Hợp đồng vay tiền thế chấp sổ đỏ là sự thoả thuận giữa các bên, trong đó bên sử dụng đất (bên thế chấp) dùng quyền sử dụng đất của mình để đảm bảo thực hiện các nghĩa vụ trong hợp đồng vay với bên cho vay tiền (bên nhận thế chấp) trong một thời hạn nhất định. Cùng tìm hiểu về mẫu hợp đồng vay tiền thế chấp sổ đỏ qua bài viết dưới đây của Luật sư X.
Các loại đất được thế chấp vay tiền
Theo Điều 22 Luật Đất đai 2013, hộ gia đình, các cá nhân sử dụng đất nông nghiệp, đất lâm nghiệp để trồng rừng được quyền thế chấp quyền sử dụng đất để vay vốn tại Ngân hàng Việt Nam hoặc tại các tổ chức tín dụng ở Việt Nam do Nhà nước cho phép thành lập.
Mục đích vay vốn khi thế chấp đất nông nghiệp, đất trồng rừng cũng được pháp luật quy định rất chặt chẽ. Theo đó, người thế chấp chỉ được thế chấp đất này để vay vốn phục vụ cho việc sản xuất nông nghiệp, mà không phải là thế chấp cho sản xuất, kinh doanh nói chung hoặc thế chấp để tiêu dùng. Pháp luật đã quy định chặt chẽ như vậy để đảm bảo việc sử dụng các loại đất này đúng mục đích nhất có thể, từ đó, tạo điều kiện cho việc phát triển nông nghiệp, lâm nghiệp.
Hộ gia đình, các cá nhân cũng được sử dụng đất ở được thế chấp sổ đỏ với các tổ chức kinh tế cá nhân Việt Nam ở trong nước để phục vụ nhu cầu sản xuất và đời sống.
Như vậy, đất ở được thế chấp với nhiều đối tượng và để phục vụ nhiều mục đích hơn so với đất nông nghiệp, đất lâm nghiệp để trồng rừng. Hay nói cách khác là hộ gia đình, các cá nhân sử dụng đất ở khi có nhu cầu vay vốn để sản xuất kinh doanh hoặc để xây dựng, cải tạo nhà ở, thì ngoài việc thế chấp sổ đỏ tại Ngân hàng Việt Nam, tại các tổ chức tín dụng do Nhà nước thành lập thì các cá nhân, hộ gia đình còn được thế chấp đất ở tại các doanh nghiệp như doanh nghiệp tư nhân, công ty TNHH, công ty cổ phần, thậm chí là thế chấp với cả các cá nhân Việt Nam ở trong nước để vay vốn.
Mẫu hợp đồng vay tiền thế chấp sổ đỏ
Xem trước và tải xuống hợp đồng vay tiền thế chấp sổ đỏ:
Hồ sơ công chứng hợp đồng thế chấp sổ đỏ
Theo quy định tại điểm a khoản 3 Điều 167 Luật Đất đai 2013 thì hợp đồng thế chấp quyền sử dụng đất (chỉ có nhà), hợp đồng thế chấp quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất (có cả nhà và đất) phải được công chứng. Căn cứ Điều 40, 41 Luật Công chứng 2014 thì hồ sơ yêu cầu công chứng gồm các tài liệu sau:
– Phiếu yêu cầu công chứng;
– Bản sao các giấy tờ tùy thân như CMND/CCCD/Hộ chiếu của các bên trong hợp đồng thế chấp;
– Bản sao Giấy chứng nhận QSDĐ;
– Giấy tờ chứng minh tình trạng tài sản chung, tài sản riêng;
– Dự thảo hợp đồng thế chấp sổ đỏ (nếu có);
– Văn bản ủy quyền nếu có.
Thủ tục công chứng hợp đồng thế chấp sổ đỏ
Quy trình công chứng hợp đồng thế chấp sổ đỏ được thực hiện như sau:
Bước 1: Nộp hồ sơ
Người yêu cầu công chứng hoàn thiện và nộp hồ sơ trực tiếp tại Phòng công chứng hoặc Văn phòng công chứng nơi có trụ sở tại tỉnh nơi có nhà đất dùng thế chấp.
Bước 2: Tiếp nhận và kiểm tra hồ sơ
Nếu người yêu cầu công chứng nộp một bộ hồ sơ đầy đủ, phù hợp với quy định của pháp luật thì công chứng viên của văn phòng công chứng tiếp nhận và chuyển sang bước sau. Trường hợp hồ sơ yêu cầu công chứng chưa đầy đủ, chưa phù hợp với quy định của pháp luật thì công chứng viên ghi phiếu hướng dẫn cụ thể các giấy tờ cần bổ sung và yêu cầu bổ sung.
Nếu hồ sơ yêu cầu công chứng không đầy đủ cơ sở pháp lý để giải quyết thì công chứng viên từ chối tiếp nhận hồ sơ và giải thích rõ lý do tại sao từ chối tiếp nhận với người yêu cầu công chứng.
Bước 3: Soạn thảo và ký hợp đồng
– Soạn thảo hợp đồng
Trong trường hợp, hợp đồng thế chấp cần công chứng đã được người yêu cầu công chứng soạn thảo sẵn thì công chứng viên sau khi tiếp nhận hồ sơ phải kiểm tra dự thảo hợp đồng. Nếu trong dự thảo hợp đồng này có điều khoản vi phạm pháp luật, điều khoản trái đạo đức xã hội hoặc nội dung của hợp đồng không phù hợp thì công chứng viên phải chỉ rõ cho người có yêu cầu công chứng để họ sửa đổi nội dung hợp đồng. Trường hợp người yêu cầu công chứng không sửa đổi nội dung các điều khoản trên thì công chứng viên có quyền từ chối không công chứng hợp đồng.
Nếu người yêu cầu công chứng không chuẩn bị sẵn dự thảo hợp đồng thế chấp và người này có đề nghị công chứng viên soạn thảo hợp đồng thì công chứng viên soạn thảo theo thỏa thuận của các bên.
– Soát thông tin và ký
Người yêu cầu công chứng tự đọc lại hoặc nếu người yêu cầu công chứng đề nghị thì công chứng viên đọc cho người yêu cầu công chứng nghe dự thảo của hợp đồng thế chấp. Trường hợp người yêu cầu công chứng có yêu cầu về việc sửa đổi hoặc bổ sung nội dung của hợp đồng thì công chứng viên xem xét đề nghị và thực hiện việc sửa đổi, bổ sung nội dung hợp đồng.
Sau khi người yêu cầu công chứng đồng ý toàn bộ nội dung có trong dự thảo hợp đồng, công chứng viên sẽ hướng dẫn họ ký vào từng trang của hợp đồng.
Bước 4: Ký chứng nhận
Công chứng viên yêu cầu người yêu cầu công chứng xuất trình bản chính của các giấy tờ trong hồ sơ theo quy định để thực hiện đối chiếu trước khi ghi lời chứng và ký vào từng trang của hợp đồng. Sau đó, công chứng viên chuyển hồ sơ tới bộ phận thu phí của văn phòng công chứng.
Bước 5: Trả kết quả
Bộ phận thu phí của phòng công chứng hoàn tất việc thu phí công chứng, thù lao công chứng và chi phí khác theo quy định của pháp luật, đóng dấu và hoàn trả lại hồ sơ yêu cầu công chứng.
Mời bạn xem thêm:
Thông tin liên hệ
Trên đây là những vấn đề liên quan đến “Mẫu hợp đồng vay tiền thế chấp sổ đỏ năm 2022“. Luật sư X tự hào sẽ là đơn vị hàng đầu hỗ trợ mọi vấn đề cho khách hàng liên quan đến tư vấn pháp lý về tra cứu quy hoạch xây dựng. Nếu Quý khách hàng còn phân vân, hãy đặt câu hỏi cho Luật sư X thông qua số hotline 0833.102.102. Chúng tôi sẽ tiếp nhận thông tin và phản hồi nhanh chóng.
Hoặc qua các kênh sau:
- FB: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
Theo quy định tại Điều 343 Bộ luật dân sự 2015 thì việc thế chấp phải được lập thành văn bản. Đồng thời, văn bản này phải được chứng thực, công chứng và đăng ký tại cơ quan đăng ký đất đai theo quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều 4 Nghị định 102/2017/NĐ-CP.
Theo quy định tại Khoản 3 Điều 188 Luật Đất đai thì: “Việc chuyển đổi, chuyển nhượng quyền sử dụng đất, việc cho thuê/ cho thuê lại quyền sử dụng đất, việc thừa kế, tặng cho quyền sử dụng đất, việc thế chấp quyền sử dụng đất hay góp vốn bằng quyền sử dụng đất phải được đăng ký tại cơ quan đăng ký đất đai. Và việc này chỉ có hiệu lực kể từ thời điểm đăng ký vào sổ địa chính”.
Như vậy, hợp đồng thế chấp sổ đỏ có hiệu lực kể từ thời điểm được đăng ký vào sổ địa chính.
Căn cứ Điều 168 Luật Đất đai 2013, thời điểm để có thể mang quyền sử dụng đất thế chấp vay vốn ngân hàng là khi người sử dụng đất đã được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Nếu người sử dụng đất chậm thực hiện nghĩa vụ tài chính hoặc được ghi nợ nghĩa vụ tài chính đối với nhà nước thì phải thực hiện xong nghĩa vụ tài chính trước khi thực hiện việc thế chấp.