Xin chào Luật sư, tôi có thắc mắc muốn nhờ luật sư tư vấn giúp. Cụ thể là vào khoảng năm 2018, tôi có vay ngân hàng số tiền là 25 triệu, tôi có trả lãi cho ngân hàng được 8 tháng nhưng sau đó làm ăn gập khó khăn nhưng chưa trả nợ được. Gần đây, ben thu hồi nợ có liên tục gọi điện yêu cầu, thúc giục tôi trả nợ. Tôi thắc mắc rằng khi khách hàng có nghĩa vụ trả nợ nhưng không có khả năng trả nợ đúng hạn có quyền yêu cầu gia hạn thời hạn trả nợ không? Nếu được, tôi soạn thảo mẫu phụ lục gia hạn thời gian thanh toán như thế nào? Mong luật sư hỗ trợ, tôi xin cảm ơn.
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến Luật sư X, tại nội dung bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ giải đáp thắc mắc cho bạn. Hi vọng bài viết hữu ích với bạn đọc.
Căn cứ pháp lý
Phụ lục gia hạn hợp đồng là gì?
Trong Bộ luật Dân sự 2015 không có quy định về khái niệm của phụ lục gia hạn hợp đồng mà chỉ quy định về phụ lục hợp đồng.
Để hiểu rõ hơn về phụ lục gia hạn hợp đồng bạn đọc có thể tham khảo khái niệm dưới đây:
Phụ lục gia hạn hợp đồng là văn bản kèm theo hợp đồng quy định về vấn đề kéo dài hoặc gia hạn thêm thời gian thực hiện cho hợp đồng gốc dựa trên sự thỏa thuận của 2 bên ký kết phụ lục gia hạn hợp đồng.
Quy định về phụ lục gia hạn hợp đồng
Chủ thể phụ lục gia hạn hợp đồng
Về chủ thể của phụ lục gia hạn hợp đồng, bản chất của phụ lục gia hạn hợp đồng là văn bản kèm theo bổ sung cho hợp đồng gốc nên chủ thể của hợp đồng gốc sẽ đồng thời là chủ thể của phụ lục gia hạn hợp đồng.
Chủ thể của phụ lục gia hạn hợp đồng có thể là cá nhân hoặc pháp nhân có đầy đủ năng lực chủ thể đã tham gia ký kết hợp đồng gốc trước đó.
Nội dung phụ lục gia hạn hợp đồng
Hiệu lực và nội dung của nó phụ thuộc hoàn toàn vào hợp đồng gốc và sự thỏa thuận của hai bên tham gia ký kết nên khi xác lập phụ lục, phải căn cứ vào nội dung của hợp đồng ban đầu.
Vậy nội dung của phụ lục gia hạn sẽ quy định về những điều khoản nhằm kéo dài thời hạn thực hiện hợp đồng thêm một thời hạn theo sự thỏa thuận của các bên.
Ngoài ra, phụ lục có thể quy định thêm một số vấn đề khác.nhưng không được trái với nội dung của hợp đồng.
Trường hợp phụ lục hợp đồng có điều khoản trái với nội dung của điều khoản trong hợp đồng thì điều khoản này không có hiệu lực.
Nếu các bên chấp nhận phụ lục hợp đồng có điều khoản trái với điều khoản trong hợp đồng thì coi như điều khoản đó trong hợp đồng đã được sửa đổi.
Hình thức phụ lục gia hạn hợp đồng
Vì phụ lục hợp đồng là một bộ phận không thể tách rời của hợp đồng nên hình thức của phụ lục hợp đồng sẽ phụ thuộc vào hình thức của hợp đồng gốc.
Ví dụ hình thức của hợp đồng gốc là được lập thành văn bản và có công chứng thì phụ lục của hợp đồng đó cũng phải được lập thành văn bản và có công chứng.
Khách hàng có nghĩa vụ trả nợ nhưng không có khả năng trả nợ đúng hạn có quyền yêu cầu gia hạn thời hạn trả nợ không?
Theo Điều 19 Thông tư 39/2016/TT-NHNN quy định cơ cấu lại thời hạn trả nợ như sau:
“Tổ chức tín dụng xem xét quyết định việc cơ cấu lại thời hạn trả nợ trên cơ sở đề nghị của khách hàng, khả năng tài chính của tổ chức tín dụng và kết quả đánh giá khả năng trả nợ của khách hàng, như sau:
1. Khách hàng không có khả năng trả nợ đúng kỳ hạn nợ gốc và/hoặc lãi tiền vay và được tổ chức tín dụng đánh giá là có khả năng trả đầy đủ nợ gốc và/hoặc lãi tiền vay theo kỳ hạn trả nợ được điều chỉnh, thì tổ chức tín dụng xem xét điều chỉnh kỳ hạn trả nợ gốc và/hoặc lãi tiền vay đó phù hợp với nguồn trả nợ của khách hàng; thời hạn cho vay không thay đổi.
