Mẫu hợp đồng cắm mốc ranh giới thửa đất liền kề mới năm 2023

bởi TranQuynhTrang
Mẫu hợp đồng cắm mốc ranh giới thửa đất liền kề mới năm 2023

Hiện nay khi xã hội ngày càng phát triển thì theo đó có nảy sinh ra nhiều tranh chấp đất đai và ranh giới đất đai là một vấn đề được quan tâm chú trọng hiện nay. Khi việc xác định ranh giới giữa các thửa đất không được rõ rằng sẽ dẫn đến nhiều vấn đề tranh chấp, lấn chiếm phát sinh. Chính vì lẽ đó, mẫu hợp đồng cắm mốc ranh giới thửa đất liền kề được sử dụng tới. Tại nội dung bài viết dưới đây, LSX sẽ chia sẻ đến bạn đọc mẫu hợp đồng này và quy định pháp luật về việc xác định ranh giới thửa đất, hi vọng bài viết hữu ích với bạn đọc.

Căn cứ pháp lý

Ranh giới thửa đất là gì?

Thửa đất được xác định theo phạm vi quản lý, sử dụng của một người sử dụng đất hoặc của một nhóm người cùng sử dụng đất hoặc của một người được nhà nước giao quản lý đất; có cùng mục đích sử dụng theo quy định của pháp luật về đất đai.

Ranh giới thửa đất là đường gấp khúc tạo bởi các cạnh thửa nối liền, bao khép kín phần diện tích thuộc thửa đất đó. Đường ranh giới thửa đất là căn cức xác định phạm vi quyền sử dụng của chủ sở hữu thửa đất đó đối với các chủ sở hữu thừa đất liền kề.

Mốc giới thửa đất (hay còn gọi là đỉnh thửa đất) là các điểm gấp khúc trên đường ranh giới thửa đất, khi nối các điểm này lại sẽ tạo thành ranh giới thửa đất khép kín. Theo quy định của Bộ luật dân sự 2015 thì mốc giới được thể hiện dưới dạng là cột mốc, hàng rào, trồng cây, xây tường trên ranh giới và việc này do các bên có thửa đất ở cạnh nhau thỏa thuận lựa chọn.

Như vậy, ranh giới thửa đất và mốc giới thửa đất về cơ bản là yếu tố cần được thể hiện trên bản đồ thửa để xác định phạm vi quyền sử dụng đất của một chủ thể nào đó đối với thửa đất đó trong mối quan hệ với các thửa đất liền kề.

Vì sao cần xác định mốc ranh giới thửa đất liền kề?

Ranh giới thửa đất được thể hiện chính xác là cơ sở để xác định phạm vi sử dụng đất của đối tượng có quyền sử dụng thửa đất đó, là cơ sở để giải quyết tranh chấp do hành vi lấn chiếm. Nếu không xác định cụ thể ranh giới của các thửa đất gần kề nhau thì sẽ không thể quản lý được phạm vi quyền của các đối tượng có quyền sử dụng đất tới đâu, cũng sẽ không có cơ sở để giải quyết tranh chấp phát sinh khi có hành vi lấn, chiếm.

Trên thực tế việc xác định ranh giới thửa đất được thực hiện trong nhiều tình huống khác nhau. Đó có thể là khi cơ quan nhà nước cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lần đầu, đó có thể là khi người sử dụng đất yêu cầu xác định để thực hiện các quyền như chuyển nhượng, tặng cho, giải quyết tranh chấp. Thủ tục tiến hành xác định ranh giới thửa đất thực hiện theo quy định pháp luật, nhưng tùy mục đích và chủ thể yêu cầu mà văn bản ghi nhận ranh giới, mốc giới thửa đất sẽ được thể hiện khác nhau.

Trường hợp phục vụ cho việc lập bản đồ địa chính thì kết quả của quá trình xác định ranh giới thửa đất sẽ là lập Bản mô tả ranh giới, mốc giới thửa đất (theo mẫu Phụ lục 11 ban hành tại Thông tư 25/2014/TT-BTNMT).

Trường hợp phục vụ nhu cầu của người sử dụng đất để thực hiện các thủ tục như chuyển nhượng, tặng cho, hay giải quyết tranh chấp thì kết quả ghi nhận việc xác định ranh giới, mốc giới thửa đất thường được lập thành Biên bản xác định ranh giới, mốc giới thửa đất theo hiện trạng sử dụng. Biên bản xác định ranh giới, mốc giới thửa đất thì không được văn bản pháp luật đất đai nào hướng dẫn chi tiết về nội dung.

Mẫu hợp đồng cắm mốc ranh giới thửa đất liền kề mới năm 2023
Mẫu hợp đồng cắm mốc ranh giới thửa đất liền kề mới năm 2023

Thẩm quyền xác nhận thoả thuận ranh giới thửa đất thuộc về cơ quan nào?

Căn cứ theo Điều 5 Nghị định 43/2014/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều, khoản của Luật Đất đai và Nghị định 01/2017/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số nghị định quy định chi tiết thi hành Luật Đất đai thì văn phòng đăng ký đất đai là nơi nộp biên bản thỏa thuận ranh giới đất :

  • Văn phòng đăng ký đất đai có chức năng thực hiện đăng ký đất đai và tài sản gắn liền với đất; cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất đối với trường hợp được ủy quyền theo quy định; xây dựng, quản lý, cập nhật, đo đạc, chỉnh lý thống nhất hồ sơ địa chính và cơ sở dữ liệu đất đai; thống kê, kiểm kê đất đai; cung cấp thông tin đất đai theo quy định cho các tổ chức, cá nhân có nhu cầu và thực hiện các dịch vụ khác trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ phù hợp với năng lực theo quy định của pháp luật;
  • Văn phòng đăng ký đất đai có chi nhánh tại các quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh. Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai được thực hiện chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của Văn phòng đăng ký đất đai theo quyết định của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh;

Tải xuống mẫu hợp đồng cắm mốc ranh giới thửa đất liền kề

Loader Loading…
EAD Logo Taking too long?

