì bên phía cửa hàng phải có trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho khách hàng.
Nếu hai bên có thỏa thuận gửi giữ tài sản thì căn cứ khoản 2 Điều 556 Bộ luật Dân sự, bên gửi tài sản – khách hàng có quyền: Yêu cầu bồi thường thiệt hại, nếu bên giữ làm mất, hư hỏng tài sản gửi giữ, trừ trường hợp bất khả kháng.
Đồng thời, bên phía cửa hàng – người giữ tài sản cũng phải có nghĩa vụ nêu tại khoản 4 Điều 557 Bộ luật Dân sự: Phải bồi thường thiệt hại, nếu làm mất, hư hỏng tài sản gửi giữ, trừ trường hợp bất khả kháng.
Mời bạn xem thêm bài viết:
- Trình tự thực hiện thủ tục trình báo mất hộ chiếu như thế nào?
- Gây mất trật tự nơi công cộng bị phạt bao nhiêu?
- Gộp sổ bảo hiểm xã hội có mất phí không?
Thông tin liên hệ:
Trên đây là nội dung bài viết liên quan đến vấn đề “Mất xe ở chung cư ai là người chịu trách nhiệm?” Hy vọng bài viết có ích cho độc giả, Luật sư X với đội ngũ luật sư, luật gia và chuyên viên pháp lý dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ cung cấp dịch vụ pháp lý như Trích lục khai sinh Bắc Giang. Chúng tôi luôn sẵn sàng lắng nghe mọi thắc mắc của quý khách hàng. Thông tin chi tiết quý khách hàng vui lòng liên hệ qua số hotline: 0833102102
Câu hỏi thường gặp:
Thực tế thì không phải tất cả mọi chung cư đều có người trông giữ xe. Đồng thời, cũng không có quy định pháp luật nào bắt buộc chung cư phải trông giữ xe cho khách hàng. Vì vậy, việc trông giữ xe không phải nghĩa vụ bắt buộc mà mỗi chung cư phải thực hiện.
Theo Khoản 1 Điều 119 Bộ luật dân sự 2015 quy định Hình thức giao dịch dân sự là: “Giao dịch dân sự được thể hiện bằng lời nói, bằng văn bản hoặc bằng hành vi cụ thể.”
Điều 554 Bộ luật dân sự năm 2015 quy định về hợp đồng gửi giữ tài sản:
“Hợp đồng gửi giữ tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên giữ nhận tài sản của bên gửi để bảo quản và trả lại chính tài sản đó cho bên gửi khi hết thời hạn hợp đồng, bên gửi phải trả tiền công cho bên giữ, trừ trường hợp gửi giữ không phải trả tiền công.”
Căn cứ quy định trên đã phát sinh hợp đồng gửi giữ tài sản bằng lời nói. Việc giao thẻ (vé) gửi xe là bằng chứng chứng minh cho quan hệ này. Còn trong trường hợp không giao thẻ xe thì cũng đã phát sinh hợp đồng gửi giữ giữa các bên (hợp đồng bằng lời nói).
Tại Khoản 4 Điều 557 Bộ luật dân sự 2015 có quy định nghĩa vụ của người giữ tài sản là “Phải bồi thường thiệt hại, nếu làm mất, hư hỏng tài sản gửi giữ, trừ trường hợp bất khả kháng.”
Nhưng nếu gặp phải trường hợp này, thì sẽ nhận được bồi thường từ nhân viên bảo vệ hoặc người trông giữ tài sản.
Căn cứ Điều 585 Bộ luật dân sự 2015 quy định nguyên tắc bồi thường thiệt hại như sau:
1. Thiệt hại thực tế phải được bồi thường toàn bộ và kịp thời. Các bên có thể thỏa thuận về mức bồi thường, hình thức bồi thường bằng tiền, bằng hiện vật hoặc thực hiện một công việc, phương thức bồi thường một lần hoặc nhiều lần, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
2. Người chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại có thể được giảm mức bồi thường nếu không có lỗi hoặc có lỗi vô ý và thiệt hại quá lớn so với khả năng kinh tế của mình.
3. Khi mức bồi thường không còn phù hợp với thực tế thì bên bị thiệt hại hoặc bên gây thiệt hại có quyền yêu cầu Tòa án hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác thay đổi mức bồi thường.
4. Khi bên bị thiệt hại có lỗi trong việc gây thiệt hại thì không được bồi thường phần thiệt hại do lỗi của mình gây ra.
5. Bên có quyền, lợi ích bị xâm phạm không được bồi thường nếu thiệt hại xảy ra do không áp dụng các biện pháp cần thiết, hợp lý để ngăn chặn, hạn chế thiệt hại cho chính mình.