2. Khách hàng không có khả năng trả hết nợ gốc và/hoặc lãi tiền vay đúng thời hạn cho vay đã thỏa thuận và được tổ chức tín dụng đánh giá là có khả năng trả đầy đủ nợ gốc và/hoặc lãi tiền vay trong một khoảng thời gian nhất định sau thời hạn cho vay, thì tổ chức tín dụng xem xét cho gia hạn nợ với thời hạn phù hợp với nguồn trả nợ của khách hàng.
3. Việc cơ cấu lại thời hạn trả nợ được thực hiện trước hoặc trong thời hạn 10 (mười) ngày kể từ ngày đến kỳ hạn, thời hạn trả nợ đã thỏa thuận.”
Theo đó, trường hợp anh/chị không có khả năng trả hết nợ gốc và/hoặc lãi tiền vay đúng thời hạn cho vay đã thỏa thuận và được tổ chức tín dụng đánh giá là có khả năng trả đầy đủ nợ gốc và/hoặc lãi tiền vay trong một khoảng thời gian nhất định sau thời hạn cho vay, thì tổ chức tín dụng xem xét cho gia hạn nợ với thời hạn phù hợp với nguồn trả nợ của khách hàng.
Xử lý việc không trả nợ đúng hạn trong hợp đồng vay tài sản theo quy định hiện nay
Căn cứ tại Điều 12 Nghị quyết 01/2019/NQ-HĐTP về xử lý việc không trả nợ đúng hạn trong hợp đồng vay tài sản:
“1. Hợp đồng vay tài sản có thỏa thuận xử lý đối với hành vi không trả nợ đúng hạn của bên vay thì Tòa án xem xét, quyết định theo nguyên tắc chỉ xử lý một lần đối với mỗi hành vi không trả nợ đúng hạn.
2. Hợp đồng vay tài sản vừa có thỏa thuận phạt vi phạm, vừa có thỏa thuận lãi trên nợ gốc quá hạn hoặc hình thức khác áp dụng đối với hành vi không trả nợ đúng hạn của bên vay thì Tòa án căn cứ quy định tương ứng của Bộ luật Dân sự, Luật Các tổ chức tín dụng và văn bản quy phạm pháp luật quy định chi tiết, hướng dẫn áp dụng Bộ luật Dân sự, Luật Các tổ chức tín dụng tại thời điểm xác lập hợp đồng, thời điểm tính lãi suất để xem xét, quyết định xử lý đối với hành vi không trả nợ đúng hạn theo nguyên tắc hướng dẫn tại khoản 1 Điều này.”
Tải xuống mẫu phụ lục gia hạn thời gian thanh toán mới năm 2023
Thông tin liên hệ:
Trên đây là nội dung liên quan đến vấn đề “Mẫu phụ lục gia hạn thời gian thanh toán cập nhật mới năm 2023“. Nếu quý khách hàng đang có bất kỳ băn khoăn hay thắc mắc sẽ được tư vấn pháp lý về Ly hôn nhanh Bắc Giang cần được giải đáp, các Luật sư, luật gia chuyên môn sẽ tư vấn, giúp đỡ tận tình, hãy gọi cho chúng tôi qua số hotline 0833102102 để được tư vấn nhanh chóng, hiệu quả.
Mời bạn xem thêm:
- Mẫu hợp đồng làm việc theo giờ mới nhất hiện nay
- Mẫu hợp đồng lao động mới nhất
- Mẫu hợp đồng lao động không thời hạn năm 2023
Câu hỏi thường gặp:
Hợp đồng vay tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên cho vay giao tài sản cho bên vay; khi đến hạn trả, bên vay phải hoàn trả cho bên cho vay tài sản cùng loại theo đúng số lượng, chất lượng và chỉ phải trả lãi nếu có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định. (Theo Điều 463 Bộ luật Dân sự 2015)
Hợp đồng mượn tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên cho mượn giao tài sản cho bên mượn để sử dụng trong một thời hạn mà không phải trả tiền, bên mượn phải trả lại tài sản đó khi hết thời hạn mượn hoặc mục đích mượn đã đạt được. (Theo Điều 494 Bộ luật Dân sự 2015)
Hợp đồng dịch vụ là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên cung ứng dịch vụ thực hiện công việc cho bên sử dụng dịch vụ, bên sử dụng dịch vụ phải trả tiền dịch vụ cho bên cung ứng dịch vụ. (Theo Điều 513 Bộ luật Dân sự 2015)