Reload Reload document
| Open Open in new tab

Download [14.01 KB]

Hướng dẫn mẫu hợp đồng cắm mốc ranh giới thửa đất liền kề

– Phần mở đầu:

+ Ghi đầy đủ các thông tin bao gồm Quốc hiệu, tiêu ngữ.

+ Tên biên bản cụ thể là biên bản xác định ranh giới mốc giới thửa đất.

– Phần nội dung chính của biên bản:

+ Thông tin về địa điểm về thời gian tiến hành đo đạc xác định ranh giới thửa đất.

+ Thông tin về chủ thể là chủ sở hữu thửa đất.

+ Thông tin về thành phần tham dự.

+ Nội dung đo dạc.

– Phần cuối biên bản:

+ Ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu của đại diện UBND xã.

+ Ghi rõ ý kiến, Ký và ghi rõ họ tên của đại diện cán bộ địa chính xã.

+ Ghi rõ ý kiến, Đóng dấu, ký và ghi rõ họ tên của đơn vị đo đạc.

+ Ghi rõ ý kiến, Ký và ghi rõ họ tên của chủ sở hữu thửa đất.

+ Ghi rõ ý kiến, Ký và ghi rõ họ tên của chủ sở hữu/ Người quản lý thửa đất liền kề.

+ Ghi rõ ý kiến, Ký và ghi rõ họ tên của chủ sở hữu/ Người quản lý thửa đất liền kề.

+ Ghi rõ ý kiến, Ký và ghi rõ họ tên của chủ sở hữu/ Người quản lý thửa đất liền kề.

Mời bạn xem thêm bài viết:

Thông tin liên hệ:

Vấn đề “Mẫu hợp đồng cắm mốc ranh giới thửa đất liền kề mới năm 2023” đã được chúng tôi cung cấp qua thông tin bài viết trên. Luật sư X luôn có sự hỗ trợ nhiệt tình từ các chuyên viên tư vấn pháp lý, quý khách hàng có vướng mắc hoặc nhu cầu sử dụng dịch vụ pháp lý liên quan như là Mẫu biên bản hủy hóa đơn điện tử, vui lòng liên hệ đến hotline 0833102102 Chúng tôi sẽ giải quyết các khúc mắc của khách hàng, làm các dịch vụ một cách nhanh chóng, dễ dàng, thuận tiện.

Câu hỏi thường gặp:

Xác định ranh giới đất đang có tranh chấp như thế nào?

Ranh giới thửa đất được xác định theo hiện trạng đang sử dụng, quản lý và chỉnh lý theo kết quả cấp Giấy chứng nhận, bản án của tòa án có hiệu lực thi hành, kết quả giải quyết tranh chấp của cấp có thẩm quyền, các quyết định hành chính của cấp có thẩm quyền có liên quan đến ranh giới thửa đất.

Cơ quan nào có thẩm quyền giải quyết tranh chấp ranh giới thửa đất liền kề?

Theo quy định tại Điều 202, 203 Luật Đất đai năm 2013:
Một là Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có thẩm quyền giải quyết tranh chấp bằng con đường hòa giải tại cơ sở.
Hai là Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và cấp huyện có thẩm quyền đối với trường hợp đương sự không có các giấy tờ liên quan đến đất đai. Tuy nhiên, Chủ tịch Ủy ban cấp tỉnh có thẩm quyền đối với tranh chấp mà một bên là tổ chức, cơ sở tôn giáo, người Việt Nam định cư nước ngoài và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Các trường hợp tranh chấp giữa hộ gia đình, cá nhân và cộng đồng dân cư thì thuộc thẩm quyền của Chủ tịch Ủy ban cấp huyện.
Ba là Tòa án nhân dân nếu đương sự nộp đơn khởi kiện.

Án phí khi giải quyết tranh chấp ranh giới thửa đất tại Toà án là bao nhiêu?

Nếu giá trị miếng đất tranh chấp từ 6.000.000 đồng trở xuống: Án phí là 300.000 đồng
– Nếu giá trị miếng đất tranh chấp từ trên 6.000.000 đồng đến 400.000.000 đồng: Án phí là 5% giá trị tài sản có tranh chấp.
– Nếu giá trị miếng đất tranh chấp từ trên 400.000.000 đồng đến 800.000.000 đồng: Án phí là 20.000. 000 đồng + 4% của phần giá trị tài sản có tranh chấp vượt quá 400.000.000 đồng
– Nếu giá trị miếng đất tranh chấp từ trên 800.000.000 đồng đến 2.000.000.000 đồng: Án phí là 36.000.000 đồng + 3% của phần giá trị tài sản có tranh chấp vượt 800.000.000 đồng
– Nếu giá trị miếng đất tranh chấp từ trên 2.000.000.000 đồng đến 4.000.000.000 đồng: Án phí là72.000.000 đồng + 2% của phần giá trị tài sản có tranh chấp vượt 2.000.000.000 đồng
– Nếu giá trị miếng đất tranh chấp từ trên 4.000.000.000 đồng: Án phí là 112.000.000 đồng + 0,1% của phần giá trị tài sản tranh chấp vượt 4.000.000.000 đồng.

5/5 - (1 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm