Mẫu gửi đơn khiếu nại công ty không trả lương cập nhật mới năm 2023

bởi Gia Vượng
Mẫu gửi đơn khiếu nại công ty không trả lương cập nhật mới năm 2023

Xin chào Luật sư, hiện tay tôi đang làm việc tại một công ty sản xuất linh kiện điện tử có trụ sở tại Chí Linh, Hải Dương, tôi có thắc mắc chưa rõ về quy định pháp luật, mong được luật sư tư vấn giải đáp giúp. Cụ thể là công ty tôi làm việc hiện nay đã nợ lương nhân viên đến tháng thứ 8, bao giờ tôi muốn gửi đơn khiếu nại công ty thì không biết rằng pháp luật quy định thời gian mà công ty được nợ lương người lao động tối đa là bao lâu? Tôi sẽ soạn thảo Mẫu gửi đơn khiếu nại công ty không trả lương như thế nào? Trong trường hợp, tôi muốn gửi đơn khởi kiện thì việc làm đơn khởi kiện công ty tại Tòa án nơi người lao động làm việc có phải không? Mong luật sư tư vấn giải đáp giúp, tôi xin cảm ơn!

Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến LSX, bạn hãy tham khảo sự tư vấn của chúng tôi gửi đến bạn tại nội dung bài viết dưới đây nhé

Căn cứ pháp lý

Bộ luật lao động năm 2019

Công ty được nợ lương nhân viên tối đa bao lâu?

Pháp luật lao động quy định người sử dụng lao động phải trả lương đầy đủ, đúng hạn cho người lao động. Các bên có thể thỏa thuận về hình thức trả lương theo thời gian, theo sản phẩm hoặc khoán. Cụ thể quy định này được cụ thể hóa tại Điều 94 Bộ luật Lao động 2019, như sau:

– Trường hợp trả lương theo thời gian:

+ Hưởng lương theo giờ, ngày, tuần: Được trả lương sau giờ, ngày, tuần làm việc hoặc được trả gộp do hai bên thoả thuận, nhưng ít nhất 15 ngày phải được trả gộp một lần.

+ Hưởng lương tháng: Được trả lương 01 lần/tháng hoặc nửa tháng một lần, thời điểm trả lương do các bên thỏa thuận và phải được ấn định vào một thời điểm có tính chu kỳ.

– Trường hợp trả lương theo sản phẩm hoặc khoán: Lương được trả theo kỳ hạn đã thoả thuận của hai bên.

Ngoài ra, Bộ luật Lao động 2019 cũng có quy định cho phép người sử dụng lao động được chậm trả lương cho người lao động trong trường hợp nhất định. Điều này được ghi nhận tại khoản 4 Điều 97 Bộ luật Lao động 2019 như sau:

Trường hợp vì lý do bất khả kháng mà người sử dụng lao động đã tìm mọi biện pháp khắc phục nhưng không thể trả lương đúng hạn thì không được chậm quá 30 ngày;…

Như vậy, trong trường hợp vì lý do bất khả kháng, người sử dụng lao động đã tìm đủ mọi biện pháp khắc phục nhưng vẫn không thể trả lương đúng hạn thì có quyền chậm trả lương nhưng không quá 30 ngày.

Công ty không trả lương cho người lao động thì có được khởi kiện không?

Quy định về trình tự, thủ tục hòa giải tranh chấp lao động cá nhân của hòa giải viên lao động tại khoản 1 Điều 188 Bộ luật Lao động 2019 như sau:

– Tranh chấp lao động cá nhân phải được giải quyết thông qua thủ tục hòa giải của hòa giải viên lao động trước khi yêu cầu Hội đồng trọng tài lao động hoặc Tòa án giải quyết, trừ các tranh chấp lao động sau đây không bắt buộc phải qua thủ tục hòa giải:

+ Về xử lý kỷ luật lao động theo hình thức sa thải hoặc về trường hợp bị đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động;

+ Về bồi thường thiệt hại, trợ cấp khi chấm dứt hợp đồng lao động;

+ Giữa người giúp việc gia đình với người sử dụng lao động;

+ Về bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội, về bảo hiểm y tế theo quy định của pháp luật về bảo hiểm y tế, về bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của pháp luật về việc làm, về bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp theo quy định của pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động;

Mẫu gửi đơn khiếu nại công ty không trả lương cập nhật mới năm 2023

+ Về bồi thường thiệt hại giữa người lao động với doanh nghiệp, tổ chức đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng;

+ Giữa người lao động thuê lại với người sử dụng lao động thuê lại.

Trường hợp của bạn là khởi kiện đòi tiền lương, không thuộc các trường hợp loại trừ nêu trên nên phải thông qua thủ tục hòa giải của hòa giải viên lao động trước.

Làm đơn khởi kiện công ty tại Tòa án nơi người lao động làm việc có phải không?

Khi gửi đơn khởi kiện công ty tại Tòa án, cần xác định đúng thẩm quyền thụ lý để đảm bảo quy trình khởi kiện diễn ra đúng trình tự pháp luật. Căn cứ khoản 1 Điều 32 (được sửa đổi, bổ sung bởi điểm a khoản 2 Điều 219 Bộ luật Lao động 2019) và điểm a khoản 1 Điều 39 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015 quy định như sau:

“Điều 32. Những tranh chấp về lao động và tranh chấp liên quan đến lao động thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án

1. Tranh chấp lao động cá nhân giữa người lao động với người sử dụng lao động phải thông qua thủ tục hòa giải của hòa giải viên lao động mà hòa giải thành nhưng các bên không thực hiện hoặc thực hiện không đúng, hòa giải không thành hoặc hết thời hạn hòa giải theo quy định của pháp luật về lao động mà hòa giải viên lao động không tiến hành hòa giải, trừ các tranh chấp lao động sau đây không bắt buộc phải qua thủ tục hòa giải:

a) Về xử lý kỷ luật lao động theo hình thức sa thải hoặc về trường hợp bị đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động;

b) Về bồi thường thiệt hại, trợ cấp khi chấm dứt hợp đồng lao động;

c) Giữa người giúp việc gia đình với người sử dụng lao động;

d) Về bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội, về bảo hiểm y tế theo quy định của pháp luật về bảo hiểm y tế, về bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của pháp luật về việc làm, về bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp theo quy định của pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động;

đ) Về bồi thường thiệt hại giữa người lao động với doanh nghiệp, tổ chức đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng;

e) Giữa người lao động thuê lại với người sử dụng lao động thuê lại.

1a. Tranh chấp lao động cá nhân mà hai bên thỏa thuận lựa chọn Hội đồng trọng tài lao động giải quyết nhưng hết thời hạn theo quy định của pháp luật về lao động mà Ban trọng tài lao động không được thành lập, Ban trọng tài lao động không ra quyết định giải quyết tranh chấp hoặc một trong các bên không thi hành quyết định của Ban trọng tài lao động thì có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết.”

“Điều 39. Thẩm quyền của Tòa án theo lãnh thổ

1. Thẩm quyền giải quyết vụ án dân sự của Tòa án theo lãnh thổ được xác định như sau:

a) Tòa án nơi bị đơn cư trú, làm việc, nếu bị đơn là cá nhân hoặc nơi bị đơn có trụ sở, nếu bị đơn là cơ quan, tổ chức có thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm những tranh chấp về dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động quy định tại các Điều 26, 28, 30 và 32 của Bộ luật này;

[…]”.

Theo đó, với quy định nêu trên thì người lao động có thể làm đơn khởi kiện tại Tòa án nơi công ty có trụ sở.

Mẫu gửi đơn khiếu nại công ty không trả lương

Hướng dẫn soạn thảo Mẫu gửi đơn khiếu nại công ty không trả lương

Người làm đơn khiếu nại công ty không trả lương cần ghi đầy đủ, chính xác thông tin họ tên; số Chứng minh nhân dân/Căn cước công dân; ngày cấp; tên cơ quan, tổ chức, cá nhân bị khiếu nại…

Ở phần nội dung khiếu nại, người khiếu nại nêu rõ khiếu nại về việc gì và cụ thể nội dung khiếu nại, trong đó đưa ra các căn cứ pháp lý để đảm bảo tính thuyết phục cho vấn đề khiếu nại.

Ví dụ, khi làm đơn khiếu nại công ty không trả lương, có thể viết nội dung khiếu nại như sau:

Trong thời gian…………………., tôi đã làm việc tổng cộng …. ngày. Tuy nhiên, công ty không trả lương cho tôi trong thời gian này, đồng thời cũng khôn đưa ra bất kỳ thông báo hoặc lý do nào cho sự chậm trễ này. Điều này đã gây ảnh hưởng không nhỏ đến cuộc sống, sinh hoạt của tôi và gia đình.

Tại khoản 1 Điều 94 Bộ luật Lao động 2019 đã nêu rõ:

“1. Người sử dụng lao động phải trả lương trực tiếp, đầy đủ, đúng hạn cho người lao động. Trường hợp người lao động không thể nhận lương trực tiếp thì người sử dụng lao động có thể trả lương cho người được người lao động ủy quyền hợp pháp”.

Cùng với đó, căn cứ theo khoản 4 Điều 97 Bộ luật Lao động năm 2019:

“4. Trường hợp vì lý do bất khả kháng mà người sử dụng lao động đã tìm mọi biện pháp khắc phục nhưng không thể trả lương đúng hạn thì không được chậm quá 30 ngày; nếu trả lương chậm từ 15 ngày trở lên thì người sử dụng lao động phải đền bù cho người lao động một khoản tiền…”

Theo đó, hành vi không trả lương của công ty đã vi phạm các quy định nêu trên. Do vậy, nay tôi làm đơn này khiếu nại về hành vi không trả lương của công ty ……………………… tại địa chỉ …………….. trong thời gian………………………………

Mời bạn xem thêm bài viết:

Khuyến nghị

Với phương châm “Đưa luật sư đến ngay tầm tay bạn”, Luật sư X sẽ cung cấp dịch vụ tư vấn luật lao động tới quý khách hàng. Với kinh nghiệm nhiều năm trong ngành và đội ngũ chuyên gia pháp lý chuyên nghiệp, chúng tôi sẽ hỗ trợ khách hàng tháo gỡ vướng mắc, không gặp bất kỳ trở ngại nào.

Thông tin liên hệ:

Luật sư X đã cung cấp đầy đủ thông tin liên quan đến vấn đề “Mẫu gửi đơn khiếu nại công ty không trả lương cập nhật mới năm 2023“. Ngoài ra, chúng tôi có hỗ trợ dịch vụ pháp lý khác liên quan đến soạn thảo bộ hồ sơ xin tách thửa đất. Hãy nhấc máy lên và gọi cho chúng tôi qua số hotline 0833102102 để được đội ngũ Luật sư, luật gia giàu kinh nghiệm tư vấn, hỗ trợ, đưa ra giải đáp cho quý khách hàng.

Câu hỏi thường gặp:

Thời hạn trả lương người lao động được xác định như thế nào?

Thời hạn trả lương được xác định khác nhau tùy vào hình thức trả lương. Người lao động hưởng giờ, ngày, tuần thì được trả lương sau giờ, ngày, tuần làm việc hoặc được trả gộp do hai bên thỏa thuận, nhưng ít nhất 15 ngày phải được trả gôp một lần. Người lao động hưởng lương tháng được trả lương tháng 1 lần hoặc nửa tháng 1 lần. Thời điểm trả lương do hai bên thỏa thuận và được ấn định vào 1 thời điểm cố định trong tháng. Người lao động hưởng lương theo sản phẩm, theo khoán được trả lương theo thỏa thuận của hai bên, nếu công việc phải làm trong nhiều tháng thì hằng tháng được tạm ứng tiền theo khối lượng công việc đã làm trong tháng.

Thời hiệu khiếu nại việc công ty không trả lương đúng hạn là bao lâu?

Về thời hiệu khiếu nại: Thời hiệu khiếu nại lần đầu với công ty là 180 ngày kể từ ngày bạn biết được hành vi không được trả lương thử việc.

Hình thức khiếu nại công ty không trả lương hiện nay như thế nào?

Về hình thức khiếu nại. Người lao động có thể lựa chọn 1 trong 2 hình thức khiếu nại sau đây:
– Khiếu nại bằng hình thức gửi đơn: Đơn khiếu nại gồm các nội dung ngày, tháng, năm khiếu nại; tên, địa chỉ của người khiếu nại; tên, địa chỉ của cơ quan, tổ chức, cá nhân bị khiếu nại; nội dung, lý do khiếu nại, tài liệu liên quan đến nội dung khiếu nại (nếu có) và yêu cầu giải quyết khiếu nại. Trong trường hợp này, bạn cần nộp bản sao hợp đồng thử việc, kèm giấy tờ chứng minh bạn chưa được nhận lương.
– Khiếu nại bằng hình thức trực tiếp: người tiếp nhận khiếu nại hướng dẫn người khiếu nại viết đơn khiếu nại hoặc người tiếp nhận khiếu nại ghi lại đầy đủ nội dung khiếu nại như trên và yêu cầu người khiếu nại ký tên hoặc điểm chỉ vào văn bản.

5/5 - (1 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm