Mẫu đơn tố cáo lợi dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản mới năm 2022

bởi Ngọc Gấm
Mẫu đơn tố cáo lợi dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản mới năm 2022

Chào Luật sư, Luật sư có thể cho tôi biết thêm thông tin về mẫu đơn tố cáo lợi dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản mới năm 2022. Tôi xin chân thành cảm ơn luật sư rất nhiều vì đã trả lời câu hỏi của tôi.

Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi về cho chúng tôi. Hiện nay tại Việt Nam xuất hiện tình trạng, nhiều người lợi dụng lòng tin của những người khác tin tưởng mình trong làm ăn, kinh doanh, đã nảy sinh lòng tham chiếm đoạt luôn phần tài sản mà người tin tưởng đã giao phó cho mình. Vậy theo quy định của pháp luật thì mẫu đơn tố cáo lợi dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản mới năm 2022 như thế nào? Làm thế nào để tải mẫu đơn tố cáo lợi dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản mới năm 2022?

Để có thể cung cấp cho bạn thông tin về mẫu đơn tố cáo lợi dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản mới năm 2022. LSX mời bạn tham khảo bài viết dưới đây của chúng tôi.

Căn cứ pháp lý

Tố cáo là gì?

Theo quy định tại Điều 2 Luật tố cáo 2018 quy định như sau:

– Tố cáo là việc cá nhân theo thủ tục quy định của Luật này báo cho cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền biết về hành vi vi phạm pháp luật của bất kỳ cơ quan, tổ chức, cá nhân nào gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân, bao gồm:

  • Tố cáo hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ;
  • Tố cáo hành vi vi phạm pháp luật về quản lý nhà nước trong các lĩnh vực.

Quyền và nghĩa vụ của người tố cáo được quy định như thế nào?

Theo quy định tại Điều 9 Luật tố cáo 2018 quy định quyền và nghĩa vụ của người tố cáo như sau:

– Người tố cáo có các quyền sau đây:

  • Thực hiện quyền tố cáo theo quy định của Luật này;
  • Được bảo đảm bí mật họ tên, địa chỉ, bút tích và thông tin cá nhân khác;
  • Được thông báo về việc thụ lý hoặc không thụ lý tố cáo, chuyển tố cáo đến cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền giải quyết, gia hạn giải quyết tố cáo, đình chỉ, tạm đình chỉ việc giải quyết tố cáo, tiếp tục giải quyết tố cáo, kết luận nội dung tố cáo;
  • Tố cáo tiếp khi có căn cứ cho rằng việc giải quyết tố cáo của cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền không đúng pháp luật hoặc quá thời hạn quy định mà tố cáo chưa được giải quyết;
  • Rút tố cáo;
  • Đề nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền áp dụng các biện pháp bảo vệ người tố cáo;
  • Được khen thưởng, bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật.

– Người tố cáo có các nghĩa vụ sau đây:

  • Cung cấp thông tin cá nhân quy định tại Điều 23 của Luật này;
  • Trình bày trung thực về nội dung tố cáo; cung cấp thông tin, tài liệu liên quan đến nội dung tố cáo mà mình có được;
  • Chịu trách nhiệm trước pháp luật về nội dung tố cáo;
  • Hợp tác với người giải quyết tố cáo khi có yêu cầu;
  • Bồi thường thiệt hại do hành vi cố ý tố cáo sai sự thật của mình gây ra.

Lợi dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản của người khác bị xử phạt như thế nào?

Theo quy đinh của pháp luật hành vi lợi dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản của người khác, tuỳ theo tính chất và mức độ phạm tội mà có thể bị xử lý vi phạm hành chính hoặc bị xử phạt hình sự.

Về mặt hành chính:

Theo quy định tại Điều 15 Nghị định 144/2021/NĐ-CP quy định như sau:

– Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng: Đối với hành vi lợi dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản của người khác dưới 4 triệu đồng nhưng chưa đủ yếu tố bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Lưu ý sẽ có một số trường hợp hành vi lợi dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản của người khác dưới 4 triệu đồng bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định tại Điều 175 Bộ luật Hình sự 2015 sđ bs 2017.

Về mặt hình sự: Theo quy định của Bộ luật Hình sự 2015 sđ bs 2017, nếu một người nào đó có hành vi lợi dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản của người khác và hành vi trên đã đủ yếu tố cấu thành hình sự thì sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự về Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản theo quy định tại Điều 175 Bộ luật Hình sự 2015 sđ bs 2017. Điều 175 Bộ luật Hình sự 2015 sđ bs 2017 quy định như sau:

– Người nào thực hiện một trong các hành vi sau đây chiếm đoạt tài sản của người khác trị giá từ 4.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 4.000.000 đồng nhưng đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản hoặc đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 168, 169, 170, 171, 172, 173, 174 và 290 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm hoặc tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:

  • Vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng hình thức hợp đồng rồi dùng thủ đoạn gian dối hoặc bỏ trốn để chiếm đoạt tài sản đó hoặc đến thời hạn trả lại tài sản mặc dù có điều kiện, khả năng nhưng cố tình không trả;
  • Vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng hình thức hợp đồng và đã sử dụng tài sản đó vào mục đích bất hợp pháp dẫn đến không có khả năng trả lại tài sản.

– Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:

  • Có tổ chức;
  • Có tính chất chuyên nghiệp;
  • Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng;
  • Lợi dụng chức vụ, quyền hạn hoặc lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức;
  • Dùng thủ đoạn xảo quyệt;
  • Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;
  • Tái phạm nguy hiểm.
  • Phạm tội chiếm đoạt tài sản trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 12 năm.
  • Phạm tội chiếm đoạt tài sản trị giá 500.000.000 đồng trở lên, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm.

– Ngoài ra, nười phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.

Mẫu đơn tố cáo lợi dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản mới năm 2022
Mẫu đơn tố cáo lợi dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản mới năm 2022

Mẫu đơn tố cáo lợi dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản mới năm 2022

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

————–

ĐƠN TỐ CÁO

Kính gửi: ……………………………………………………………………………..

Họ và tên: ……………………………….…… Sinh ngày:………………………….

Chứng minh nhân dân/Căn cước công dân: …………………………………………

Ngày cấp: …./…/……. Nơi cấp: …………………………………………………….

Hộ khẩu thường trú: …………………………………………………………………..

Chỗ ở hiện tại:………………………………………………………………………….

Số điện thoại liên hệ: …………………………………………………………………..

Tôi làm đơn này tố cáo và đề nghị Quý cơ quan tiến hành điều tra, xử lý đối với hành vi vi phạm pháp luật của:

Ông/Bà/Anh/Chị: …………………………………………Sinh ngày:…………………………………..

Hộ khẩu thường trú: …………………………………………………………………..

Chỗ ở hiện tại: …………………………………………………………………………

Vì Ông/Bà/Anh/Chị …..,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,, đã có hành vi………………………………

Sự việc cụ thể như sau:

…………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………

Từ những sự việc trên, tôi cho rằng hành vi của Ông/Bà/Anh/Chị……………… có dấu hiệu vi phạm pháp luật.

Tôi cam kết toàn bộ nội dung đã trình bày trên là hoàn toàn đúng sự thật và chịu trách nhiệm trước pháp luật về những điều trình bày trên. Kính mong Quý cơ quan xem xét và giải quyết theo đúng quy định pháp luật.

Tôi xin chân thành cảm ơn!

 ….., ngày … tháng… năm…

Người tố cáo    

(Ký và ghi rõ họ tên)

Tải xuống mẫu đơn tố cáo lợi dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản mới năm 2022

Sau đây là mẫu đơn tố cáo lợi dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản mới năm 2022, mời bạn xem trước mẫu đơn tố cáo lợi dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản mới năm 2022 và tải mẫu đơn tố cáo lợi dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản mới năm 2022 tại đây.

Loader Loading…
EAD Logo Taking too long?

Reload Reload document
| Open Open in new tab

Download [162.00 B]

Mời bạn xem thêm

Thông tin liên hệ LSX

Trên đây là tư vấn của Luật Sư X về vấn đề Mẫu đơn tố cáo lợi dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản mới năm 2022. Chúng tôi hy vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống.

Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan như thủ tục giải thể doanh nghiệp; thủ tục xin giải thể công ty cổ phần; chi phí giải thể công ty cổ phần của chúng tôi; mời quý khách hàng liên hệ đến hotline để được tiếp nhận.

Liên hệ hotline: 0833.102.102.

Câu hỏi thường gặp

Người bị tố cáo lợi dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản người khác sẽ có quyền gì?

– Được thông báo về nội dung tố cáo, việc gia hạn giải quyết tố cáo, đình chỉ, tạm đình chỉ việc giải quyết tố cáo, tiếp tục giải quyết tố cáo;
– Được giải trình, đưa ra chứng cứ để chứng minh nội dung tố cáo là không đúng sự thật;
– Được nhận kết luận nội dung tố cáo;
– Được bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp khi chưa có kết luận nội dung tố cáo của người giải quyết tố cáo;
– Yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xử lý người cố ý tố cáo sai sự thật, người giải quyết tố cáo trái pháp luật;
– Được phục hồi danh dự, khôi phục quyền và lợi ích hợp pháp bị xâm phạm, được xin lỗi, cải chính công khai, được bồi thường thiệt hại do việc tố cáo, giải quyết tố cáo không đúng gây ra theo quy định của pháp luật;
– Khiếu nại quyết định xử lý của cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền theo quy định của pháp luật.

Người bị tố cáo lợi dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản người khác sẽ phải có nghĩa vụ gì?

– Có mặt để làm việc theo yêu cầu của người giải quyết tố cáo;
– Giải trình về hành vi bị tố cáo; cung cấp thông tin, tài liệu liên quan khi cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền yêu cầu;
– Chấp hành nghiêm chỉnh quyết định xử lý theo kết luận nội dung tố cáo của cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền;
– Bồi thường thiệt hại, bồi hoàn do hành vi trái pháp luật của mình gây ra.

Thời hạn giải quyết đơn tố cáo lợi dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản người khác?

– Thời hạn giải quyết tố cáo là không quá 30 ngày kể từ ngày thụ lý tố cáo.
– Đối với vụ việc phức tạp thì có thể gia hạn giải quyết tố cáo một lần nhưng không quá 30 ngày.
– Đối với vụ việc đặc biệt phức tạp thì có thể gia hạn giải quyết tố cáo hai lần, mỗi lần không quá 30 ngày.
– Người giải quyết tố cáo quyết định bằng văn bản việc gia hạn giải quyết tố cáo và thông báo đến người tố cáo, người bị tố cáo, cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan.

5/5 - (1 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm